1-10-2015
Giới thiệu: Đây là một bài phỏng vấn một bạn nam “phản động” ở Hà Nội. Khi nghĩ đến phản động thì ít khi nào chúng ta nghĩ đến các bạn ở miền Bắc. Đơn giản vì đa số chúng ta có quan niệm rằng người miền Bắc đã sống với chế độ cộng sản quá lâu, nên đã đánh đồng người miền Bắc chung với người cộng sản. Ku Búa và bạn này đã quen biết nhau qua một tạp chí mạng, cả hai đều là cựu thành viên. Ku Búa thực hiện bài viết này với mong muốn đưa hai bên bắc nam gần lại với nhau hơn. Cuộc phỏng vấn được thực hiện qua nhiều lần trò chuyện trên Facebook và Skype.
Mời các bạn đọc.
Ku Búa: Bạn học chuyên ngành gì và việc làm hiện nay có liên quan gì không?
Ghost: Tôi từng học chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT). Hiện nay đang làm công việc sửa chữa điện thoại ở Hà Nội.
Ku Búa: Vâng. Một chuyện rất bình thường ở Việt Nam hiện nay. Bạn bắt đầu có cái nhìn khác về chính quyền Việt Nam từ khi nào? Sự kiện gì khiến bạn thay đổi?
Ghost: Tôi bắt đầu có cái nhìn khác về chính quyền Việt Nam từ năm tôi 22 tuổi. Sự kiện khiến tôi thay đổi chính là từ việc tôi tình cờ xem được video về phỏng vấn tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trên Youtube (Clip tên: Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn full).
Ku Búa: Tới bây giờ, rất nhiều người, nhất là miền Nam, vẫn khó tin khi một người miền Bắc nói họ “phản động”. Bạn có nghĩ rằng việc bạn sinh và lớn lên ở Hà Nội có ảnh hưởng bạn nặng hơn không?
Ghost: Thực ra việc ảnh hưởng tôi nhiều nhất là từ việc tôi chơi và tiếp xúc với những người đến từ nền văn hóa khác nhiều nên nó là một phần nguyên nhân. Và, có một yếu tố sâu xa nhất khiến tôi trở thành “phản động” đó là vì việc gia đình tôi từng là địa “chủ” và đã từng tham gia giúp cho phong trào cách mạng.
Sau đó thì ông nội tôi, người tham gia cách mạng cho quân Việt Minh bị quân “cách mạng” quay ra tịch thu ruộng đất do biết gia đình tôi là gia đình địa chủ. Sau đó, ông nội tôi đã phái trốn chạy sự truy đuổi của quân Việt Minh. Nhưng vì một sơ suất nhỏ mà để lộ tung tích, ông nội tôi đã bị quân “cách mạng” đem ra xử bắn và cướp hết đất đai, tịch thu toàn bộ ruộng đất thời đó. Đó là một trong những nguyên nhân khiến tôi hiểu ra chế độ này là như thế nào.
Ku Búa: Ku Búa muốn xác nhận vài thông tin này. Vì bạn sinh ra và lớn lên trong một gia đình miền Bắc, có người thân bị quy là địa chủ, nên chắc cũng đã nghe ít nhiều về những sự thật mà cho tới bây giờ vẫn ít ai biết được sự thật. Vào năm 1954, khi Việt Nam được chia ra làm 2 vùng bắc nam, ai muốn vào nam thì vào, còn ai muốn ở lại bắc thì ở lại. Chỉ có 1 triệu người miền bắc di dân vào trong nam. Theo Ku Búa được biết thì lúc đó chính quyền cộng sản đã bưng bít thông tin và ngăn chặn người dân di cư vào trong nam. Nếu thông tin được quảng bá công khai và minh bạch, thì số người di dân vào nam sẽ không ngừng ở mức 1 triệu.
Ghost: Hoàn toàn chính xác. Thậm chí, theo lời cha mẹ ông bà mình kể lại. Không chỉ ở những vùng quê, ngay cả ở Hà Nội mà rất nhiều người dân còn chưa biết về thông tin đó. Đại đa số người dân khi tham gia Việt Minh không nghĩ và không phân tích được lý tưởng cộng sản là gì. Trong mắt họ, đi theo Việt Minh sẽ có miếng ăn, không sợ chết đói.
Mẹ tôi kể như thế này:
“Ngày xưa tao đi ra chiến trường là vì tao muốn kiếm được cái ăn để mẹ tao không phải nuôi tao, để các em tao đi học. Ngày đó, khi tao đi lính, tao có biết “lòng yêu nước” nó là cái gì đâu? Và cũng chẳng có ai hồi đó đi lính biết “lòng yêu nước” là cái gì cả. Chỉ biết là “đi lính thì sẽ có cái ăn, bố mẹ không phải nuôi, vậy thôi.”
Mẹ tôi đã kể cho tôi nghe như thế, và thực chất phần đông những người ngoài Bắc thời đó khi đi lính chẳng hề biết đến 3 chữ “lòng yêu nước”, mà chỉ là vì cộng sản làm được hai việc “bưng bít thông tin” và “cung cấp cái ăn, cái mặc” cho người dân miền Bắc thời đó, nên họ đi lính cho quân cộng sản, chỉ đơn giản là vậy!
Ku Búa: Cho tới bây giờ người miền Nam, cái này phải nói thật, rất không thích người miền Bắc. Nguyên nhân là đại đa số đảng viên là gốc Bắc, sau 1975 rất nhiều gia đình miền nam bị cướp, à không, phải nói cho đúng, bị bắt đi theo kinh tế xã hội chủ nghĩa. Khi kinh tế phát triển thì rất nhiều người Bắc di cư vào nam để lập nghiệp, và họ đem theo họ những thói quen làm cho người miền Nam cực kỳ ghét. Như nói bậy, nói tục, nhếch nhác, vô trật tự, làm việc với tác phong đúng chất thời bao cấp, lưu manh, và nhiều thứ khác nữa. Điển hình là bây giờ ở miền nam hay dùng những từ trước đây không hề tồn tại, như “vãi lồn”, “đéo”, “địt mẹ”. Bạn nghĩ sao về việc này?
Ghost: Trước kia, tôi từng nghĩ rằng, việc người Bắc chửi bậy là chuyện … hết sức bình thường, chẳng có gì ghê gớm. Tuy nhiên, bây giờ, khi mà đã trở thành “phản động, tôi thấy rằng điều đó là: “đéo thể chấp nhận được” (đó là cách người Bắc nói!).
Họ đã lây cho người miền Nam những thói quen, cách nói năng những từ ngữ mà ban đầu thì tôi đã nghĩ là nó “vô hại”, nhưng giờ, khi mà thấy người miền Nam chửi “đéo”, tôi đã phải giật mình vì điều đó quá sốc, và tôi cũng không hề thấy thích thú gì với điều này!
Họ đã lây cho người miền Nam những thói quen, cách nói năng những từ ngữ mà ban đầu thì tôi đã nghĩ là nó “vô hại”, nhưng giờ, khi mà thấy người miền Nam chửi “đéo”, tôi đã phải giật mình vì điều đó quá sốc, và tôi cũng không hề thấy thích thú gì với điều này!
Cho dù tôi sinh ra tại miền Bắc thật, nhưng người Bắc cũng có những thứ mà tôi cũng chẳng thể nào ưa nổi! Chẳng hạn như ăn cắp vặt, nói vòng vo quanh co, chây ỳ, dai hoi, khôn vặt.
Tuy nhiên, việc người miền Nam nói từ “đéo” cũng có kèm theo người miền Bắc cũng học một vài từ của người Nam như “đậu má”, “chớt”, “con kẹc”, v.v. và hóa ra, nó lại là cái hay! Bởi vì, sự kết hợp này đã được thể hiện trong bài hát “ĐMCS” của Nah, khi mà trong bài hát có đoạn “Địt Mẹ Cộng Sản” và “Tao đéo chịu làm nô lệ, ĐMCS”. “Địt Mẹ” và “Đéo” là cách nói của người miền Bắc, và Nah là người miền Nam. Nó cho thấy sự tách biệt, phân ranh giữa “Bắc – Nam” đã không còn là rào cản nữa!
Ku Búa: Sống và làm việc ở Hà Nội chắc bạn phải chứng kiến tác phong và văn hóa làm việc của thời bao cấp. Ku Búa biết nhiều người, miền Nam có, Việt kiều có. Họ ra Hà Nội du lịch và công tác. Hầu hết đều có ấn tượng rất xấu về Hà Nội, người Hà Nội, và nhất là cách làm việc của họ. Ví dụ như nạn phong bì, làm việc chậm chạp như rùa bò, thủ tục thì rườm rà, đi trễ về sớm. Ở trong nam cũng có nhưng không đến nổi nào vì môi trường rất cạnh tranh, ít ra là so với miền Bắc. Theo bạn quan niệm này đúng hay chỉ là ngộ nhận hoặc sự hiểu lầm?
Ghost: Ở ngoài Hà Nội, người Hà Nội thực tế không có thói quen đi làm đúng giờ, mà là thường đi làm trễ giờ! Tôi đã có dịp đi làm ở công ty A, công ty có vốn nước ngoài, quốc tế, quy mô tương đối lớn. (Xin được giấu tên). Cái giờ đi làm thực ra là… chẳng đúng giờ tẹo nào! Tôi từng làm ở bộ phận IT trong công ty A đó, và là nhân viên quản lý hệ thống đăng nhập của những sếp và nhân viên lớn bé, thì để ý thấy một sự rất buồn cười!
Sếp ra luật cho nhân viên là 08:30 phải có mặt, thế nhưng mà họ thường xuất hiện sau 08:30 và hay có những câu biện minh kiểu “Tối qua tao phải làm muộn rồi nên giờ tao có quyền đến muộn”.
Sau một thời gian tôi chứng kiến thì tôi phát hiện ra, những người đi làm muộn và đi làm sớm cũng rất…….bấp bênh! Ban đầu, các nhân viên thường đi làm rất sớm và đúng giờ, nhưng mà những người đi làm đúng giờ là những nhân viên………….mới ra trường, hoặc đang còn đi học và vẫn còn thi cử, thì đó là những người hay đi đúng giờ, có muộn cũng rất ít, bởi vì lý do của họ hoàn toàn có thể hiểu cho được, là vì họ còn vướng bận ôn thi!
Còn những người đi muộn thì lại toàn là những người chẳng vướng bận việc gì và thực tế là họ đã là nhân viên lâu năm rồi. Và cái hài là, những người mà ban đầu đi đúng giờ thì sau khi ra trường, đi làm nhân viên với sự thoải mái hơn, họ lại….. “kế thừa truyền thống” của “lớp cha anh”, nghĩa là lại tiếp tục đi muộn!
Đến bản thân tôi là kẻ đi đúng giờ, vậy mà cũng bị nhiễm cái thói này sau 2 tháng làm việc ở công ty đó. Đó mới chỉ là “đi muộn” thôi. Ngoài ra, còn phải nhắc đến công việc họ làm. Công việc họ làm thì thường họ được giao từ đầu tuần, là quản lý, sửa lỗi server, kiểm tra số lần đăng nhập của nhân viên và giám đốc. Cái buồn cười là, họ được giao từ đầu tuần nhưng lần nào cũng đến cuối tuần họ mới cong đuôi lên làm.
Tôi không rõ là vì sao họ lại để chậm đến thế, nhưng theo tôi nghĩ thì chắc có lẽ họ thích cảm giác “kịch tính” trong công việc để được hưởng cảm giác của phim hành động, tôi nghĩ là vậy. Ngoài ra,người miền Bắc hay dạy con cháu là “mày vào làm nhà nước thì công việc nó ổn định, mày có thể ăn thêm được nguồn bên ngoài và có tiền chăm lo cho gia đình”.
Và cái đoạn “đúng quy trình”thì chắc các bạn ai cũng đã rõ. Đi khám bệnh thì thay vì cứu người bệnh trước thì tiền viện phí lại là thứ được nhắc đầu tiên. Thế nên, cũng khó có thể trách việc người nơi khác đến có cái nhìn xấu về người Hà Nội!
Ku Búa: Bạn nói là đã làm việc quản lý một tiệm internet, thì Ku Búa bảo đảm ít hay nhiều bạn cũng đã chứng kiến và đôi lần tham gia cấu kết với các cán bộ quản lý địa phương, như cán bộ của Sở Thuế, Ủy Ban Nhân Dân (UBND) và bộ phận ai kinh doanh cũng phải cấu kết, đó là Công An Phường.
Ghost: Cái này thì đúng là như vậy, mặc dù không có văn bản, giấy tờ gì công nhận cái việc đó, nhưng nó vẫn cứ xảy ra, và chỉ có ai là những người trong cuộc, tận mắt chứng kiến thì mới biết. Còn những người ngoài cuộc thì thường “tao chả quan tâm đến việc đó, miễn nó không động tới nồi cơm nhà tao là được”.
Về vấn đề làm việc tại quán net, tôi đã từng phải làm cái việc dở khóc dở cười là phải “đi đêm” với mấy anh công an phường. Tôi nhớ có một lần, khi đang trông hàng net, lúc đó là 11:30, cửa hàng có mở cửa và để he hé, chưa đóng hẳn, mấy anh Công An có kéo nhau lũ lượt vào và nói cái lý do nghe rất ngớ ngẩn:
“Anh/chị làm ồn đến nhà người khác, những nhà hàng xóm xung quanh, không để cho họ ngủ, chúng tôi yêu cầu anh/chị đóng cửa.”
Trong khi thực tế, nhà xung quanh người ta đã ngủ hết từ 1 tiếng trước, và những máy chơi thì cắm tai nghe chứ chẳng ai dùng loa, thế thì ồn ở đâu? Sau đó, ông chủ tôi đã ra và bảo tôi “cầm lấy 600,000 VNĐ ra đưa cho tụi nó, để anh lo việc nói chuyện với bọn đó cho.”
Và từ đó, tôi đã rõ cái gọi là “Công An Nhân Dân” là như thế nào, tôi đã luôn luôn thấu hiểu từ khi đó. Tất nhiên, người chủ tôi làm thế cũng là vì anh ta muốn mở quán net qua đêm, và muốn được yên ổn, để mặc cho làm vậy mà không bị nhòm ngó, nên anh ta mới chịu chi tiền ra cho các anh Công An để các anh ý đi “bồi bổ/dưỡng”. Và đó là những thời điểm khi mà, tôi càng ngày càng thấy hiểu về cái chính quyền “Vì Dân, Do Dân” và “Dân Chủ gấp vạn lần Tư Bản” do TV tuyên truyền là như thế nào, thật không thể tin nổi!
Ku Búa: Những ai chưa tin thì có thể đọc lại vài lần, chừng nào tin thì thôi. Ở Việt Nam làm ăn làm phải cấu kết với chính quyền, nó gần như là một quy luật tự nhiên.
Nhưng thôi, tạm thời bỏ qua những vấn đề xã hội chính trị và quay lại với đời sống hàng ngày. Nói đến Hà Nội, thì phải nói đến 1 chủ đề ai cũng thích, đó là gái, gái Hà Nội. Gái Hà Nội có một vẻ đẹp và giọng nói khiến nhiều chàng trai khó quên. Mà phải công nhận gái Hà Nội đẹp thiệt, nhất là cái giọng nói. Một anh chàng miền Nam như Ku Búa nghe là cửng người lên. Vậy theo kinh nghiệm sống của bạn, gái Hà Nội tốt ở chỗ nào, xấu ở chỗ nào, và có kinh nghiệm gì để truyền lại cho mấy anh trai miền Nam không?
Ghost: Thú thực là về “gái” tôi thật sự không phải là kẻ rành rỏi. Tuy nhiên, tôi có thể kể cho anh bạn vài điều về họ. Họ có những điểm tốt sau:
- Hiền lành, nhẹ nhàng.
- Ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự.
- Biết yêu thương mình và yêu thương người khác.
- Và xinh “dã man”.
Tuy nhiên, đó là những điểm tốt. Ngoài ra thì họ có vài điểm xấu là:
- Hơi “ích kỷ” tẹo, giả dụ như nếu biết mình đẹp, có anh nào theo đuổi thì họ sẽ làm kiêu và làm khổ anh chàng đó! Thật là khó đỡ!
- Hay để bụng nhiều chuyện nhưng không nói ra mà giữ trong lòng, rồi để đến lúc nào đó mới chịu “bùng nổ”.
Đó là tất cả những gì tôi rõ, thông cảm vì hiểu biết của tôi về con gái có hạn!
Ku Búa: Bạn là một người con của Hà Nội. Vậy bạn yêu Hà Nội ở điểm gì và ghét Hà Nội ở điểm gì?
Ghost: Thú thực thì tôi không yêu Hà Nội tí nào. Nó quá ngột ngạt, con người nơi đây thì cũng chẳng thể nào gọi là “chân thực”, do ảnh hưởng lối sống dưới chế độ cộng sản nên cũng chẳng cần nói, bạn cũng có thể hiểu rõ.
Tuy nhiên, vẫn có những người nơi đây dám đấu tranh vì công lý, sự tốt đẹp hơn trong xã hội, những người mà tôi gọi là “Phản Động”, họ là bạn tôi, và họ cũng giống tôi ở một điểm, đó là muốn xã hội này tốt đẹp hơn! Và có lẽ đó là điều duy nhất tôi thích và yêu ở Hà Nội, đó là những con người cùng tranh đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn!
Ku Búa: Và đây là câu hỏi cuối cùng. Bạn có lạc quan về sự phát triển và tương lai của Hà Nội và đất nước Việt Nam không?
Ghost: Tôi không lạc quan cũng như không bi quan về việc này! Đối với mảnh đất Hà Nội, tôi thấy nó tối tăm và mịt mù lắm, vì nó chẳng có gì mới mẻ. Còn đối với nước Việt Nam nói chung, tôi thấy nó đang ngắc ngoải, và con người Việt Nam cũng đang ngắc ngoải như vậy!
Và, chừng nào còn sống được thì tôi nghĩ, tôi sẽ chỉ lạc quan khi mà con người nơi đây trở nên cứng cỏi, dám đương đầu với vấn đề và dám đứng lên đối chọi với vấn đề của họ. Suy cho cùng, đất nước Việt Nam chỉ có thể sáng sủa hơn nếu con người Việt Nam tự đứng dậy và làm chủ đất nước của mình!
Ku Búa: Cảm ơn bạn về bài phỏng vấn này.
Ghost: Xin chào bạn!
____
Mời xem thêm:
Comments
Post a Comment