NỖI ĂN NĂN VÔ TẬN...
"Này người Uyghur khốn khổ, thức dậy đi từ cơn ngủ đã dài
Người còn gì đâu ngoài mạng sống mỏng manh
Nếu không tự cứu khỏi cái chết
Phút tàn sinh sẽ chẳng còn bao lâu nữa
Hãy mở to mắt nhìn quanh,
Tương lai sẽ ra sao
Nếu lỡ dịp may này vuột khỏi tầm tay
Mai này sẽ chỉ là một nỗi ăn năn vô tận..."
Người còn gì đâu ngoài mạng sống mỏng manh
Nếu không tự cứu khỏi cái chết
Phút tàn sinh sẽ chẳng còn bao lâu nữa
Hãy mở to mắt nhìn quanh,
Tương lai sẽ ra sao
Nếu lỡ dịp may này vuột khỏi tầm tay
Mai này sẽ chỉ là một nỗi ăn năn vô tận..."
(Thơ Abduhalik)
...
Bức ảnh dưới đây được chụp hoàn toàn tình cờ, nhưng trạng thái cảm xúc "buồn bã - cô đơn - tuyệt vọng" của hai thế hệ Ông & Cháu... đã nói lên được nỗi lòng của dân tộc Uyghur.
Ông râu trắng xoá kề cận bên mái tóc cháu còn xanh. Giống nhau chăng là sự bất an, cái nhìn của người ông chịu đựng đầy nghi ngại và bé gái tí teo đã bậm môi đẫm căm hờn.
Người Uyghur - tức Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) - đã từng là một Quốc gia - Dân tộc độc lập. Nhưng, chỉ một giai đoạn ông cha họ sống hèn hạ, yếu đuối, u mê & ích kỷ... con cháu họ ngày nay đã mãi mãi sống trong "tăm tối ngục tù" dưới ách đô hộ & đồng hóa của Trung cộng.
Dưới ách thống trị của Trung cộng, dù mang cái tên gọi mỹ miều là "khu tự trị", nhưng dân tộc họ (cũng như các dân tộc nhược tiểu khác) đều bị đồng hóa, bóc lột, đàn áp tra tấn giết hại triệt để & tàn bạo. Hiện các dân tộc này bị "giảm dân số" (cả về cơ học và xã hội học) một cách đều đặn, từ từ. Con cháu họ bị triệt tiêu cả về thể chất lẫn tinh thần; mất hết sức phản kháng, sức chiến đấu, và cạn mòn ý thức chống lại sự đô hộ đồng hóa...
Tác giả đoạn thơ đau đớn nói trên, là một thi sĩ người Uyghur, tên Abduhalik Uyghur. Ông "hấp thụ" cả nền học vấn: Islam, Trung Hoa, Ả Rập, Ba Tư và Liên Sô. Abduhalik làm rất nhiều bài thơ nhằm đánh thức ý thức tự tôn dân tộc của người Uyghur, trước nguy cơ bị Trung cộng tiêu diệt.
Bài thơ này có tên "Oyghan" (tên tiếng Anh là "Wake Up", nghĩa là "Hãy Thức Dậy"), do ông sáng tác năm 20 tuổi. Hầu hết thơ của Abduhalik hướng đến đánh thức lòng tự trọng của Dân tộc mình, không gục mặt xin xỏ lặt vặt: “xin cho tôi một thoáng rượu cay”; hay thở dài than ngắn “một ngàn năm nô lệ giặc Tầu”... như thơ văn và ý thức của rất đông "những ai kia" - trí thức văn sĩ xứ sở Đông Nam Á bệnh phu nhược tiểu tiện quốc.
Tác giả bài thơ, Abduhalik, đã bị CQ Trung cộng giết vào năm 32 tuổi. Con cháu dân Duy Ngô Nhĩ vẫn đang rên xiết trong máu và tang tóc để đòi quyền làm NGƯỜI, quyền SỐNG và quyền Tự do... ngay trên quê hương họ.
Hết.
Comments
Post a Comment