Skip to main content

Thoát bẫy thu nhập trung bình trong mười năm tới

Phải thoát bẫy thu nhập trung bình trong mười năm tới và xa hơn thế nữa là nội dung buổi hội thảo chủ đề Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam giai đoạn 2021 đến 2030 và tầm nhìn 2040.
thunhhap1
Công nhân trong một công ty may mặc ở Hà Nội. AFP
Đó là buổi hội thảo hôm 20 vừa qua, phối hợp giữa Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Ngân Hàng Thế Giới củng với Tổ Tư Vấn Kinh Tế của thủ tướng chính phủ.
Phát biểu của thủ tướng Vương Đình Huệ và của các chuyên gia tham dự được báo chí trong nước cho là hiến kế giúp Việt Nam trở thanh nước thu nhập trung bình cao.
Nói một cách khác, tiến tới thu nhập trung bình cao là mô hình tăng trưởng để thoát bẫy thu nhập trung bình hiện tại. Theo lời phó thủ tướng Vương Đình Huệ, xác định mô hình tăng trưởng là quan trọng, nhưng định hướng lớn về mặt chính sách, thể chế, tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu mong muốn còn quan trọng hơn nhiều.
Số liệu chính thức cho thấy năm 2008 thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam sấp sỉ 1.000 USD, được coi là mức thu nhập trung bình. Ngay lúc đó giới quan sát kinh tế đã cảnh báo Việt Nam sẽ bị rơi vào một cái bẫy gọi là bẫy thu nhập trung bình bởi nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc khai thác sức lao động rẻ và đơn giản.
Đến đầu 2019, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu Tư nhắc lại cảnh báo vừa này, nói rằng Việt Nam đang đối mặt với bẫy thu nhập trung bình vì chi phí lao động thấp, sản xuất có giá trị thấp và công nghệ thấp.
Tiến sĩ Đinh Xuân Quân, chuyên gia kinh tế từng làm việc cho Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới, từng làm trong ngành phát triển và cải cách hành chính ở Afghanistan, Iraq và Việt Nam, cho biết dựa theo tỷ lệ của Ngân Hàng Thế Giới thì :
Trong thu nhập trung bình có 2 hay 3 cấp, từ 1.000 tới 2000 là thu nhập trung bình thấp, từ 2000 tới 3.000, 4.000, 5.000 hay 6.000 là trung cấp, trên 10.000 đô la thì mới là mức thu nhập trung bình cao.
Bẫy thu nhập trung bình (middle income trap) là các nước mà thu nhập trung bình không qua được 2.00, 3.000 hay 4.000 nghĩa là không ra khỏi được mức thu nhập trung bình thấp. Từ mức trung bình thấp tới mức trung bình cao hơn nữa là khó, rất nhiều nước trên thế giới đi vào mức trung bình thấp mà không qua được, cứ nằm ở cái độ 2.000, 3.000, 4.000 đô la/ đầu người/một năm. Đó gọi là cái bẫy thu nhập trung bình.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh ở Hà Nội nhận định về mức thu nhập trung bình hiện tại của Việt Nam :
Chúng ta đã đạt cái mức trung bình trong một thời gian khá dài rồi, năm nay là sấp sĩ 2.500, nhưng để đạt được mức 12.000 đô la một đầu người lại là một quá trình rất dài và khó khăn.
Thu nhập bình quân 12.000 USD một đầu người một năm được xem là mức thu nhập của một quốc gia đã trở thành giàu có. Theo thủ tướng Vương Đình Huệ, cách để thực hiện chiến lược đưa Việt Nam thành một đất nước có thu nhập trung bình cao hơn thì một là tiệm tiến và hai là đột phá, nhảy vọt, đi tắt đón đầu. Đi con đường này như thế nào là câu hỏi được ông Vương Đình Huệ nêu ra. 
Trong khi đó, ông Vũ Viết Ngoạn, tổ trưởng Tổ Tư Vấn Kinh Tế của thủ tướng chính phủ, góp ý rằng giai đoạn 2021 đến 2030 vô cùng quan trọng và có tính cách quyết định cho vấn đề Việt Nam có thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình hay không.
Một chuyên gia kinh tế tài chính khác, tiến sĩ Ngô Trí Long, phân tích :
Thực trạng thu nhập trung bình của Việt Nam theo số liệu cuối 2018 là 2.584 USD bình quân một đầu người thì vẫn là mức thu nhập trung bình thấp. Ngay trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam thì đến 2030 sẽ là 3.500 nhưng mà đạt đến mục tiêu ấy rất là khó. Bình quân hàng năm của tốc độ tăng thu nhập trên đầu người vào khoảng từ 100 đến 150, năm nào cao nhất là 150. Thế thì đây là kỳ vọng, là ước vọng của lãnh đạo Việt Nam cũng như người dân Việt Nam.
Ước vọng đó còn rất nhiều những gian nan, những trắc trở, tiến sĩ Ngô Trí Long nói tiếp, nếu không cẩn thận thì Việt Nam không những rơi vào mà còn quanh quẩn mãi trong bẫy thu nhập trung bình thấp :
Là vì trong khi Việt Nam tiến một bước thì người ta đã tiến mấy bước, bây giờ cuộc tọa đàm hội thảo diễn ra như vậy thì mục tiếu là làm sao để Việt Nam cất cánh, có nghĩa là nâng thu nhập trung bình đầu người bằng thu nhập bình quân của thế giới trong những năm tới, có thể là mười mấy nghìn đô.
Đối với giám đốc Ngân Hàng Thế Giới tại Việt Nam, ông Ousmane Dione, cuộc hành trình để Việt Nam đi trên con đường có thu nhập cao chỉ mới bắt đầu, những thành tựu mà Việt Nam đạt được hơn 30 năm qua không chắc bảo đảm thành công trong tương lai.
Chính vì thế, ông Ousmane Dione nhấn mạnh, Việt Nam cần thay đổi, cần đổi mới mô hình tăng trưởng để trở thành đất nước có thu nhập cao hơn vào năm 2030 cũng như tiếp sau đó. Ông khuyên Việt Nam cần chuyển sang tăng trưởng dựa căn bản vào tăng năng suất..
Đó là bản tin trên báo mạng Dân Trí tiếng Anh hôm 22 vừa qua, dẫn lời các chuyên gia tại hội nghị về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia diễn ra một ngày trước đó, cho thấy Việt Nam đã thất bại trong việc cải thiện năng suất lao động trong 10 năm qua và vẫn đang đứng thứ 3 từ dưới lên trong khối ASEAN.
Ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR), cho biết năng suất lao động ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước ASEAN khác, chưa kể đến Singapore hay Trung Quốc.
Bên cạnh đó, vẫn theo ông Nguyễn Đức Thành, thiếu nguồn đầu tư, môi trường làm việc trong lúc sử dụng công nghệ thấp khiến Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước thu nhập thấp ở ASEAN và châu Á.
Từng làm việc trong lãnh vực cải cách hành chính ở Việt Nam, tiến sĩ Đinh Xuân Quân cho rằng Việt Nam có thể thoát được mà cũng có thể không thoát được bẫy thu nhập trung bình :
Hiện Việt Nam làm gì, xuất khẩu cái gì, sản xuất cái gì ? Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc, gạo, cà phê vân vân… Đó là những gì mình đã có rồi nhưng chưa có chế tạo cái gì mới hết. Thí dụ làm điện thoại Samsung thì Việt Nam chỉ ráp thôi chứ có chế cái gì mới đâu. Muốn qua được cái bẫy thu nhập trung bình thì mình phải đủ sức tham gia vào chế biến chứ không phải chỉ đi làm công cho người ta thôi.
Hiện giờ kinh tế Việt Nam chỉ một là khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình, hai là đi làm mướn cho người khác, do đó chưa có cái kỹ nghệ công nghiệp gì đặc biệt cho Việt Nam cả.
Nếu có thể so sánh thì thoát bẫy thu nhập trung bình đầu người không chỉ là chuyện khó đối với Việt Nam mà thôi, tiến sĩ Đinh Xuân Quân nêu thí dụ :
Ai cũng tưởng Malaysia đã thoát khỏi mức trung bình được mà rốt cuộc vẫn chưa ra khỏi. Các nước Đông Nam Á ra khỏi bẫy thu nhập trung bình thì chỉ có Singapore thôi. Singapore tự chế, dùng trí tuệ nhiều hơn là tay chân, do đó họ thoát ra được. Nhưng các nước như là Indonesia, GDP của họ cao hơn Việt Nam, họ chừng 3000, 4.000 thôi nhưng mà họ nằm đó nhiều năm rồi, đó là cái bẫy mà các kinh tế gia gọi là cái bẫy thu nhập trung bình. Việt Nam và các nước này hiện giờ chưa có nước nào trên 10.000 đô la/ đầu người/ một năm trừ Singapore. Á Châu thì có Đài Loan và Nam Hàn thôi.
Vẫn theo lời ông, muốn vào nguồn có thu nhập trung bình cao thì Việt Nam phải có sự đóng góp của điều gọi là lao động có trí óc, có trí tuệ :
Ở đây thì Việt Nam còn ít về vấn đề trí thức, nghĩa là trí thức công nghiệp còn thấp. Việt Nam vẫn tới được mức thu nhập trung bình thấp hai ba ngàn, nhưng muốn từ 3.000 mà nhay lên 10.000, 11.000, 15.000 thì cần nhiều thay đổi. Trong thay đổi có vấn đề thay đổi tổ chức, về vấn đề doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước vẫn được sản xuất vẫn được vay tiền một cách dễ dàng trong lúc doanh nghiệp tư nhân có đầu óc có trí tuệ muốn vay muốn mượn thì rất khó.
Tại cuối buổi hội thảo Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045 mà chủ đề là mức thu nhập trung bình cao hơn, giám đốc Học Viện Chính Trị Quốc Gia Nguyễn Xuân Thắng cũng đồng ý thể chế là yếu tố then chốt để vận hành mô hình kinh tế mới, bao gồm bà trụ cột chính là kinh tế, xã hội và môi trường. Ông nói các cơ quan chức năng sẽ phải tiếp thu và tận dụng ý kiến đóng góp của giới khoa học cũng như các nhà kinh tế nhằm hoàn thiện và định hướng thực hiện cho tương lai của kinh tế Việt Nam.
Thanh Trúc
Nguồn : RFA, 22/03/2019

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b