25 tỷ USD xuất siêu
Về thực chất, cái chế độ tham lam, tham nhũng và đang rơi vào cảnh đói khát chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.
Nhưng muốn EVFTA được thông qua, Việt Nam cần có được đồng thuận của toàn bộ 28 quốc hội ở 28 nước châu Âu, mà nếu chỉ một nước không đồng ý thì Hà Nội coi như trắng tay.
Những quốc gia có tầm ảnh hưởng hàng đầu ở châu Âu là Đức, Pháp, Anh, Ý…
Vào nửa đầu năm 2017, mọi việc đã tưởng như thuận buồm xuôi gió khi Việt Nam chỉ còn chờ Nghị viện châu Âu ‘chốt’ EVFTA.
Đối với chính thể độc đảng ở Việt Nam, EVFTA quan trọng đến mức mà vào tháng Ba năm 2018 – chín tháng sau khi xảy ra vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ mà rất nhanh chóng đã được cả thế giới phương Tây biết tới, người đứng đầu đảng là Nguyễn Phú Trọng đã phải tự thân đến Pháp, để vận động Nghị viện Pháp cho EVFTA được Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu “linh hoạt sớm thông qua”.
Thế nhưng chỉ trong vòng 9 tháng, cánh cửa của EVFTA vừa hé ra đã sập trở lại ngay trước mũi giới chóp bu Việt Nam.
‘Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ và dư chấn khủng hoảng
Cú sập đầu tiên xảy ra vào tháng Tám năm 2017, ngay sau khi Nhà nước Đức ra thông báo tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin. Ít ngày trước đó là một chuyến công du của thủ tướng Việt Nam – ông Nguyễn Xuân Phúc – đến bên lề Hội nghị G20 ở Đức, với một trọng tâm của chuyến đi này là vận động Đức “linh hoạt thông qua EVFTA”. Khi đó, đã xuất hiện vài tín hiệu thuận lợi từ thủ đô Bruxelles của Bỉ – nơi đặt trụ sở của Liên minh châu Âu (EU) – về Hiệp định EVFTA có thể được ký kết vào cuối năm 2017 và tiến tới phê chuẩn trong năm 2018.
Khi vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ nổ ra vào cuối tháng Bảy năm 2017 tại Berlin, gần như cầm chắc giới chóp bu chỉ thấy một không thấy hai ở Việt Nam đã không thể tưởng tượng ra tương lai của vụ bắt cóc – giống như phim thời Chiến tranh lạnh – sẽ khiến phun trào ngọn núi lửa khủng hoảng ngoại giao giữa chính thể độc đảng ở Việt Nam với người Đức và có thể cả người Slovakia và người Ba Lan.
Bởi sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”, Nhà nước Đức không chỉ trục xuất hàng loạt cán bộ ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức về nước, mà còn thẳng tay tuyên bố tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam vào tháng 10/2017 và một tháng sau đã thông báo ngừng luôn hiệp định về miễn trừ visa đối với quan chức Việt Nam đi công tác ở Đức.
Vào tháng Sáu năm 2018, Bộ Quốc phòng Đức còn đình chỉ quan hệ làm việc cấp cao với Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Nhưng bi kịch trên vẫn chưa hề chấm dứt. Vào tháng Tư năm 2018 và liên quan đến phiên tòa của Tòa án Đức xử Nguyễn Hải Long – nghi can tham gia đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, đã bất thần bùng phát một thông tin liên đới một cấp cao hơn rất nhiều: Slovakia đang làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng Tám năm 2017 để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh.
Khủng hoảng ngoại giao từ vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ đã lan tới Slovaki vào tháng Năm năm 2018.
Nhưng vẫn chưa hết. Còn Ba Lan?
Đầu tháng Sáu, báo chí Ba Lan đã rầm rộ đưa tin về một phát giác mới gây chấn động dư luận quốc tế: Chính phủ Ba Lan có dính líu đến nghi án Trịnh Xuân Thanh bị đưa lậu ra khỏi EU bằng chuyên cơ của Slovakia.
Cuộc khủng hoảng ngoại giao của Việt Nam đang được quốc tế hóa với tốc độ tên lửa.
Giờ đây, không chỉ người Đức, Slovakia, Ba Lan, mà nhiều nước trong khối EU và cả ngoài EU hẳn đang phải khẩn cấp thiết lập một hàng rào ngăn chặn mật vụ Việt Nam thâm nhập Lục Địa Già, dẫn đến nguy cơ khủng hoảng ngoại giao giữa Việt Nam với phần lớn châu Âu.
Cũng từ sau vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” đến nay, phần lớn trong số 28 nước châu Âu đã dừng kế hoạch xem xét thông qua EVFTA. Nhiều đoàn quan chức cấp cao của Việt Nam hộc tốc đi châu Âu như Hungary, Thụy Sĩ, Bỉ, Séc, Slovakia… để ‘quốc tế vận’, nhưng chỉ nhận được những cuộc đón tiếp xã giao và những lời hứa hẹn vô thưởng vô phạt.
Sự cô đơn tuyệt đối không chỉ đang ứng với thân phận chế độ mà còn có thể ‘quả báo’ dành cho số phận cá nhân trong cái chế độ ấy. Tương lai sẽ đen tối và khủng khiếp đến thế nào nếu trong thời gian tới cơ quan công tố Đức phát tiếp lệnh truy nã toàn châu Âu đối với giới quan chức cao cấp của ‘đảng và nhà nước ta’, sau một lệnh truy nã dành cho Trung tướng Đường Minh Hưng phụ trách an ninh của Bộ Công an?
Comments
Post a Comment