Skip to main content

Từ Đặc Khu Tới Đặc Khu _Từ Đặc Khu Tới Biển Đông

Từ Đặc Khu Tới Biển Đông

Những cuộc biểu tình bùng nổ tại Việt Nam. Trên nguyên tắc là chống dự luật đặc khu, nhưng thực tế nỗi giận của người dân từ lâu đã chất chứa như thuốc súng: tàu lạ của Trung Quốc liên tục đâm chìm tàu cá ngư dân Việt... và Đảng CSVN lặng lẽ như không có gì xảy ra.

Ngư dân ra đánh bắt cá trong vùng Hoàng Sa, Trường Sa là bị tàu Hải cảnh TQ ra cướp, tịch thu lưới, phá máy, giam và phạt... và Đảng CSVN lặng lẽ như không có gì xảy ra.

Ngư dân chạy xa hơn để lưới cá, liền bị Hải quân Indonesia bắt giam, đưa ra  tòa án Jakarta truy tôá, và nổ bom phá chìm các ghi ngư dân... và Đảng CSVN lặng lẽ như không có gì xảy ra.

Ngư dân thê thảm khi Formosa xả thải độc, làm chết cá nhiều tháng ven bờ biển 6 tỉnh Miền Trung... Lưới treo, không ai dám mua cá các tỉnh này trong suốt cả năm... và Đảng CSVN lặng lẽ như không có gì xảy ra.

Bây giờ Đảng CSVN dự tính ra Luật về đặc khu, sẽ cho 3 vùng ven biển đẹp nhất của đất nước cho tư bản đỏ TQ thuê đất 99 năm... Có nghĩa là, đời ngư dân, đời con ngư dân, đời cháu và cháu cuả cháu ngư dân vĩnh viễn phải xa lìa các đặc khu này, hêã ghe tới gần là có thể bị bắn, vì nằm trong vùng kiểm soát của Tàu Cộng rồi. Thế là biểu tình bùng nổ... vì Đảng CSVN bán nước trắng trợn như thế, lộ liễu như thế, không cần giấu giếm gì... vì cho rằng đaị biểu quốc hôäi chỉ biết gằm mặt xuống bàn và ấn nút.

Thế là TQ lớn tiếng...

Bản tin RFI kể: Bắc Kinh kêu gọi công dân Trung Quốc tại Việt Nam đề cao cảnh giác sau một loạt những vụ biểu tình hôm 10/06/2018 tại nhiều thành phố ở Việt Nam, nhằm chống lại kế hoạch thông qua luật đặc khu kinh tế, bị nhiều người cho là tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm đất của Việt Nam.

Theo hãng tin Anh Reuters, trong một thông báo đăng trên trang web, đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội gọi các cuộc biểu tình là những «cuộc tụ tập bất hợp pháp», đã bao gồm một số «nội dung chống Trung Quốc».

Trên cơ sở đó, sứ quán Trung Quốc cho biết đang chú ý theo dõi tình hình và nhắc nhở công dân Trung Quốc là «phải chú ý đến vấn đề an ninh khi đi du lịch».

Biển Đông ngậm ngùi... trước sau gì cũng tràn ngập con cháu Mao  sang tắm chật  các bờ biển.

Bản tin RFA cho biết một tin khác: Đài Loan bác tin đồn cho Hoa Kỳ thuê đảo Ba Bình, Trường Sa.

Bộ Ngoại giao Đài Loan bác bỏ tin đồn đảo quốc này có kế hoạch cho thuê đảo Thái Bình, mà Việt Nam gọi là Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Phát ngôn nhân Andrew Lee của Bộ Ngoại giao Đài Loan được Thông Tấn Xã CAN dẫn lời như vừa nêu và nói thêm chưa hề có nước nào kể cả Hoa Kỳ đưa ra đề nghị như thế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan cho rằng tin đồn như vậy nhằm gây nên bất ổn trong khu vực cũng như xung đột giữa hai phía qua Eo Biển Đài Loan.

Vào tháng 7 năm 2016, Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan đưa ra ‘4 nguyên tắc’ và ‘5 hành động’ với mục tiêu biến đảo Thái Bình thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và hỗ trợ quốc tế.

Đài Loan cho rằng ‘4 nguyên tắc’ được Tổng thống Thái Anh Văn đưa ra nhằm giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

RFA ghi rằng Đài Bắc kêu gọi phải ngưng ngay tất cả những hành động xây dựng quân sự cũng như mọi hành động khác mà có thể gây thêm căng thẳng.

Trong khi đó ‘5 hành động’ được Tổng thống Thái Anh Văn đưa ra là nhằm bảo đảm quyền đánh bắt cá cho ngư dân Đài Loan; cũng như quyền được tham gia vào những cuộc thương thảo đa phương giúp thúc đẩy hợp tác khoa học, tăng cường ứng phó cứu trợ nhân đạo và tiếp tục duy trì, khuyến khích nghiên cứu về luật biển.

Nguyên do?

RFA ghi rằng:

“Mạng báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng vào ngày 7 tháng 6 vừa qua loan tin một nhóm học giả thuộc một viện nghiên cứu không được tiết lộ tại Đài Loan đề xuất Ngũ Giác Đài, tức Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, thành lập một căn cứ trên đảo Ba Bình để thực hiện các hoạt động nhân đạo và cứu hộ.

Đảo Thái Bình rộng 0,51 kilomet vuông, thuộc Quần đảo Trường Sa. Đảo này cách Cao Hùng của Đài Loan chừng 1600 kilomet về phía nam với 200 binh sĩ trú đóng trên đó.

Trung Quốc, Philippines và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với đảo Thái Bình.”

Trong khi đó, một bản tin VOA ghi nhận rằng một loạt hệ thống tên lửa của Trung Quốc đã tái xuất hiện trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, vài ngày sau khi ảnh vệ tinh cho thấy dường như chúng đã bị rút ra khỏi nơi này.

CNN trích dẫn một phân tích tình báo mới công bố hôm 11/6 cho thấy các hệ thống vũ khí của Trung Quốc lại xuất hiện trên đảo Phú Lâm, nơi Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Các hệ thống này trước đó được phát hiện đã biến mất vào đầu tháng 6 qua hình ảnh vệ tinh của Tổ chức ImageSat International (ISI), cho thấy chỉ còn lại những bãi cát tại địa điểm nơi từng đặt các bệ phóng tên lửa.

Trong bản phân tích ban đầu về việc rút các hệ thống vũ khí này, ISI nhận định có thể Trung Quốc đã cho dời các hệ thống tên lửa đất đối không của họ sang một hòn đảo khác, hoặc di chuyển chúng trong khuôn khổ một cuộc tập trận.

Khi các hình ảnh ban đầu được công bố, các chuyên gia tỏ ra vô cùng nghi ngờ về việc các hệ thống tên lửa của Trung Quốc đã được di dời đi nơi khác vĩnh viễn, họ tin rằng có thể các hệ thống này được tạm rút đi để được bảo trì.

VOA ghi lời Ông Timothy Heath, nhà phân tích quốc phòng cao cấp thuộc tổ chức Rand Corporation, nhận định: "Do chịu tác động của muối và độ ẩm dẫn đến bị ăn mòn, các hệ thống tên lửa H-9 phải được đưa về đất liền để bảo trì theo định kỳ."

Việc các tên lửa này đột ngột biến mất diễn ra giữa lúc tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng với các hoạt động của tàu chiến Mỹ tiến gần các đảo đang trong vòng tranh chấp, và Trung Quốc lần đầu tiên điều máy bay ném bom tới đảo Phú Lâm.

Một điểm cũng ghi nhận vêà các thay đôåi suy nghĩ: người dân Việt Nam đang ghi công chôáng trả Hải quân Trung Quốc để giữ biển, giữ đảo đối với các chiến binh hy sinh ở cả hai trận hải chiến: trận Hoàng Sa khi Hải quân VNCH năm 1974 bị TQ tấn công, và trận Gạc Ma (của Trường Sa) khi Haỉ quân VN năm 1988 bị TQ tấn công...

Bản tin BBC hôm 11/6/2018 do phóng viên Ngọc Linh tường thuật từ Deptford, London, trích:

“Buổi lễ diễn ra ở London ngày 10/6

Ngày 10/6/2018, Hội Phật giáo Việt Nam tại Anh (Vietnamese Buddhist Association in the United Kingdom) phối hợp với Hội người Việt Nam tại Anh tổ chức Đại lễ cầu siêu cho anh linh các chiến sỹ người Việt đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Buổi lễ diễn ra tại Phật đường 2000 Community Action Centre, Deptford, London.

Mở đầu Đại lễ, các phật tử và bà con người Việt đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, trong đó có Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”(ngưng trích)

Nghĩa là, nơi cõi an lạc ở bên kia thế giới, lằn ranh quốc-cộng không còn nữa...

Biển Đông, dù vậy, vẫn đang sôi sục không ngừng.

Trần Khải


Từ Đặc Khu Tới Đặc Khu

Vậy là hoãn chuyện đặc khu kinh tế... Hiển nhiên là Đảng CSVN muôán câu giờ... bởi vì thấy phản ứng người dân  ngườøi người đều chống... Bởi vì làm 3 đặc khu là bán nước lộ liễu quá... không giấu ai được.

Bản tin Zing  ghi rằng: Chính phủ đề nghị lùi thời gian thông qua luật đặc khu...

Bản tin naỳ viết:

“Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội lùi thông qua dự án luật đặc khu sang kỳ họp thứ 6 và không còn thời hạn thuê đất đến 99 năm.

Theo thông cáo được phát đi lúc 3h sáng 9/6, Chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc trình Quốc hội xem xét lùi việc thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (luật đặc khu) từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.

Việc đề nghị lùi thông qua dự án luật được thực hiện sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước.”

Nghĩa là không bác bỏ, mà chỉ hoãn thôi...

Trong khi đó, một bài viết ám chỉ rằng các nhóm lợi ích tư bản đỏ đang lèo lái hướng đi của chính phủ Hà Nội.

Bài viết trên VOV/Tia Sáng có nhan đề “Không để giới tài phiệt can dự sâu vào quản trị quốc gia” trong đó viết:

“Khi một quốc gia bị lợi ích của một số nhỏ người giàu và quyền thế nắm giữ thì thường đi vào ngõ cụt của sự phát triển.

Ở những quốc gia có nền quản trị bằng pháp luật yếu và quyền sở hữu tài sản không rõ ràng, nhóm nhỏ người giàu và quyền thế kiểm soát nguồn lực vật chất chính ở một đất nước. Họ cần mua hoặc tìm cách kiểm soát các lực lượng an ninh, tòa án, quan chức, truyền thông… để làm giàu và để bảo vệ tài sản của mình. Sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững của một quốc gia có liên quan chặt chẽ đến việc thiết lập hệ thống có thể đảm bảo quyền sở hữu tài sản. Một thể chế như vậy mới có thể khiến Việt Nam bứt phá, và tránh đi vào ngõ cụt của sự phát triển do bị bòn rút kiệt quệ vì lợi ích cá nhân của một nhóm nhỏ giàu có và quyền lực.”

Câu chuyện đặc khu đã làm cả nước sôi sục... vì không ngời CSVN bán nước trắng trợn giữa ban ngày ban mặt như thế.

Bản tin VOA kể rằng  hôm 7/6, Báo Người Lao động trích lời Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, nói: “Đề nghị Đảng, Nhà nước xem xét một cách thận trọng về Luật Đặc khu; mong Tổng Bí thư nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc, vì chậm một chút cũng không sao.”

VOA kể thêm:

“Ông Lê Xuân Thân, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa, được báo Tuổi trẻ trích lời nói: “Về các lo ngại về thời gian cho thuê đất quá lâu, Quốc hội đang có hướng bàn thời gian giao đất 70 năm - bằng thời gian theo Luật Đất đai hiện tại.”

Trong gần hai tuần qua, hàng loạt chuyên gia kinh tế như các tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Vũ Thành Tự Anh, chuyên gia Phạm Chi Lan, luật sư Trương Thanh Đức, và nhiều đại biểu quốc hội liên tục nêu quan điểm răng mô hình đặc khu đã lỗi thời, khả năng thành công sẽ rất thấp.”

Trong khi đó, bản tin RFA kể về làn sóng phản đôái bằng: Kiến nghị, thư ngỏ...

Bản tin này viết:

“Nhiều tổ chức xã hội như Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam, và cả tôn giáo như Ủy Ban Công Lý thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong những ngày qua đã đưa ra Tuyên cáo, Thư Kiến nghị kêu gọi người khác cùng ký tên gửi đến Quốc Hội Việt Nam yêu cầu hoãn hoặc không bấm nút thông qua dự thảo luật về các đặc khu kinh tế mà cụ thể là Vân Đồn ở phía Bắc, Vân Phong ở miền Trung và Phú Quốc ở phía Nam.

Một số nhân sĩ- trí thức cũng có thư ngỏ riêng gửi cho lãnh đạo Việt Nam nêu rõ quan ngại của bản thân họ về những nguy cơ nếu Luật Đặc Khu được thông qua.

Lập luận chính yếu được nêu ra là ba địa điểm vừa nêu có vị trí trọng yếu đối với an ninh quốc gia mà nếu giao cho nước ngoài một thời gian dài đến 99 năm, mà trong trường hợp này, khả năng rơi vào bẫy của nước láng giềng Trung Quốc là rất lớn. Tham vọng bành trướng của Bắc Kinh qua kế hoạch “một vành đai, một con đường” được nêu rõ.

Trong bản tuyên cáo của Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam có đoạn nguyên văn: “Người Việt Nam trong và ngoài nước, bất kể thành phần nào, khuynh hướng nào, chúng ta phải cương quyết lên tiếng, cần phải có hành động cấp thời để cùng nhau “Cứu Dân Cứu Nước” nếu không, thế hệ chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và mang tội với thế hệ con cháu muôn đời sau.”...”

Trong khi đó, báo Người Lao Động  kể về kinh nghiệm đặc khu kinh tế của Cam Bốt, và không bao lâu, Cảng Sihanoukville trở thành thuộc địa của Hoa Lục, nơi tiền nhân dân tệ tràn ngập, và dân Campuchia vẫn nghèo thê thảm.

Bản dịch của báo Người Lao Động có nhan đề “Đặc khu kinh tế: Được và mất - Nhân dân tệ phủ kín Sihanoukville” trong đó viết:

“Hy vọng có thêm công ăn việc làm từ đầu tư Trung Quốc của cư dân Sihanoukville sớm lụi tàn. Thành phố biển đang "thay da, đổi thịt" chóng mặt của Campuchia dần biến thành một tiểu Trung Quốc.

Với sự đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc, các đặc khu kinh tế (SEZ) mọc lên dày đặc tại Campuchia. Tỉnh Sihanoukville với thủ phủ cùng tên hiện là khu vực có nhiều SEZ nhất tại quốc gia Đông Nam Á này.

Trong tổng số 7 SEZ ở đây, đặc khu Sihanoukville (diện tích hơn 11 km2) là lớn nhất và do Trung Quốc vận hành. 90% số công ty đang hoạt động trong đặc khu có tổng số vốn hơn 3 tỉ USD này là của Trung Quốc. Các công ty nói trên nhận được hàng loạt chính sách miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu và ưu đãi thuế doanh nghiệp.

...Thành phố với chưa đầy 90.000 dân sẽ sớm có tới 30 sòng bài. 10 sòng bài trong đó mới khởi công xây dựng trong năm 2017, chủ yếu do người Trung Quốc sở hữu hoặc điều hành và cũng phục vụ cho khách Trung Quốc là chính...”

Vậy là kinh nghiệm vàng cho Việt Nam đó... Cứ nằm mơ đặc khu kinh tế mãi sẽ hỏng cả.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b