Skip to main content

10 điều cấm khi vợ chồng cãi nhau

Khi vợ chồng giận nhau, rất dễ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nên tất cả các cặp vợ chồng hãy nhớ 10 điều sau đây để cuộc sống vợ chồng luôn hạnh phúc.
1. Cấm tranh cãi trước mặt người ngoài
Trong cuộc sống vợ chồng khó tránh khỏi những va chạm, nhưng cần phải chú ý, không được tranh cãi ở những nơi đông người.
Một số vấn đề tranh luận trước mặt mọi người, không những không thể giải quyết được vấn đề, mà ngược lại còn đổ thêm dầu vào lửa.
Cả hai bên đều bị mất mặt, tranh cãi trước mặt mọi người để khẳng định mình không yếu thế và thường dẫn đến tình trạng khó có thể giải quyết được hậu quả sau cùng, càng làm tình cảm vợ chồng rạn nứt.
Vì vậy, các cặp vợ chồng nên nhớ rằng: ở trước mặt bạn bè và gia đình, phải giữ thể diện cho người mình yêu.
Thái độ của bạn đối với người bạn yêu thương, quyết định mức độ tôn trọng của người khác đối với bạn.
Nếu bạn không quan tâm đến anh ấy (cô ấy) thì người khác sẽ khinh thường bạn.
Tục ngữ có câu ‘một tay không vỗ nên kêu’ (một cây làm chẳng nên non). Mâu thuẫn không thể chỉ do một phía.
Vì vậy, hai bên đều phải nhận sai và khoan dung, tha thứ cho nhau.
2. Cấm tranh cãi trước mặt con cái
Khi vợ chồng cãi nhau cần phải tránh mặt con cái, bởi đứa trẻ vô tội. Vợ chồng cãi nhau là việc của hai người.
Để trẻ nhìn thấy cha mẹ cãi nhau, nhẹ thì như một cái bóng lưu lại trong tâm hồn của đứa trẻ, nặng thì ảnh hưởng đến thái độ học tập.
Thậm chí nó còn ảnh hưởng đến thái độ đối với hôn nhân sau này khi đứa trẻ trưởng thành.
Mối quan hệ giữa cha mẹ là nơi mà trẻ cảm thấy an toàn, không có bất cứ loại vật chất nào trong cuộc sống có thể thay thế được.
Nếu đứa trẻ ở trong một gia đình không được hưởng bầu không khí và cảm giác yêu thương, thì hành vi của bố mẹ bất giác làm tổn thương một thế hệ.
Vì vậy, những cặp vợ chồng tốt phải là tấm gương sáng cho con noi theo.
3. Cấm tranh cãi trong khi đối phương đang bị bệnh
Chỉ có yêu thương mới chữa lành bệnh tật
Tranh cãi cũng phải có thời gian nhất định.
Nếu đối phương đang bị bệnh, nếu phía bên kia đang cảm thấy thất vọng, nếu công việc bên ngoài của đối phương đang trong hoàn cảnh bất lợi, nếu cãi nhau trong những tình huống này, thì sẽ làm tăng thêm mâu thuẫn giữa hai vợ chồng.
Vì vậy, vợ chồng tốt yêu đối phương thực sự thì chính là đang yêu chính bản thân mình.
4. Cấm moi móc quá khứ của đối phương
Nhiều cặp vợ chồng thích moi móc chuyện quá khứ của đối phương. Ví dụ như những sai lầm trước đây đối phương đã phạm phải, hoặc nói về người yêu cũ của đối phương.
Điều này sẽ làm tăng thêm mức độ kịch liệt của cuộc tranh cãi, dẫn đến mâu thuẫn càng ngày càng sâu sắc.
Đây cũng chính là hành vi ngu muội nhất của các cặp vợ chồng khi cãi nhau.
Số một là số một, chứ không thể vì một cuộc cãi nhau, mà nhân một thành hai, lôi hết những chuyện đã qua để giày xéo nhau.
Vỗn dĩ vì một chuyện nhỏ, kết quả càng cãi nhau càng phức tạp.
Vì vậy, những sự việc đã qua thì hãy cho nó vào dĩ vãng, không được nhắc lại.
Vợ chồng đã đến với nhau không màng quá khứ mà yêu nhau, thì càng phải học cách bao dung, trân trọng, chăm sóc và nhượng bộ nhau.
5. Cấm đề cập hoặc xúc phạm tới người thân và bố mẹ của đối phương
Cãi nhau không được xúc phạm nhau quá mức, càng không thể khiến cho gia đình hai bên mệt mỏi.
Xúc phạm gia đình của đối phương là nghiêm trọng nhất, tuyệt đối phải cảnh giác.
Tôn trọng các thành viên trong gia đình của vợ (chồng), phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác.
Phải biết tôn trọng bố mẹ, tôn trọng những người thân yêu của hai bên gia đình phải như nhau.
Nếu bạn đối xử thật tâm với người thân của đối phương, người đó sẽ cảm kích bạn từ tận đáy lòng và sẽ càng yêu bạn nhiều hơn.
Vì vậy, trong mối quan hệ vợ chồng tranh cãi cũng là chuyện thường, không cần phải để tâm quá nhiều, cũng không cần thiết phải cho cha mẹ biết.
Đôi khi tranh luận để vợ chồng càng hiểu nhau hơn, ngày tháng vẫn còn dài, khi tức giận hãy luôn nghĩ về những điểm tốt của đối phương.
6. Cấm đập vỡ đồ đạc khi cãi nhau
Khi cãi nhau đừng đập hoặc làm rối tung đồ đạc trong nhà, cãi nhau vốn dĩ âm lượng sẽ rất to, lại kết hợp với tiếng đổ vỡ của đồ vật, như vậy thì quá ‘ấn tượng’.
Điều này sẽ gây ồn ào cho hàng xóm, khiến trẻ con sợ hãi. Huống hồ những đồ vật vị vỡ nát đều là tiền của chính bản thân mua về, hơn nữa lại chính mình phải dọn dẹp đống hỗn loạn này.
Lùi một bước để giữ lại sợ dây kết nối hạnh phúc.
Vậy đã nói có lý thì không cần nói to, khi tranh cãi cũng phải coi trọng tác phong.
Thực sự mà nhịn không được thì co thể ném cái gối, âm thanh va đập không chói tai, có thể giúp hai bên bình tâm lại.
Vì vậy, khi vợ chồng giận dỗi nhau cũng là con dao hai lưỡi, vợ chồng tốt hà cớ gì phải phân cao thấp, lùi một bước để thấy trời cao biển rộng.
7. Cấm nói lời làm tổn thương đối phương
Khi tranh cãi bình thường ‘khẩu bất trạch ngôn’ (nói không suy nghĩ), thường sẽ lấy vợ/chồng của mình đem so sánh với người khác.
Ví dụ bạn chỉ nhìn thấy chồng của người khác tài giỏi, còn chồng bạn thì thật sự vô dụng.
Bạn nhìn thấy vợ của người khác hiền dịu, giỏi dang hơn nhiều, còn vợ của bạn, cái gì cũng không thuận mắt.
Những điều này sẽ phá hủy sự tự tin của đối phương. Vì vậy, vợ chồng tốt, đừng làm tổn thương nhau.
8. Cấm lấy cái chết để đe dọa
Một số cặp vợ chồng cãi nhau, động một chút là nói ‘chết’. Hay giả dụ: ‘Lời nói của tôi còn có ý nghĩa gì?’, ‘Tôi không muốn sống nữa!’, ‘Tôi sẽ đi chết cho anh xem!’…
Lấy cái chết để đe dọa đối phương. Việc làm này thực sự rất ngu muội.
Vì vậy, vợ chồng tốt không được nói những lời tức giận như vậy.
9. Cấm động thủ đánh người
Khi cãi nhau, ngàn vạn lần phải nhớ làm chủ được đôi tay của mình, ngay cả khi đang trong cơn tức giận tột độ cũng phải khống chế lực ở mức thấp nhất.
Một cái tát giáng xuống, có lẽ sẽ đánh mất hết ân tình nhiều năm của hai vợ chồng, mang đến kết cục không tốt đẹp cho mối quan hệ của hai người.
Tay chạm vào da thịt, nhưng vết thương lại ở trong tâm hồn, vết thương ngoài da điều trị sẽ lành, nhưng nỗi đau trong trái tim khó lòng bù đắp.
Vì vậy, vợ chồng tốt thì phải ghi nhớ: xung động chính là ma quỷ!
10. Cấm nói ly hôn
Tháo chiếc nhẫn khi tức giận, sẽ khiến bạn hối hận cả đời.
Hai người có thể cùng nhau tạo thành một gia đình thực sự không dễ dàng.
Hai từ ‘ly hôn’ không được tùy tiện nói ra. Nhất là khi đang trong lúc cãi nhau nói ly hôn, do xung đột, khó tránh đưa ra những lựa chọn sai lầm, khiến bản thân hối hận cả đời.
‘Ly hôn’ là từ vô cùng nhạy cảm, khinh xuất mà đề cập đến những từ này thì rất nguy hiểm, rất dễ cắt đứt sợi dây tình cảm gắn bó giữa hai vợ chồng.
Video Player
00:00
03:12
Hà Vũ

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...