LTS: Chúng tôi có nhận được bài viết sau đây trong loạt bài liên quan đến chuyện đấu đá lẫn nhau giữa các phe phái trong nội bộ đảng CSVN, trong đó có một số thông tin khó kiểm chứng. Chúng tôi có hỏi qua ý kiến của một cựu sĩ quan công an và nhận được câu trả lời, trong đó có đoạn:
“Đọc qua bài này, nhận thấy, về cơ bản, có trên 80% thông tin đề cập trong bài viết này là có cơ sở, rất nhiều chi tiết rất đúng với thực tế đã lan truyền nhiều năm nay ở Hà Nội. Khi Nguyễn Đức Nhanh thôi chức Giám đốc CA Hà Nội, người lên thay Nhanh dự kiến là người khác, chứ không phải là ‘Chung con’. Cũng như khi Nguyễn Đức Chung lên làm Chủ tịch Hà Nội và sau đó vào Trung ương Khóa 12, người mà ‘Chung con’ nhắm thay mình là một kẻ khác, chứ không phải là Đoàn Duy Khương như hiện nay“.
Do vậy, chúng tôi quyết định đăng loạt bài này. Cũng xin quý độc giả giúp kiểm chứng thêm thông tin và cho ý kiến phản hồi những chi tiết trong bài, nếu nhận thấy không chính xác.
_____
LaoDai Lao
15-3-2019
Chung con là biệt danh của Nguyễn Đức Chung, hiện là Chủ tịch Hà Nội thời còn học tại Đai học Cảnh sát trên Suối Hai. Dù rằng Chung con đang là Chủ tịch Hà Nội, Ủy viên Trung ương trẻ của khóa 12, song hôm nay xin gọi tên tục của ông Chủ tịch thủ đô như thế cho nó gần dân.
Chủ tịch Chung con sinh năm 1967, quê ở Phú Thọ. Nguyễn Đức Chung là một học viên cảnh sát D11 (khóa 1985 – 1990), có mọi thứ đều bình thường không có gì đặc sắc, ngoài chuyện cù lần. Tốt nghiệp ra trường, Chung con được phân công về Đội Trọng án, Phòng CS Điều tra Công An Hà Nội, từ cái hồi phòng còn ở cuối phố Sinh từ (Nguyễn Khuyến) gần Văn Miếu.
Trước đây, cứ mỗi lần thấy Chung con ở đâu, thì mấy cậu công an Hà Nội thường chỉ tay và chửi “ĐM, thằng này vừa rồi theo Diện đen (nguyên Đội phó) nhận chạy cả án tử hình, cuối cùng gia đình tử tù người Phú Thọ tiền mất tật mang, con trai vẫn y án nên ức quá rồi tố giác, kết quả bị kỷ luật cả một đám“. (Theo lời các bạn bè học cùng trường ĐH Cảnh sát với Chung con kể lại).
Kể ra chuyện này, để thấy không nhẽ một kẻ như Chung con lại có sự thăng tiến nhanh đến chóng mặt như chúng ta đã thấy. Câu chuyện này bây giờ cứ hỏi mấy người là trong ngành Công An công tác ở Hà Nội thì ai cũng biết. Vậy mà, Chung con đã thăng tiến một cách ngoạn mục, còn hơn cả hot girl Quỳnh Anh – bồ nhí của Bí thư Thanh Hóa bây giờ.
Cứ nghĩ mà xem, năm 1991, Chung con là một điều tra viên, lính của đồng chí Nguyễn Đức Nhanh – Trưởng phòng CSĐT, vậy mà đến năm 2012, khi Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh nghỉ hưu thì Đại tá Chung con lên thay tướng Nhanh và năm 2013 được phong hàm Thiếu tướng.
Chưa dừng lại ở đó, ngồi ghế Giám Đốc Công An thành phố Hà Nội chưa nóng đít, Chung con có quyền lực ép Nguyễn Thế Thảo làm đơn nghỉ trước khi Đại hội diễn ra, nhảy tót lên ghế Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội vào ngày 04 tháng 12 năm 2015, trước Đại hội 12 chưa đầy 1 tháng. Để rồi nghiễm nhiên trở thành Ủy viên Trung ương Đảng khóa 12.
Sự thăng tiến nhanh đến chóng mặt của Nguyễn Đức Chung như trên là do bàn tay của đồng chí Lê Hồng Anh, tự Út Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; nguyên Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an. Trong vai trò cha nuôi của Chung con, với sự tiếp sức của Ba Dũng, mà còn phải kể đến công không nhỏ của Phạm Quang Nghị, Bí thư Hà Nội và Tô Huy Rứa trưởng Ban Tổ Chức Trung ương lúc đó.
Đây là các trụ cột trong nhóm Thanh Hóa của cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (Trọng lú rất cay vụ này, chửi Rứa là đứa phản phúc). Nhưng câu chuyện về sự thăng tiến của Chung con phải bắt đầu từ vụ Chùa Trăm gian tìm lại được bộ tranh cổ Thập điện diêm vương và đích thân Chung con – Đại tá Nguyễn Đức Chung – Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH – CATP Hà Nội trả lại. Cái hay là không phải công của Chung con nhưng Chung con được bố nuôi sắp xếp nhận thành tích, còn người có công thật được bố trí sang làm lãnh đạo Học viện Cảnh sát để nhường công đó cho Chung con.
Sau Đại hội XII, Chung con nhận thấy phe 3 Dũng yếu thế, nên rất nhanh chạy theo Phúc nghẹo, Sáu Bình. Với tài sản ở trong nước cũng như nước ngoài rất lớn, cậu ấm cũng là thành viên câu lạc bộ RICH KID cùng với các cậu ấm khác nhà Phúc nghẹo và Sáu Bình, vợ đứng sau toàn bộ các hoạt động ngầm ở Hà Nội, rửa tiền qua chuỗi siêu thị Minh Hoa.
Lại nói về siêu thị Minh Hoa khởi nguồn trên đất Thái Hà, mảnh đất của ông Bạch, mà Chung con gọi là bố nuôi. Sau này khi Chung con lên Minh Hoa trở thành siêu thị hàng chất lượng cao của Hà Nội, dù ít khách nhưng cửa hàng bề thế không kém siêu thị lớn vì chủ yếu là để rửa tiền. Vợ Chung con và vợ Phạm Minh Chính vừa rủ nhau đi Mỹ chơi về và đang xây dựng bệnh viện – khách sạn ung bướu hiện đại ở Hà Nội. Dây liên minh này đang hình thành sẽ được phân tích ở bài sau.
Sau Trung ương 9 vừa rồi, Chung con được biết mình có trong quy hoạch Bộ Chính trị, nhưng cửa về Bộ Công an đã khép lại (Ngọc trắng – đệ cụ tổng là Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống Tham nhũng lên Bộ trưởng Công an) nên Chung đành chịu bám Phúc và sáu Bình. Cách tốt nhất là cung cúc phục vụ, bơm tiền và hoạt động nghiệp vụ ngầm giúp hai anh loại bỏ các đối thủ để hi vọng hai anh thương tình cho tí vị trí khóa sau.
Phúc nghẹo và Sáu BÌnh mượn tay Chung con để hạ vây cánh của Trọng lú vì chỉ khi Trọng lú nghỉ dưỡng già thì Phúc và Bình mới thay nhau lên nắm TBT và Thủ tướng. Để làm được điều này, Phe này có Tư Sang đứng sau hỗ trợ. Nhưng miếng ăn không dễ đến tay, phe Vương Đình Huệ và Phạm Minh Chính cũng không buông với sự tiếp tay của Phan Diễn.
Tuy nhiên Huệ có vẻ đang yếu vì các cán bộ lão thành nhận xét, Huệ chỉ lí thuyết xuông và quan trọng là đối nhân xử thế không tốt, lừa thầy phản bạn. Điều này minh chứng bởi hai thời điểm quan trọng. Thời điểm lúc Huệ làm Bộ Tài chính, Huệ đáng nhẽ phải vào Bộ Chính trị từ khóa XI nhưng vì ngạo nghễ cho tay chân đến đưa quà cho bí thư chi bộ khu phố Hào Nam để lấy phiếu tín nhiệm Đảng viên sinh hoạt hai chiều tại khu dân cư (hiện nay Huệ không ở đây mà ở chung cư cao cấp 88 Láng Hạ) nhưng lại không chào hỏi, quà cáp cho Trọng, tổng cục trưởng tổng cục thuế, đã nghỉ hưu sinh hoạt cùng chi bộ hai chiều khu dân cư. Trọng là đàn anh chơi thân với Sinh Hùng và Vũ Văn Ninh nên chửi Huệ không biết điều, cư xử không hay và công khai nói với cán bộ hưu trí ngành tài chính (Trọng làm chủ tịch ban liên lạc hưu trí Bộ Tài chính).
Nhận thấy đệ cưng của mình chưa gì đã phản chúa, nên Sinh Hùng và Vũ Văn Ninh cho Huệ đi luôn trong một nốt nhạc cho chừa. Thời điểm thứ hai là vì sốt ruột tranh chức Thủ tướng của Phúc nghẹo (dốt đặc cán mai mà đòi chỉ đạo người học thức như tao) nên Huệ cũng gấu cứng kinh lắm, họp Chính phủ hay bàn các vấn đề hệ trọng liên quan đến tài chính, Huệ đều mớm để Phúc phải quyết vì Phúc có hiểu mẹ gì đâu, nói thế nào làm theo thế đấy.
Phúc cũng không dám làm gì Huệ vì Huệ nắm toàn bộ Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, dù chả hiểu sau này ra sao, nợ công thế nào, nhưng có đằng sau Tập đoàn, Tổng công ty cấp tiền. Phúc và Huệ đang chiến đấu đưa người về nắm các tập đoàn hàng đầu. Điện lực EVN đã có chủ là người của Phúc, còn Huệ đang ra sức chiếm Dầu khí. Thế cũng mạnh nên dù Huệ được giao xây dựng đề án cải cách tiền lương nhưng mãi đxx nghĩ ra vì đầu lý thuyết, lại hô hào bắt hộ kinh doanh cá thể chuyển sang công ty để hoàn thành chỉ tiêu 1 triệu doanh nghiệp dù mạnh hay yếu cũng kệ, miễn là có thành tích để đấu lại Phúc.
Trước mắt Huệ và Phạm Minh Chính liên thủ và kéo Chung con về làm trợ thủ, dù không ưa gì vì Chính cũng trong ngành công an lâu năm, thừa hiểu sẽ “nuôi ong tay áo”.
Kỳ 2: Sáu Bình và thủ đoạn đối phó Huệ
Comments
Post a Comment