Skip to main content

Người phụ nữ có khí chất cao quý sẽ dùng tiền vào việc gì?


Sống trên đời ai cũng muốn có được khí chất cao quý, nhưng liệu có phải giàu sang và địa vị mới làm nên cốt cách cao quý của con người?
Nhưng không hẳn vậy. Thế nên người xưa mới tách biệt hai từ giàu sang và phú quý. Giàu có nhưng chưa hẳn cao quý. Vậy người có khí chất cao quý như thế nào?
Vẻ đẹp tâm hồn là khí chất của trí huệ khôn cùng
Tháng trước tôi cùng cô bạn thân đi Hồng Kông chơi, bởi thời gian hạn hẹp nên chúng tôi đều có kế hoạch riêng. Bạn tôi đến Tiêm Sa Chủy, trung tâm mua sắm trên đường Quảng Đông mua túi hàng hiệu Chanel. Còn tôi thì tới hội chợ sách ở Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng Kông để mua vài quyển sách tâm đắc.
Ở hội chợ sách, người đến người đi thật đông đúc. Tại quầy sách về du lịch và ăn uống, tôi thấy rất nhiều người tập trung tại đây, xem ra ăn uống vui chơi vẫn là chủ đề được mọi người quan tâm nhiều nhất.
Tại quầy sách tâm linh, tôi đặc biệt chú ý tới một người phụ nữ mặc váy lanh đang ngồi trên băng ghế. Hóa ra cô ấy là tác giả của cuốn sách tôi đang cầm trên tay, và cô ấy đang ký tên cho những người mua sách. Bìa của cuốn sách chính là chân dung tác giả, nhưng tôi nhận thấy cô ấy ở ngoài đời còn đẹp hơn ảnh bìa nhiều lắm.
Nhưng hiện tại trước mắt tôi, cô ấy thật giản dị với lối trang điểm nhẹ nhàng, trang phục tối giản, mái tóc cắt cắt ngắn, và thêm đôi khuyên tai ngọc tai tinh tế. Nhìn cô, tôi đoán chỉ chừng hơn ba mươi tuổi.
Cuối cùng cũng đến lượt tôi đặt sách lên bàn để chờ cô ký tặng. Cô ấy mỉm cười nhìn tôi rồi ký tên. Tôi giới thiệu với cô rằng tôi là khách du lịch đến từ Quảng Châu lần đầu tới Hồng Kông. Bằng chất giọng nhẹ nhàng ấm áp, cô chân thành giới thiệu cho tôi biết những đầu sách hay trong hội chợ.
Là một người nổi tiếng, nhưng tôi lại cảm nhận cô ấy giống như một người bạn lâu ngày không gặp, giọng nói truyền đạt tình cảm khiến người đối diện được hòa vào bầu không khí vô cùng thân thiện.
Dù ngoại hình của cô không quyến rũ như các cô gái thời thượng, kết hợp với bộ váy trắng giản đơn, nhưng ở cô toát lên khí chất khác thường từ thẳm sâu tâm hồn mà sau này tôi nhận thấy từ “cao quý” ấy chỉ phù hợp khi nhớ lại hình ảnh của cô.
Đó là sự thanh cao, ưu nhã, cử chỉ đoan trang mỹ miều, sự hiểu biết sâu sắc ở nhiều lĩnh vực nhưng lại tiết chế qua cách nói chuyện tinh tế, nhã nhặn, khiến người khác hoàn toàn không có chút cảm giác tự cao tự đại.
Sách có thể giúp cho chúng ta bước lên một tầng cao tri thức, nhìn xa trông rộng. Sách giúp chúng ta tu tâm dưỡng tĩnh và trí huệ khôn cùng. (Ảnh: dkn.tv)
Đối với một độc giả như tôi cảm nhận, thì tác phong mộc mạc tự nhiên ấy cùng với học vấn uyên sâu sau nhiều năm đọc sách viết văn, đã biến người phụ nữ ấy rực rỡ như hoa, mềm mại như nước, ấm áp như gió xuân.
Xem ra, sách có thể giúp cho chúng ta bước lên một tầng cao tri thức, nhìn xa trông rộng. Sách giúp chúng ta tu tâm dưỡng tĩnh và trí huệ khôn cùng.
Vẻ đẹp vật chất chỉ là sự hào nhoáng nông cạn bên ngoài
Từ hội chợ sách, tôi liền vội vã đến cửa hiệu Chanel trên đường Quảng Đông gặp người bạn thân. Tôi khá bất ngờ khi thấy một hàng dài người đang xếp hàng trước cửa tiệm, những người phụ nữ này đang nôn nóng chờ đến lượt mình, vẻ mặt ai cũng đều mệt mỏi, cau có, thậm chí có người chờ lâu còn ngồi bệt xuống đất.
Hình ảnh này tương phản với những người mà tôi thấy khi họ đứng ở quầy bán sách, họ thảnh thơi, yên lặng đứng chọn sách hoặc có người tìm một góc yên tĩnh “hưởng thụ” cuốn sách mà họ tâm đắc.
Một người phụ nữ vừa bước ra cửa hiệu, chỉ cần nhìn nét mặt hoan hỉ của cô ấy, tôi cũng hiểu chắc cô rất hài lòng vì món đồ mới mua.
Người phụ nữ ấy nói lớn với người bạn đi cùng rằng, ở nhà cô có nhiều túi xách hàng hiệu rồi, nhưng chỉ có chiếc túi mới mua này mới có thể phối cùng với món đồ trang sức đắt tiền mà cô cũng vừa mới sắm.
Vì phải đợi cô bạn thân của tôi xếp hàng chờ đến lượt quá lâu nên tôi ra bắt chuyện với người phụ nữ ấy. Cô ấy hỏi tôi định mua kiểu dáng túi xách gì.
Nhưng khi tôi trả lời là tôi không mua túi, chỉ mua một số sách ở hội chợ sách thì người phụ nữ lấy liếc nhìn chiếc va li của tôi nói: “Giờ là thời đại nào rồi còn đi mua sách, không phải quá quê mùa hay sao. Lâu rồi tôi không mua cũng không đọc sách, trên điện thoại muốn xem gì mà chả có“.
Tôi trả lời rằng, đọc sách sẽ khiến tâm hồn mở rộng hơn, hướng thiện hơn, biết sống chậm lại và suy ngẫm nhiều hơn. Cô ấy bỗng cười phá lên khi nghe tôi nói vậy:
Thời giờ chăm sóc con cái và chăm chút sắc đẹp cho mình, hưởng thụ cuộc sống còn không đủ thì làm gì có thời gian đọc sách. Mà cuộc sống có nhiều thứ hay ho để tận hưởng như đi spa, shopping, bù khú bạn bè, có gì phải suy ngẫm?“.
Hóa ra đọc sách và suy ngẫm bị cô ấy coi là chuyện phù phiếm. Tôi biết mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng trong tâm trí tôi bất giác vẫn hiện lên hình ảnh đan xen của nữ văn sĩ và người phụ nữ này.
Đọc sách sẽ khiến tâm hồn mở rộng hơn, hướng thiện hơn, biết sống chậm lại và suy ngẫm nhiều hơn. (Ảnh: pixabay.com)
Về diện mạo cả hai không hề thua kém nhau. Người thì trang điểm kỹ càng cùng trang phục lộng lẫy thời thượng, người thì trang điểm nền nã với bộ cánh giản dị thanh lịch, nhưng cả hai cùng đẹp ngang nhau. Nhưng khí chất thì hoàn toàn khác nhau.
Vẻ đẹp phô trương sành điệu của người phụ nữ ấy thoạt nhìn thì thật bắt mắt, nhưng nhìn một hồi thì thấy tẻ nhạt của một vẻ đẹp vật chất nông cạn. Còn nữ văn sĩ ngược lại, váy lụa giản dị, nhưng khí chất toát ra từ nội tâm khiến cô trở nên cao quý và duyên dáng.
Sách giúp ta tu tâm dưỡng tĩnh, có khí chất hơn người
Hình ảnh đối lập của hai người phụ nữ mà tôi gặp ở Hồng Kông ấy cứ đeo bám khiến tôi suy ngẫm mãi, nhưng giờ tôi đã có đáp án.
Trong cuộc sống hiện đại, khi con người lao vào kiếm tiền để cho mình một cuộc sống hưởng thụ vật chất với smart phone, nhà lầu, xe đẹp, váy áo hàng hiệu thì cũng có người chọn cách thụ hưởng cuộc sống tinh thần, họ thích đọc những cuốn sách có chiều sâu, chứa đựng nhiều trí huệ và triết lý.
Hưởng thụ vật chất chỉ đem đến cho bạn những vui thú trong chốc lát. Nhưng đọc một cuốn sách hay sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời bạn. Vẻ đẹp bên ngoài cũng cần thiết, nhưng vẻ đẹp nội tâm còn quan trọng hơn nhiều.
Nữ văn sĩ đọc nhiều sách nên trí huệ mở mang, chiếu sáng tâm linh, mang lại thần thái đoan trang, dung nhan hiền thục, lời nói đầy nội hàm tao nhã, nghi thái thanh lịch cuốn hút người nghe.
Sách bồi đắp cho cô một đời sống tinh thần phong phú, đem đến cho cô khí chất Chân – Thiện – Nhẫn để cô có một trái tim hướng thiện, cảm ân, hiểu đời, hiểu người, tự tin và xuất chúng.
Còn người phụ nữ sành điệu thì cuộc sống của cô chỉ xoay quanh mối bận tâm về thời trang, hàng hiệu. Sở hữu được những thứ mình mong cầu thì hoan hỉ, vui sướng. Thế giới tinh thần của cô ồn ào, khoa trương, hư ảo và đầy mệt mỏi.
Cách nói chuyện cũng phản ánh rõ phẩm vị của cô ấy, cho dù có áo choàng lông đắt tiền, túi Chanel xa xỉ hay trang sức bạc triệu, cũng không thể che lấp được tục khí toát ra từ cô ấy.
Những thứ hào nhoáng bên ngoài không có khả năng che đậy được con người thật của bạn. Chỉ có đọc sách, tiếp thu giáo dục và tu dưỡng tâm hồn mới có thể tìm thấy con người thật của mình.
Đọc sách là cách tốt nhất để nâng cao khí chất của mỗi người. Sách có thể chạm đến linh hồn và làm nên khí chất của một người. Một cuốn sách hay và bổ ích sẽ thay đổi tư duy, thay đổi lối sống và giúp ta biết nhìn nhận cuộc đời một cách chân thực.
Sách giúp bạn sống tốt hơn, thậm chí giúp bạn trở thành một con người khác biệt, lý trí hơn, không nói những lời vô vị, cư xử hòa nhã và xử trí mọi việc bình tĩnh, sáng suốt hơn.
Sách không những cho bạn một đời sống tinh thần phong phú, mà còn là người bạn thân thiết khai sáng, hỗ trợ bạn trước những thách thức, khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống.
Đọc sách là cách tốt nhất có thể chạm đến linh hồn và làm nên khí chất của một người. (Ảnh: duhocnhat.org)
Sách làm nên vẻ đẹp và khí chất của người phụ nữ
Bà ngoại của tôi rất thích đọc sách, bà rất thích đọc những cuốn sách về tâm linh, về các nhân vật truyền kỳ, sách dạy dưỡng sinh và cả những cuốn sách mang tính sự kiện thế giới.
Trong bữa cơm tối cuối tuần cả nhà đông đủ, mọi người bàn luận sôi nổi về mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ – Nga thì bà tôi, ở tuổi thất thập cổ lai hy vậy mà có những bình luận sắc bén về các chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump và Putin. Những người trẻ như tôi, thường xuyên lướt nét và cập nhập tin tức hằng ngày cũng không thể bằng bà.
Một lần, cả nhà đang tranh luận xem nơi nào nóng nhất địa cầu, và câu trả lời nhất quán của chúng tôi là Châu Phi, vì hoang mạc ở nơi đó nhiều hơn so với các lục địa khác. Chồng tôi còn nhấn mạnh thêm rằng, Châu Phi nằm ở xích đạo và không có nhiều biển, nên nhất định Châu Phi nóng nhất.
Để mọi người nói hết, bà tôi lúc đó mới nói rằng, Châu Phi có nhiều biển và nhiều hồ hẹp cho nên mùa hè ở Châu Phi không nóng bằng ở Quảng Đông. Mang phân vân đó đi hỏi “bác Google”, chúng tôi mới biết được những lời bà nói vô cùng chính xác.
Hóa ra kiến thức bà tôi có được là nhờ bà thường đọc các tạp chí địa lý nên hiểu biết nhiều địa lý ở các vùng, miền trên thế giới. Tri thức của bà so với chúng tôi rộng mở và thức thời hơn rất nhiều.
Trong một xã hội đề cao vật chất như hiện nay, nhiều người quan niệm rằng, chỉ cần ăn mặc thời thượng, có gu là có khí phách thời thượng, sang trọng. Nhưng tôi lại cảm thấy, chỉ có tư duy thời thượng và tân tiến mới có thể khiến nội tâm bạn phát ra thứ khí chất cao quý và tân thời.
Thứ khí chất này không thể dùng tiền, hàng hiệu bồi đắp được, mà chỉ cần dựa vào việc đọc sách.
Một người phụ nữ thích đọc sách không nhất thiết phải là người có học vấn cao, nhưng nhất định người ấy có văn hóa. Không nhất thiết phải nhờ cậy phấn son trang điểm, người phụ nữ ấy mặc nhiên rất đẹp, vẻ đẹp toát ra từ khí chất của họ thật lôi cuốn. Và trong mắt tôi, bà ngoại tôi là một người phụ nữ đẹp, vì bà ham đọc sách.
Những người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa có khí chất thường thích đọc sách hơn so với những người bình thường. Trong Hồng Lâu Mộng, hình ảnh tôi nhớ mãi là khi nàng Lâm Đại Ngọc ngồi tĩnh lặng đọc sách trong vườn Đại Quan, đầu nghiêng nghiêng, đôi mày hơi nhíu, ở nàng toát lên vẻ đẹp thoát tục.
Nàng không chỉ sở hữu vẻ đẹp mong manh, e lệ làm xao xuyến lòng người, mà nàng còn sở hữu trí thông minh hơn người, tâm hồn thi phú đích thực, đọc nhiều hiểu rộng, cầm kỳ thi họa đều thông hiểu.
Từng nhiều lần dẫn đầu top 100 ngôi sao quyền lực nhất thế giới, là người phụ nữ quyền lực nhất trong giới truyền thông và là một trong những người giàu nhất nước Mỹ, sở hữu khối tài sản lên đến cả tỉ đôla, nhưng nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey lại hé lộ sở thích đặc biệt của bà: Đọc sách.
Từng có một tuổi thơ nghèo khó cơ cực, bị lạm dụng tình dục và mang thai ở tuổi vị thành niên, điều gì đã khiến người phụ nữ da màu ấy vượt qua thời khắc tăm tối trong cuộc đời, để thành danh trong một môi trường giải trí cạnh tranh khốc liệt nhất thế giới.
Oprah Winfrey tiết lộ rằng: “Tôi bắt đầu làm quen với sách khi mới ba tuổi, và sớm phát hiện ra cả một thế giới thú vị từ sách để chinh phục, vượt xa phạm vi trang trại của gia đình chúng tôi ở Mississippi”.
Sách giúp bà có được sự tự tin và sức mạnh phát ra từ trong nội tại, và bà luôn dựa vào nội lực của chính mình để sống tốt hơn, suy nghĩ lạc quan, tích cực và hướng thiện. Bà thường dành nửa trong tổng số thu nhập khổng lồ mỗi năm của mình vào công tác từ thiện.
Sở hữu nước da sẫm màu, chiều cao khiêm tốn và thân hình mập mạp, hoàn toàn không có chút vẻ đẹp tiêu chuẩn theo cỗ máy giải trí Hollywood phồn hoa, hào nhoáng.
Nhưng Oprah Winfrey luôn là nữ hoàng trong mắt nhiều người hâm mộ trên thế giới, và bà được rất nhiều người nổi tiếng nể trọng, đó là bởi bà có vẻ đẹp từ khí chất cao quý.
Ngưỡng mộ khí chất của những tài nữ như thế, không gì bằng chúng ta nên noi theo họ, tạo thói quen thích đọc sách.
Sách giúp Oprah Winfrey có được sự tự tin và sức mạnh phát ra từ trong nội tại, và bà luôn dựa vào nội lực của chính mình để sống tốt hơn, suy nghĩ lạc quan, tích cực và hướng thiện. (Ảnh: biography.com)
Tài sản quý giá nhất của đời người là gì?
Là một danh thần dưới triều Mãn Thanh, Tăng Quốc Phiên vừa giỏi binh pháp, lại thông tường Nho học, văn võ song toàn. Ông để lại cho hậu thế những giá trị nhân sinh bất hủ, trong đó có câu: “Độc thư khả biến hóa khí chất”.
Ông cho rằng “Khí chất của con người là do trời sinh, rất khó thay đổi, chỉ duy nhất đọc sách mới có thể giúp chúng ta thay đổi khí chất. Theo những thầy tướng pháp xa xưa, chỉ có đọc sách mới giúp cho con người ta thay đổi xương cốt, tướng mạo“.
Bất luận con người sinh ra trong hoàn cảnh nào, có tướng mạo ra sao, thì đọc sách vẫn có thể giúp họ thay đổi khí chất.
Nhắc đến người Do Thái, chúng ta liên tưởng ngay đến một dân tộc mộ đạo, thông minh, giàu có và đặc biệt rất hiếu học. Họ chiếm ngôi quán quân thế giới về tỉ lệ đọc sách với hai chỉ số về sách cao nhất thế giới là số lượng xuất bản sách theo đầu người và số người trẻ đọc sách.
Không có người Do Thái thành đạt nào lại không tận lực tranh thủ thời gian trong cuộc đời để đọc và học. Họ coi trọng sách và có hẳn một nghi lễ gọi là “Lễ hôn sách ngọt”. Trong ngày lễ này, các bà mẹ Do Thái sẽ nhỏ vài giọt mật lên những trang sách và cho trẻ vẫn còn ở tuổi ẵm ngửa ngửi và nếm, nhằm gieo vào tiềm thức trẻ rằng, sách rất ngọt ngào và thơm tho, khiến chúng sau này sẽ yêu sách và coi sách giống như sinh mệnh vậy.
Từ ngàn xưa, người Do Thái luôn coi tri thức là loại vốn đặc biệt, vô giá và vĩnh hằng, không bao giờ lo sợ bị cướp bóc vì nó luôn ở trong đầu. Những người cha Do Thái luôn căn dặn con mình rằng: “Khi cháy nhà con hãy mang theo sách”, vì với họ, sách cho họ tri thức và là tài sản quý giá nhất.
Nhiều người mặc nhiên nghĩ rằng, những tri thức đọc được trong sách sẽ như sương khói bay qua tầm mắt, không thể ghi nhớ nổi qua thời gian. Nhưng thật ra, những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được mỗi ngày từng thấm nhuần vào xương cốt, nạp năng lượng tích cực cho ta, mà biểu hiện rõ nét nhất qua cốt cách, khí chất của mỗi người.
Đọc sách giống như ta đang trên hành trình tu luyện tinh thần, phải gian nan tích luỹ theo tháng ngày mới có thể tạo ra loại khí chất văn nhã. Loại khí chất này sẽ luôn ở bên bạn như hình với bóng.
Theo Cmoney
Khải Phong 
https://mb.dkn.tv/van-hoa/nguoi-phu-nu-co-khi-chat-cao-quy-se-dung-tien-vao-viec-gi.html

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...