FB Trương Nhân Tuấn☆(Ba Sàm) – Vấn đề “hòa giải” giữa VN và Mỹ bắt đầu được bàn luận, qua trường hợp Bob Kerrey, nhưng chỉ mới đơn thuần trên vấn đề “đạo đức”. Mà thực ra vấn đề pháp lý mới đóng vai trò trung tâm.
Bìa sách hồi ký của Bob Kerrey:
“Khi tôi còn là một chàng trai trẻ”
Chiến tranh Việt Nam đến nay vẫn còn tranh cãi về “cái tên”. Tức là phương diện “pháp lý” (jus ad bellum – jus in bello) vẫn còn nhiều điều phức tạp, chưa ngả ngũ.
Đối với phía Hoa Kỳ, chiến tranh VN là một cuộc chiến “quốc tế”. Hai bên VNDCCH và VNCH là hai “quốc gia” đúng nghĩa. Trên tinh thần này, Hoa Kỳ sử dụng quyền “tự vệ tập thể chính đáng” của quốc gia VNCH. Bởi vì VNDCCH đã “xâm lăng” VNCH. Đồng thời, hiện nay ai cũng biết, thực thể MTGPMN chỉ là cách tay nối dài của miền bắc. Toàn thể nhân sự lãnh đạo MTGPMN đều nằm trong đảng CSVN.
Trên tinh thần này Bob Kerrey là “thủ phạm” của vụ thảm sát Thạnh Phong (Bến Tre), nhưng Bob Kerrey chỉ chịu trách nhiệm hình sự trước pháp quyền của VNCH mà thôi. VNDCCH là “quốc gia khác”, không có thẩm quyền đối với những người dân miền Nam (kể cả “quyền” về “đạo đức”).
Cuối cùng Hoa Kỳ rút quân, theo tinh thần của Hiệp định Paris 1973.
Theo Hiệp định này Hoa Kỳ nhìn nhận nội dung Hiệp định Genève 1954. Theo đó chỉ có “một nước VN duy nhứt, thống nhứt ba miền”. Tức là, theo quan điểm này thì Hoa Kỳ thua cuộc chiến tranh, phải nhìn nhận VN là một quốc gia duy nhứt.
Dầu vậy, đứng trên quan điểm này, các vụ thảm sát Mỹ Lai hay Thạnh Phong, phía có thẩm quyền về dân chúng và lãnh thổ vẫn là VNCH. Nước VN (duy nhứt đó) có hai thực thể chính trị : VNDCCH và VNCH, lần lượt là hai thực thể chính trị được sinh ra (quốc tế nhìn nhận) từ Hiệp định Genève 1954.
VN hôm nay đã được thống nhứt, nhưng nước CHXHCNVN vẫn chưa “kế thừa” các di sản của VNCH, vì vậy khó có thể lên tiếng đòi hỏi những vấn đề (pháp lý) liên quan đến VNCH trước kia.
Mặt khác, một điều ước của hiệp định 1973 qui định rằng dân tộc miền Nam giữ được quyền “dân tộc tự quyết” để quyết định chế độ chính trị.
Nhiều nhà luật học cho rằng tinh thần của điều ước này khẳng định VNCH là một “quốc gia”. Vì chỉ trong một “quốc gia” dân tộc mới có “quyền” về “tự quyết”.
Tức là, quan điểm luật học (jus ad bellum – jus in bello), Hoa Kỳ vẫn đúng (khi can thiệp vũ lực vào VN).
Vấn đề đặt ra là chúng ta có chấp nhận vai trò của Bob Kerry (một “tội phạm” trong chiến tranh), điều khiển trường Đại học Fulbright (FUV) hay không ?
Theo thiển ý của tôi, mặc dầu đây là một trường hợp “đạo đức” hết sức tế nhị, nhưng vai trò của Bob Kerrey chỉ “đóng khung” ở phương diện “kinh tài” cho trường, chớ không liên quan đến việc “giáo dục”. Mà ta thấy quá trình “hàn gắn vết thuơng chiến tranh” của ông này, bằng các phương tiện vật chất, hay với những nỗ lực thường xuyên của cá nhân ông này nhằm thúc đẩy quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ. Theo tôi đã là lời xin lỗi chân thành và cụ thể nhứt.
Ta có thể đòi hỏi gì ở Bob Kerrey để VN có lợi hơn? Vấn đề pháp lý (đã nói trên) sẽ rào bọc khiến VN khó có thể làm một cái gì đó đối với ông này.
Theo tôi, một người khác, không phải Bob Kerrey, lên nắm FUV, chưa chắc trường này có đủ tài chánh dồi dào để có thể mời những giáo sư danh tiếng, để có thể bảo đảm “chất lượng” cho những sinh viên đào tạo sau này.
Lê Nguyên Thành (Ba Sàm) – Trong bài “Hồ Chí Minh, chân dung một nửa con người”, đăng trên trang mạng Dân Luận ngày 17/5/2016, tác giả Thành Lê nói khi được biết bà Nguyễn Thị Năm, người phụ nữ yêu nước đã bị giết oan trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào năm 1953, anh đã bị sốc đối với Bác Hồ, người mà anh cũng như rất nhiều bạn anh thuộc thế hệ sinh ra trong khoảng thập kỷ 1990 ở miền Bắc lấy làm thần tượng của mình.
Bác khóc sau khi giết nhiều mạng người
trong cải cách ruộng đất. Ảnh: internet
Cuộc cải cách ruộng đất này đã xảy ra vào 63 năm về trước. Rất nhiều bạn trẻ, nhất là các bạn sinh ra và lớn lên ở miền Nam không biết đến những thời khắc kinh hoàng này.
Ngày 08/9/2014 Viện bảo tàng lịch sử quốc gia tại Hanoi đã khai trương một triển lãm về cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, mang tên “Cải cách ruộng đất 1946-1957” và dự định kéo dài đến tháng 12 năm 2014. Nhưng triển lãm mở cửa được 4 ngày, đến sáng 12/9/2014 đã phải đóng cửa vì hầu hết người xem đều phản đối, cho rằng cuộc triển lãm này đã hoàn toàn xuyên tạc sự thật.
Vậy sự thật đã xảy ra như thế nào và Bác Hồ liên quan gì đến những tội ác đã xảy ra trong cuộc cải cách ruộng đất ấy?
***
Sau khi Bác Hồ sang gặp Bác Mao Trạch Đông vào cuối năm 1949, tiếp đó gặp Bác Stalin, Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc trong 3 năm, từ 1953 đến 1956, rồi phải sửa sai vào năm 1957. Cuộc cải cách ruộng đất thực hiện kèm theo cuộc chỉnh đốn tổ chức đảng, nhằm thành lập nền chuyên chính vô sản ở nông thôn, học theo mô hình “cải cách thổ địa” của Trung cộngthời kỳ 1946 – 1949.
*Mục đích của cuộc cải cách ruộng đất là xóa bỏ nền văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị coi là bóc lột, phản động (theo cách định nghĩa của Đảng lao động Việt Nam), địa chủ phản cách mạng, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập và kèm theo là chỉnh đốn tổ chức của đảng lao động.
*Với mục đích đó, cuộc cải cách ruộng đất có 5 nội dung:
1- Tịch thu tài sản, ruộng đất do người Pháp quản lý, của người di cư, của Việt gian theo Pháp bỏ lại.
2- Chia tài sản, ruộng đất cho tá điền
3- Cắt giảm địa tô.
4- Bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng đất
5- Phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến hoàn toàn thắng lợi.
* Chương trình hành động và chính sách của cuộc cải cách ruộng đất gồm:
1- Ban hành chương trình: Ngày 31/10/1952, Bác Hồ đã gửi “Chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam “cho Stalin để xin chỉ dẫn. Chương trình này được lưu trữ tại Cục lưu trữ quốc gia Nga, trong đó viết bằng tiếng Nga như sau: Đồng chí Stalin thân mến. Xin gửi Ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng Lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi, dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Thiếu Kỳ (TQ). Đề nghị Ngài xem xét và cho chỉ dẫn. Gửi lời chào cộng sản. Hồ Chí Minh, ngày 31/10/1952
2- Tháng 11/1953 Đảng LĐVN họp Hội nghị toàn quốc về cải cách ruộng đất. Theo báo cáo của ôngTrường chinh, Tổng bí thư đảng thì ở miền Bắc lúc đó địa chủ có khoảng 5% nhân số, chiếm trên 70% diện tích ruộng đất. Đường lối của Đảng LĐVN trong cải cách ruộng đất ở nông thôn là “dựa vào bần cố nông”. Cố nông được coi là giai cấp vô sản nông thôn, bần nông là nửa vô sản.
3- Ngày 4/12/1953 Quốc hội VNDCCH thông qua Dự luật cải cách ruộng đất số 197/HL. Ngày 19 tháng 12 năm 1953 Bác Hồ là Chủ tịch nước phê thuận, chính thức ban hành Luật cải cách ruộng đất
4- Lập Ban lãnh đạo CCRĐ ở trung ương, gồm:
– Phát động tư tưởng: do Bác Hồ đảm nhiệm
– Trưởng ban chỉ đạo: ông Trường Chinh
– Trưởng ban chỉ đạo thí điểm ở Thái Nguyên: Hoàng Quốc Việt
– Trưởng ban chỉ đạo thí điểm ở Nghệ An và Hà Tĩnh: Lê Văn Lương
– Giám đốc điều hành: Hồ Viết Thắng
5- Ngày 15/3/1954 thành lập Ban cải cách ruộng đất trung ương gồm:
– Chủ nhiệm: Phạm Văn Đồng
– Phó chủ nhiệm: Trường Chinh, Nghiêm Xuân Yêm, Hồ Viết Thắng
* Các bước thực hiện gồm:
1- Huấn luyện cán bộ, tổng cộng 48.818 người, trong đó một số đào tạo trong khóa chỉnh huấn CCRĐ trong nước vào năm 1953 và một số gửi sang huấn luyện tại Trung Quốc.
Trong hội nghị huấn luyện cán bộ trong nước, có ông Nguyễn Minh Cần, lúc đó là Phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hanoi dự học và nói lại thì Bác Hồ đã dùng hình ảnh để giải thích về chủ trương của ĐLĐVN phóng tay phát động CCRĐ như sau: “Khi uốn một thanh tre cong cho nó thẳng ra thì phải uốn cho nó quá đi một tí và giữ lâu rồi mới thả nó ra thì nó mới thẳng được”. Ý Bác Hồ dạy là phải phóng tay làm mạnh, có làm quá tả một chút cũng không đáng ngại. Chính đây là nguyên nhân của các vụ tố điêu, tố oan, giết người vô tội.
2- Thực hiện giảm tô:
A)- Phân định nông dân thành 5 thành phần: a- Địa chủ, Ban CCRĐ TU quy định trước tỉ lệ địa chủ chiếm 5,68% dân số nông thôn do đó xảy ra hiện tượng tràn lan “kích thành phần “cho đủ chỉ tiêu, b- Phú nông (nếu có đến 2 con lợn), c- Trung nông (nếu có 1 đàn gà), d- Bần nông, e- Cố nông
Địa chủ chia thành 3 loại: Địa chủ gian ác, Địa chủ thường và Địa chủ có ủng hộ kháng chiến.
B)- Thoái tô: Áp dụng 3 Sắc lệnh của VNDCCH tháng 11/1945 giảm tô 25% và 2 sắc lệnh năm 1952, 1953 giảm tô thêm 25% nữa. Nếu chưa giảm tô lần nào thì phải “trả nợ”, gọi là “thoái tô”. Những gia đình ở vùng tạm bị địch chiếm, không biết các sắc lệnh này nên chưa giảm tô thì phải trả nợ tô đầy đủ. Nếu không đủ thóc để trả nợ thì bị tịch thu tài sản. Nhiều người mất hết tài sản đã phẫn uất, tự tử chết.
3- Thực hiện cải cách ruộng đất:
a)- Dạy nông dân tố khổ theo kinh nghiệm Trung Quốc và lùng bắt địa chủ, dẫn đến hiện tượng tố oan, tố điêu tràn lan để được cho là giác ngộ giai cấp, được kết nạp vào đảng và được chia tài sản tịch thu của địa chủ, gọi là “chia quả thực “.
b)- Tổ chức công khai tố khổ, giam địa chủ để đưa ra xử ở “Tòa án cải cách ruộng đất”.
c)- Tổ chức xử án: Mỗi huyện tổ chức 1 Tòa án nhân dân, thẩm phán là bần cố nông, đi xử án ở các xã, căn cứ vào đấu tố để xử, không cần căn cứ vào bất kỳ một đạo Luật nào khác. Nếu địa chủ bị kết án là địa chủ cường hào gian ác thì sau khiTòa tuyên án tử hình, Đội tự vệ xã thi hành án chết ngay trước mặt công chúng.
Kết quả cuộc Cải cách ruộng đất:
Theo tài liệu của Bách khoa toàn thư tiếng Việt, thì:
– Từ 1953 đến 1956 đã thực hiện 8 đợt giảm tô tại 1.875 xã và 6 đợt cải cách ruộng đất tại 3.314 xã.
– Từ 1953 đến 1957 có 810.000 ha ruộng đất tịch thu của địa chủ, chia cho khoảng 2 triệu hộ nông dân (khoảng 10 triệu dân), chiếm 72,8 % số hộ nông dân miền Bắc lúc đó.
– Số người bị quy là địa chủ là 172.008 người, trong đó số bị quy oan là 123.266 người, chiếm 71,66%.
– Bạo lực được dùng tràn lan. Trong một cuộc sơ kết cải cách ruộng đất, Bác Hồ đã công nhận trong cải cách ruộng đất, nhục hình đã được dùng phổ biến. Nhiều người vô tội, không là địa chủ cường hào gian ác, không là Việt gian theo Pháp đã bị giết oan. Báo chí trong nước không công bố số người bị giết oan. Theo tờ Tuần báo Time ra ngày 01/7/1957 thì đã có khoảng 15.000 người bị giết, còn theo nhà báo Arthur Dowen thì tính đến 1956 đã có khoảng 32.000 người bị giết.
– Học kinh nghiệm của Trung Quốc, cải cách ruộng đất lồng ghép chủ trương chỉnh đốn tổ chức đảng, nhằm loại những cán bộ không phải là bần cố nông ra khỏi bộ máy chính quyền ở nông thôn. Đã có khoảng 84.000 cán bộ, đảng viên bị xử lý, thay bằng các cốt cán bần cố nông được kết nạp đảng thông qua cải cách ruộng đất.
– Khi giảm tô, đã nâng mức sản lượng quá cao dẫn đến mức thuế cao, nhiều gia đình bị tịch thu toàn bộ tài sản, phải tự tử vì mức “thoái tô “quá cao, theo giáo sư Đặng Thái Mai thì điển hình đã xảy ra là tỉnh Hà Tĩnh
– Quy địa chủ theo cảm tính thù ghét, không có căn cứ khoa học. Với cách phân định trong cải cách ruộng đất ở Việt Nam thì sở hữu khoảng 0,65 ha ruộng đất đã là một địa chủ hạng trung bình. Đó là con số ruộng đất rất nhỏ so với ở Liên Xô và thế giới. Vì thế số địa chủ đã bị đôn lên rất nhiều, quy oan đến 71,66%.
– Về văn hóa: Rất nhiều sách chữ Nôm bị đốt, nhiều chùa và đền thờ bị phá vì bị coi là văn hóa phong kiến. Giá trị truyền thống của gia đình người Việt bị phá vỡ từ lúc này. Trong CCRĐ đã xảy ra rất nhiều trường hợp Đội CCRĐ kích động và huấn luyện cho con đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng, hàng xóm láng giềng tố oan, tố điêu cho nhau, tạo ra không khí rất căng thẳng trong nông thôn miền Bắc.
– Nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước bị đấu tố trong cải cách ruộng đất: Cụ Đặng Văn Hưởng là Bộ trưởng Chính phủ VNDCCH, phụ trách Thanh- Nghệ-Tĩnh bị đấu tố vì trước khi tham gia Cách mạng, cụ làm quan cho Triều đình Huế. Cụ Nguyễn Khắc Viện là bố học giả cộng sản Nguyễn Khắc Viện bị giam trong chuồng nuôi hươu, rồi chết ở đó. Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban quân quản Hanoi cũng bị bắt và bị đấu.
– Điển hình bị giết oan trong CCRĐ là bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu buôn Cát Hanh Long, sinh năm1906 tại Làng Bưởi, ngoại thành Hanoi. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bà Năm đã hiến cho Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương, tương đương 700 lượng vàng thời đó cùng nhiều thóc gạo, dụng cụ y tế, thuốc men, vải vóc, nhà cửa. Trong Tuần lễ Chính phủ VNDCCH quyên góp vàng năm 1945 bà góp cho Chính phủ 100 lượng vàng. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, bà tản cư lên Thái Nguyên, mua lại 2 đồn điền của một người Pháp. Bà làm Chủ tịch Hội phụ nữ tỉnhThái Nguyên 3 năm liền. Hai con trai của bà là Cát (tức Nguyễn Công) và Hanh đều vào Vệ quốc quân. Một người là Chính ủy trung đoàn binh chủng pháo binh 105, một người là đại đội phó binh chủng thông tin. Nhiều đơn vị bộ đội đã đóng quân trong đồn điền của bà và được bà giúp đỡ. Trong những ngày cách mạng chưa thành công và những ngày đầu kháng chiến, nhiều vị cao cấp trong Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị đã từng ở nhà bà, được bà nuôi ăn mặc và chu cấp tiền bạc.
Khi bắt đầu đợt thí điểm cải cách ruộng đất năm 1953 ở Thái Nguyên, bà Nguyễn Thị Năm là người đầu tiên bị đem ra đấu tố 3 lần rồi bị xử tử làm thí điểm. Những hành động yêu nước của bà bị Đội cải cách ruộng đất quy thành hành động giả dối nhằm leo cao chui sâu vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại. Họ kết án bà là “tư sản kiêm địa chủ cường hào gian ác “rồi bị xử bắn ngày 9/7/1953.
Bác Hồ biết bà Nguyễn Thị Năm là người phụ nữ yêu nước, có công với cách mạng, bị xử tử làm thí điểm nhưng Bác không can thiệp và nói Bác theo biểu quyết của đa số.
Để phát động khí thế mở màn cho cuộc cải cách ruộng đất, Bác Hồ đã viết một bài báo, ký tên C.B, đăng trên báo Nhân Dân ngày 21/7/1953, với đầu đề là “Địa chủ ác ghê “, bịa tội bà Nguyễn Thị Năm với những tội ác man rợ, hoàn toàn vô căn cứ, trong đó có những đoạn như sau: “Mụ địa chủ Cát Hanh Long cùng hai đứa con (Công và Hanh) và mấy tên lâu la đã giết chết 14 nông dân, tra tấn đánh đập hàng chục nông dân, làm chết 32 gia đình gồm 200 người. Chúng đã đưa 32 gia đình về đồn điền khai khẩn ruộng. Vì làm nhiều, cực khổ, ăn đói, 32 gia đình đã chết hết. Chúng còn đưa 20 trẻ mồ côi về nuôi, cho ở dưới hầm, ăn đói, mặc rách, khổ quá, 15 em đã bỏ mạng… Thế là ba mẹ con địa chủ Cát Hanh Long đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào” (?), rồi Bác kết luận bằng 2 câu thơ: Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng, Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
Trong cuốn tùy bút “Đèn cù” tập I chương 5, tác giả Trần Đĩnh, phóng viên báo Nhân Dân, được ôngTrường Chinh giao nhiệm vụ viết bài tường thuật vụ xử bà Năm, cho biết Bác Hồ đã bịt râu, cùng ông Trường Chinh đeo kính đen, bí mật đến dự buổi đấu tố bà Năm. Tiêu Lang là phóng viên báo Cứu Quốc tả lại vụ xử tử bà Năm như sau: Du kích đưa bà đi bắn, bà cảm thấy có sự chẳng lành, đã lạy van họ “Các anh làm gì thì bảo em trước để em tụng kinh”. Du kích quát: “Im, đưa đi giam chỗ khác”. Bà Năm vừa quay đi thì mấy loạt đạn tiểu liên đã nổ ngay sau lưng. Tôi (Tiêu Lang) được phân công ra Chùa Hang mua áo quan nhưng được chỉ thị mua thứ tồi nhất và không được để lộ là chôn địa chủ. Áo quan vừa nhỏ vừa hẹp nên không cho bà ta lọt vào được. Mấy du kích đặt xác bà ấy nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên người, vừa dẫm chân, vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, có ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?”. Nghe xương bà ta kêu răng rắc mà mình (tức Tiêu Lang) không dám chạy ra chỗ khác vì sợ bị quy là thương xót địa chủ, mất lập trường giai cấp.
Trong cuốn “Làm người là khó”, ông Đoàn Duy Thành, nguyên Phó thủ tướng cho rằng vụ bắn bà Nguyễn Thị Năm là làm sai chính sách, vì theo Luật cải cách ruộng đất thì bà Năm thuộc diện được chiếu cố 3 điểm. Một là địa chủ kháng chiến. Hai là địa chủ kiêm công thương. Ba là địa chủ đã hiến ruộng cho cách mạng. Ông còn nói về đạo lý cũng không đúng vì bà Năm là phụ nữ và không phải là cường hào gian ác. Nhưng trong thời gian cải cách ruộng đất, ông không dám nói công khai vì sợ liên lụy.
Ông Nguyễn Minh Cần (cư trú chính trị ở Liên Xô, mất ngày 13/5/2016), nguyên ủy viên Thành ủy, Phó chủ tịch ủy ban hành chính thành phố Hanoi nói: “Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất nổ vào một phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ những người cộng sản tự nó đã nói lên nhiều điều. Nó báo trước những tai họa khôn lường mà các lãnh tụ của ĐLĐVN sẽ đem đến cho toàn dân tộc ta”.
Mãi đến 37 năm sau, năm 1990 gia đình bà Năm mới tìm được xác của bà ở Đồng Bẩm. Từ năm 1995 đến năm 2014, gia đình bà Năm đã gửi nhiều đơn lên Chính phủ, yêu cầu phục hồi danh dự cho bà nhưng không được trả lời.
Khi sửa sai cải cách ruộng đất, báo chí có đăng ảnh Bác Hồ nhận sai lầm của ĐLĐVN về cải cách ruộng đất, lấy khăn mùi xoa chùi nước mắt. Nhiều người cho rằng Bác đóng kịch như thế chưa đủ vì tuy Bác không trực tiếp giết người nhưng Bác là người đứng đầu, tổ chức, huấn luyện, lãnh đạo cải cách ruộng đất, Bác phải chịu trách nhiệm chính đối với những vụ giết oan kinh hoàng đó và như nhiều bạn trong đó có bạn Thành Lê đã viết thì đáng lẽ Bác nên từ chức.
Mấy hôm nay truyền thông trong nước chia thành 2 hướng trái ngược nhau, bình luận về câu hỏi “ông Bob Kerrey có nên được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Tín thác của Trường Đại học Fulbright ở Việt Nam hay không”. Là một đại úy Mỹ tham chiến ở Việt Nam với sứ mạng của một người lính, Bob Kerrey đã chỉ huy một trung đội biệt kích tập kích vào xã Thạnh Phong, tỉnh Bến Tre. Theo lời tự bạch của Bob Kerrey, ông ta không trực tiếp bắn giết người nhưng là người chỉ huy, ông ấy phải nhận trách nhiệm về tội ác của trung đội đó, đã giết chết 24 người, trong đó có 14 phụ nữ và trẻ em. Bob Kerrey đã rất hối hận với những tội ác này trong quá khứ. Ông ta đã và đang lặng lẽ đóng góp cho nền giáo dục của Việt Nam. Cuộc tranh cãi đến giờ vẫn chưa ngã ngũ. Lịch sử vốn công bằng. Nếu truy xét đến cùng những tội ác trong quá khứ đối với nhân dân Việt Nam thì giữa Bob Kerrey và Bác Hồ, ai ác hơn ai? Và tại sao bà Tôn Nữ Thị Ninh rất cố chấp đối với Bob Kerrey?
Comments
Post a Comment