Skip to main content

Tin bất ngờ về dự thảo sản xuất nước mắm

Thời điểm dư luận đang xôn xao giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp. Tiêu chuẩn về nước mắm, nước mắm công nghiệp và nước chấm. Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc nói về Dự thảo sản xuất nước mắm.

Chiều 12-3, chủ trì hội nghị giữa các nhà sản xuất nước nắm, các chuyên gia về nước mắm để lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo "Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm" (vừa bị tạm dừng thẩm định), ông Huỳnh Quang Hưng - phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, Kiên Giang - nói: các nhà sản xuất nước mắm tại Phú Quốc cần tiếp tục kiến nghị với các bộ, ngành trung ương về bản dự thảo gây "sóng gió" dư luận mấy ngày qua.

Sẽ tiếp tục thông qua?

Mặc dù đã có chỉ đạo tạm dừng thẩm định dự thảo, ông Hưng nhận định nó sẽ được thông qua trong thời gian tới. Vấn đề là những nhà sản xuất nước mắm truyền thống nên có những góp ý để quy định khi được ban hành phù hợp thực tế, để làm sao nghề sản xuất nước mắm được lưu giữ, bảo tồn và phát triển một cách bền vững và lâu dài.

"Chứ không phải là 2-3 năm trước đã 'bị' thạch tín (asen), 2-3 năm nay bị vướng cái này, 2-3 năm tới lại vướng cái khác thì người sản xuất không yên tâm khi đầu tư vào đây", ông Hưng tỏ ra ngao ngán.

Đưa ra bản chứng nhận của Liên minh châu Âu công nhận chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc, ông Hưng cho rằng đó là tài sản quý báu, là công sức, là gian khó của các nhà sản xuất nước mắm, các bộ ngành. Để được chỉ dẫn này, nước mắm Phú Quốc đã vượt qua nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn rất khắt khe.

"Thử hỏi nếu nước mắm truyền thống mất đi thì giá trị của giấy chứng nhận này có còn giá trị nữa hay không? Mà giá trị này không chỉ riêng của Phú Quốc, mà là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được Liên minh châu Âu công nhận chỉ dẫn địa lý", ông Hưng nhấn mạnh.

Theo lãnh đạo huyện Phú Quốc, hiện huyện đảo này có 53 doanh nghiệp, sơ sở chế biến nước mắm, mỗi năm sản xuất 22 triệu lít. Bên cạnh đó là 2.600 tàu thuyền đánh bắt cá cơm để sản xuất nước mắm.

"Ngồi phòng điều hòa và nghĩ ra mối nguy"


Được mời phát biểu tại hội nghị, TS Trần Thị Dung - chuyên gia nghiên cứu am hiểu về nước mắm - đã đưa ra nhiều dẫn chứng để chỉ ra quy trình sản xuất nước mắm nêu ra trong dự thảo quy trình thực hành sản xuất nước mắm có nhiều điểm không phù hợp với quá trình sản xuất nước mắm truyền thống.

Đơn cử như quy định về nước sạch sản xuất nước mắm, TS Dung cho rằng: "Chẳng nhà sản xuất nước mắm nào hiểu họ muốn nói gì".

"Hiện nay người ta nói rằng nước mắm chúng ta làm là bẩn, nhưng không chứng minh được có ai bị làm sao khi ăn nước mắm cả. Tại sao lại tưởng tượng các mối nguy để buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định không phù hợp?", bà Dung đặt câu hỏi.

Nữ tiến sĩ tiếp: "Tôi đoán người viết ra bản dự thảo này là người rất hiểu về sản xuất nước mắm về 3 miền, nhưng không hiểu vì sao lại đưa ra các quy định không phù hợp đối với sản xuất nước mắm".

Và bà Dung cho rằng, đó là "các nhà xây dựng chính sách salon, ngồi phòng điều hòa rồi nghĩ ra mối nguy. Một khi đưa vào tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất sẽ chạy theo. Lúc đó, cái lợi thuộc về các phòng kiểm nghiệm, còn cái mất thuộc về nhà sản xuất.

Các nhà sản xuất còn thiệt hại hơn nữa khi người tiêu dùng bị nhồi vào đầu rằng trong nước mắm có kim loại nặng, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, có dư lượng thuốc kháng sinh… Khi người tiêu dùng e ngại, ta sẽ thấy quảng cáo trên tivi hàng ngày nước mắm sạch, nước mắm không dư lượng kháng sinh, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…

"Chúng ta có đủ tiền để quảng cáo như vậy không? Vậy cuộc chiến này phần thắng về ai? Người tiêu dùng và các nhà sản xuất nước mắm truyền thống sẽ ra sao", vị tiến sĩ này bỏ lửng câu hỏi.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh