Ai cũng muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh. Sức khỏe chính là niềm hạnh phúc của mỗi người, vậy bạn đã làm gì? Ngoài ăn uống khoa học, bạn hãy áp dụng ngay những bài tập đơn giản dưới đây để cải thiện sức khỏe hiệu quả mà chẳng cần đến một viên thuốc.
1. Đứng thăng bằng trên 1 chân
Bài tập này nhằm mục đích phát triển sự nhanh nhẹn và tập căng dây chằng ở mức độ nhẹ, cải thiện tuần hoàn và cột sống.
Bạn chỉ cần co một chân và đứng thẳng kết hợp giơ 2 tay hay ngang vai để giữ thăng bằng. Thực hiện ít nhất 5 lần với mỗi chân đứng thăng bằng.
2. Đứng vững và hít vào
Phương pháp này giúp cải thiện đường hô hấp của bạn.
Khi thực hiện, bạn đứng thẳng, đầu gối hơi chùng xuống, 2 tay để ngang ngực và bắt đầu hít vào từ từ. Thực hiện bài tập này mỗi ngày trong 2-5 phút.
3. Tập khí công
Những người học võ thường sử dụng bài tập này để khởi động trước khi tập luyện. Phương pháp khí công giúp kiểm soát nguồn năng lượng, sức mạnh và cả tinh thần.
Khi thực hiện, bạn hơi chùng 2 chân, 1 tay chống hông, tay còn lại đặt ngang vai. Sau đó, đưa tay từ vai vòng xuống phần eo và tiếp tục đưa tay về vị trí ngang vai.
4. Squat
Bài tập này tốt cho vùng cột sống và thắt lưng. Ngoài ra, nó còn làm giảm các rối loạn tâm lý đồng thời cải thiện chức năng thận.
Bạn chỉ cần đứng thẳng và ngồi xổm xuống như trong hình, thực hiện 10 lần mỗi ngày với người mới bắt đầu. Sau đó, lắng nghe cơ thể và bắt đầu tăng dần nhịp độ.
5. Tăng sức chịu đựng cho chân
Thời trung cổ, các nhà sư người Hoa thực hiện bài tập này để tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cho đôi chân.
Bạn hãy chùng đầu gối một chút và bắt đầu lắc nhẹ phần tay, chân và tránh lắc lưng nhé.
6. Bài tập “hái trái cây”
Tuy là bài tập đơn giản nhưng lại rất hiệu quả vì nó kích thích thận, lá lách cùng tuyến tụy. Lúc này, các khớp cũng linh hoạt hơn.
Khi thực hiện, bạn đứng thẳng, xoay nhẹ người sang 1 bên rồi giơ 1 tay cao lên như đang hái hoa quả rồi thu tay về ngang vai và quay người sang bên kia thực hiện tương tự.
7. Bài tập tốt cho dây chằng
Tập thể dục theo cách này giúp cải thiện dây chằng, tăng sức mạnh cơ bắp và mở khớp.
Để thực hiện, bạn mở 2 chân bằng vai, bàn tay xòe ra và để ngang vai rồi từ từ hạ tay xuống phần eo và tiếp tục giơ tay ngang vai. Lặp lại bài tập này 8 lần một hiệp rồi nghỉ.
8. Bài tập ngựa
Mục đích chính của bài tập này là không chỉ tập luyện cơ thể mà còn tăng năng lượng và tinh thần.
Cách thực hiện như sau: Đứng mở 2 chân thật to, hai tay đặt trước lồng ngực sao cho mu bàn tay chạm nhau, sau đó từ từ giơ 2 tay qua đầu. Bước tiếp theo, mở cánh tay hạ xuống ngang đùi và tiếp tục đưa 2 tay qua đầu rồi thu về vị trí như ban đầu.
9. Bài tập nâng đồ
Bài tập này cải thiện sự ổn định của khớp gối.
Cách thực hiện: Chùng gối thật sâu sao cho 2 bàn tay ngang đầu gối. Sau đó, bạn từ từ đứng dậy và giơ tay song song qua đầu như đang nâng đồ vật.
10. Bài tập xoay đầu gối
Đây là phương pháp khởi động phổ biến trong võ thuật để tăng sự linh hoạt cho khớp gối.
Cách thực hiện: Đứng cúi người và đặt 2 tay vào đầu gối rồi bắt đầu xoay khớp đầu gối theo vòng tròn. Lặp lại nhiều lần khi thực hiện.
1. Đứng thăng bằng trên 1 chân
Bài tập này nhằm mục đích phát triển sự nhanh nhẹn và tập căng dây chằng ở mức độ nhẹ, cải thiện tuần hoàn và cột sống.
Bạn chỉ cần co một chân và đứng thẳng kết hợp giơ 2 tay hay ngang vai để giữ thăng bằng. Thực hiện ít nhất 5 lần với mỗi chân đứng thăng bằng.
2. Đứng vững và hít vào
Phương pháp này giúp cải thiện đường hô hấp của bạn.
Khi thực hiện, bạn đứng thẳng, đầu gối hơi chùng xuống, 2 tay để ngang ngực và bắt đầu hít vào từ từ. Thực hiện bài tập này mỗi ngày trong 2-5 phút.
3. Tập khí công
Những người học võ thường sử dụng bài tập này để khởi động trước khi tập luyện. Phương pháp khí công giúp kiểm soát nguồn năng lượng, sức mạnh và cả tinh thần.
Khi thực hiện, bạn hơi chùng 2 chân, 1 tay chống hông, tay còn lại đặt ngang vai. Sau đó, đưa tay từ vai vòng xuống phần eo và tiếp tục đưa tay về vị trí ngang vai.
4. Squat
Bài tập này tốt cho vùng cột sống và thắt lưng. Ngoài ra, nó còn làm giảm các rối loạn tâm lý đồng thời cải thiện chức năng thận.
Bạn chỉ cần đứng thẳng và ngồi xổm xuống như trong hình, thực hiện 10 lần mỗi ngày với người mới bắt đầu. Sau đó, lắng nghe cơ thể và bắt đầu tăng dần nhịp độ.
5. Tăng sức chịu đựng cho chân
Thời trung cổ, các nhà sư người Hoa thực hiện bài tập này để tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cho đôi chân.
Bạn hãy chùng đầu gối một chút và bắt đầu lắc nhẹ phần tay, chân và tránh lắc lưng nhé.
6. Bài tập “hái trái cây”
Tuy là bài tập đơn giản nhưng lại rất hiệu quả vì nó kích thích thận, lá lách cùng tuyến tụy. Lúc này, các khớp cũng linh hoạt hơn.
Khi thực hiện, bạn đứng thẳng, xoay nhẹ người sang 1 bên rồi giơ 1 tay cao lên như đang hái hoa quả rồi thu tay về ngang vai và quay người sang bên kia thực hiện tương tự.
7. Bài tập tốt cho dây chằng
Tập thể dục theo cách này giúp cải thiện dây chằng, tăng sức mạnh cơ bắp và mở khớp.
Để thực hiện, bạn mở 2 chân bằng vai, bàn tay xòe ra và để ngang vai rồi từ từ hạ tay xuống phần eo và tiếp tục giơ tay ngang vai. Lặp lại bài tập này 8 lần một hiệp rồi nghỉ.
8. Bài tập ngựa
Mục đích chính của bài tập này là không chỉ tập luyện cơ thể mà còn tăng năng lượng và tinh thần.
Cách thực hiện như sau: Đứng mở 2 chân thật to, hai tay đặt trước lồng ngực sao cho mu bàn tay chạm nhau, sau đó từ từ giơ 2 tay qua đầu. Bước tiếp theo, mở cánh tay hạ xuống ngang đùi và tiếp tục đưa 2 tay qua đầu rồi thu về vị trí như ban đầu.
9. Bài tập nâng đồ
Bài tập này cải thiện sự ổn định của khớp gối.
Cách thực hiện: Chùng gối thật sâu sao cho 2 bàn tay ngang đầu gối. Sau đó, bạn từ từ đứng dậy và giơ tay song song qua đầu như đang nâng đồ vật.
10. Bài tập xoay đầu gối
Đây là phương pháp khởi động phổ biến trong võ thuật để tăng sự linh hoạt cho khớp gối.
Cách thực hiện: Đứng cúi người và đặt 2 tay vào đầu gối rồi bắt đầu xoay khớp đầu gối theo vòng tròn. Lặp lại nhiều lần khi thực hiện.
Comments
Post a Comment