Skip to main content

CHIA SẺ DỮ LIỆU, ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬVÀ E-GOV VIETNAM (HIỆU MINH)


dinhdanh_dientu
Mấy tuần trước Thủ tướng Phúc khai trương “Trục liên thông văn bản quốc gia”, một bước tiến trong chương trình lớn e-Gov Vietnam. Trước kia công văn chuyển bằng bưu điện mất cả tuần mới đến, giờ trong vài giây. Tiện dụng khỏi phải nói nhất là giữa các cơ quan chính phủ, tỉnh, địa phương, chưa nói đến công dân và doanh nghiệp được hưởng lợi lớn như thế nào.
Tưởng tượng 5 năm tới số lượng giấy tờ của Chính phủ “chất đầy” trên server nếu thêm việc quét hay copy toàn bộ công văn có rải rác khắp nước có từ trước thời điểm “Trục liên thông…” ra đời thì kho dữ liệu là khổng lồ.
Dữ liệu là chết, chẳng có giá trị gì, nếu không mang ra dùng, chia sẻ cho mục đích phát triển, sẽ giống như Gơ-răng-đê (Félix Grandet), một nhân vật trong “Lão hà tiện” (*), có vàng cất đi, thỉnh thoảng mang ra ngắm và cuối cùng chết trong đống của vô dụng.
Trong thế giới CN 4.0 dữ liệu phải coi là tài sản. Đã là tài sản thì phải mua, bán, chia sẻ, có tài sản công, có tài sản riêng, có tài sản vừa riêng và công, có thể bảo mật có thể không. Kho dữ liệu trên “Trục liên thông” cũng vậy.
Tuần qua, VP CP, Bộ 4T, WB, Ausaid tổ chức liên tục hai hội thảo mang tính cốt lõi cho hệ sinh thái số của e-Gov Vietnam, là chia sẻ dữ liệu và định danh điện tử nhằm khuyến nghị chính phủ xây dựng khung pháp lý. Kiến trúc, nền tảng công nghệ là việc khá dễ, khuôn khổ pháp lý khó hơn, cách vận hành và thay đổi não trạng mới thật khó.
Trong hội thảo về Định danh điện tử, Ausaid trợ giúp kỹ thuật cùng với WB, anh tham tán ĐS Australia gây sốc cho hội trường khi bắt đầu phát biểu bằng tiếng Việt. Trong khi đó một chuyên gia Thái Lan trình bày bằng tiếng Anh như gió, nhất là khi anh nhắc dự án định danh điện tử được sự đóng góp lớn của đội ngũ tình nguyện viên thuộc các tổ chức dân sự tại Thái Lan.
Các đại biểu trong nước cũng như quốc tế đều nói về chia sẻ cái gì, chia sẻ như thế nào, cái nào cần bảo mật và “ai là ai – who is who” khi truy nhập kho dữ liệu từ công cộng đến tối mật cần một chính sách rõ ràng. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khi ký một văn bản online dùng chữ ký điện tử, định danh điện tử phải xác thực ông Dũng là ông Dũng chứ không phải một ông Dũng ảo khác ký thay.
Ông Mai Tiến Dũng trích tài liệu ID4D của Ngân hàng Thế giới, hiện có gần một tỷ người trên toàn cầu thiếu một hình thức định danh hợp pháp, 6,6 tỷ người còn lại có một số hình thức định danh, nhưng hơn một nửa không thể sử dụng nó một cách hiệu quả trong các hệ sinh thái số ngày nay.
Tại Việt Nam, việc xác thực danh tính người dân khi sử dụng dịch vụ dựa vào chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân hay các giấy tờ tùy thân khác vẫn còn rất phổ biến, gây bất tiện cho người dân và giảm hiệu quả khi cung cấp dịch vụ nhất là dịch vụ online. Trong môi trường số thì xác thực phải là số.
Một người khi sinh ra ngày nào, sinh ra ở đâu, quốc tịch và giới tính sẽ không thay đổi và sẽ theo suốt cuộc đời tới lúc rời bỏ thế giới này. Nhiều quốc gia như Mỹ, Canada hay Singapore dùng thông tin này cho định danh.
Về địa chỉ có thể quản lý bằng luật. Ở Singapore, lang thang chỗ mới 3 tháng thì OK nhưng sau 3 tháng phải ra phường đăng ký. Bên ta có đăng ký tạm trú, tạm vắng, nhưng off line nên chả biết ông giời ở đâu. Có khi đăng ký ở Nghệ An nhưng đã tót sang Canada với thẻ xanh rồi.
Bên Mỹ dùng bằng lái xe. Tới tiểu bang mới dùng bằng cũ ok, nhưng sau 3 tháng phải đổi bằng và đây chính là mấu chốt để quản lý địa chỉ lưu trú. Nhiều thông tin chéo khác như số xe phải có chủ, chủ phải có địa chỉ. Khi bán xe chủ xe cũ tháo luôn biển vứt vào thùng rác của bên quản lý xe DMV. Chủ mới phải ra đăng ký, lại hỏi địa chỉ nhà ở, chưa kể cho con đi học, mua bảo hiểm, không địa chỉ sao làm được.
Ấn Độ quản lý bằng số liệu sinh trắc học như vân tay, vân mắt… cũng được cả tỷ người đã được định danh cho giao dịch online.
Chia sẻ dữ liệu, định danh điện tử không được làm rõ từ bây giờ sẽ gây rắc rối ở môi trường số trong tương lai. e-Gov Vietnam thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc định danh một con người, cách chia sẻ dữ liệu, nền tảng công nghệ và quan trọng nhất là Chính phủ số điều hành phải theo kiểu số.
22-3-2019
Hiệu Minh
PS. Xem lại những ảnh đưa lên clip tôi thấy các đại biểu tỏ ra chăm chú nghe nội dung trình bày và mặt ai cũng lo âu, căng thẳng, chỉ dấu cho thấy, e-Gov Vietnam sẽ thành công thui

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...