Skip to main content

Vài điều suy nghĩ ở cái chết Đỗ Đăng Dư đọc từ báo đảng Cộng Sản

  1. Đã có thủ phạm ‘thế mạng’ gây ra cái chết cho thiếu niên Đỗ Đăng Dư? 
  2. Vài điều suy nghĩ ở cái chết Đỗ Đăng Dư đọc từ báo đảng Cộng Sản

Đã có thủ phạm ‘thế mạng’ gây ra cái chết cho thiếu niên Đỗ Đăng Dư?

Huyền Trang
11-10-2015
Nạn nhân Đỗ Đặng Dư và mẹ là bà Đỗ Thị Mai
Nạn nhân Đỗ Đặng Dư và mẹ là bà Đỗ Thị Mai
GNsP  Vào lúc 10 giờ 24 phút ngày 11.10.2015, báo Tiền Phong đưa tin, đã tìm được hung thủ gây ra cái chết cho thiếu niên Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, đó chính là người giam chung trong trại tạm giam đã đánh chết em Dư.
Theo nguồn báo này, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Dư là do “sáng ngày 4/10, sau khi ăn sáng tại buồng giam, Dư phải rửa bát cho các bị can theo lịch phân công. Do thấy Dư rửa bát bẩn nên Bình gọi Dư ra khu vực bện xi măng nơi các bị can ngủ, dùng tay tát vào má Dư, dùng chân đá 3-4 lần vào đầu Dư… Sau đó, Bình đi ra phía cửa còn Dư đi vào khu vực vệ sinh và ngã xuống sàn nhà sau đó ít phút. Các bị can bị tạm giam cùng buồng đã đỡ và hô hoán báo cáo cán bộ quản lý để đưa Dư đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Đến tối cùng ngày, Dư được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục theo dõi, điều trị.”
Với thông tin trên của báo Tiền Phong, GNsP có ba nhận định:
Thứ nhất, ngày 05.10.2015, công an báo gia đình Dư biết, Dư bị hôn mê bất tỉnh, cơ thể bầm tím, nhiều vết thương nặng trên cơ thể, nhưng không nói rõ nguyên nhân vì sao khiến Dư phải nhập viện cho dù đã được gia đình gặng hỏi. Thậm chí, bà Đỗ Thị Mai –mẹ của Dư- từng khẳng định với GNsP: “Có nhiều kiến bò xung quanh người của Dư và trên giường, chất dịch màu vàng từ người Dư chảy ra. Cháu chết rồi, chỉ còn mỗi tim đập một ít thôi” do được trợ giúp bằng máy thở. Rõ ràng, công an cố tình bưng bít thông tin nguyên nhân dẫn đến Dư tử vong. Mãi đến 5 ngày sau, 10.10.2015, công an mới tuyên bố Dư tử vong sau khi tạm giam trái phép gần 2 tháng. Và, sau đó 1 ngày, 11.10.2015, với sức ép của dư luận, Tiền Phong đưa tin, đã tìm được hung thủ giết Dư. Liệu, một mạng người nào đó đang được ‘thế mạng’ để bao che cho sự tàn ác của cơ quan công an –chính là hung thủ? Cũng xin nhấn mạnh, theo thông tin ban đầu, bác sỹ bệnh viên cho gia đình bà Mai biết, nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân là do “bị tiêu chảy, chuyển sang hôn mê, biến chứng sang viên màng não”.
Thứ hai, giả sử, cơ quan bảo vệ pháp luật đã tìm ra được hung thủ thực sự giết Dư là ai, thì công an vẫn phải chịu trách nhiệm chính đã gây ra cái chết cho Dư, vì theo qui định Bộ luật Tố tụng Hình sự, công an chỉ có thể tạm giữ hình sự tối đa 9 ngày. Sau đó, buộc phải có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nếu không, phải trả tự do cho người bị tạm giữ. Khi bắt người, tạm giữ, tạm giam… phải có căn cứ, phải theo trình tự, thủ tục Luật định, phải thông báo ngay cho gia đình. Đối với trường hợp cụ thể của em Dư, theo qui định khoản 1 Điều 88 BLTTHS, cho dù công an có đủ căn cứ xác định Dư lấy trộm 2 triệu của hàng xóm, cũng không được tạm giam. [NhưGNsP đã bình luận trong bài trước]. Do đó, cơ quan công an phải chịu trách nhiệm trước cái chết của Dư vì họ không có quyền được tạm giam thiếu niên này, nhưng họ đã làm và gián tiếp gây ra tử vong cho Dư.
Cũng có ý kiến cho rằng, Dư phạm tội quả tang nên phải bị bắt… Nhưng, như đã nêu, ngay cả trường hợp này, trình tự, thủ tục bắt, tạm giữ, tạm giam cũng phải theo đúng Luật định. Gia đình Dư cũng khẳng định, “sau khi công an bắt và tạm giam Dư, gia đình không hề nhận được bất kỳ thông báo, lệnh tạm giam hay tạm giữ nào. Trong suốt thời gian bị tạm giam, gia đình chỉ gửi được cho Dư mấy gói mì tôm vì gia cảnh khó khăn.”
Vì vậy, lãnh đạo, cơ quan, cá nhân làm trái pháp luật phải chịu trách nhiệm trước cái chết của nạn nhân Dư, do bị bắt giam trái pháp luật.
Thứ ba, qua vụ việc của em Dư cho thấy, trại giam công an không bảo đảm tính mạng của công dân và có thể dẫn đến chết người như Dư, như nạn nhân Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên, kể cả ‘tự tử’… Và, họ sẵn sàng đánh đổi mọi giá để phủi trách nhiệm. Theo qui chế về tạm giữ, tạm giam qui định rõ: Trưởng nhà tạm giữ, trưởng trại tạm giam có nghĩa vụ điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của nhà tạm giữ, trại tạm giam do mình quản lý…
Một video liên quan đến vụ việc này rất đáng lưu tâm do ông Trương Văn Dũng quay lại và ghi lại những lời đối thoại của các công an viên, khi họ cản trở ông Dũng thăm Dư và gia đình tại bệnh viện Bạch Mai vào ngày 07.10.2015. Trong đoạn video có độ dài hơn 3 phút cho thấy, khi ông Dũng dõng dạc nói với những người xung quanh đang có mặt tại bệnh viện rằng, chính lực lượng công an tà quyền đã gây ra cái chết của con cháu tôi… Một vài người đã bỏ đi, một vài người mặc áo thường phục, áo bảo vệ… liên tục lấy tay không cho ông Dũng quay, họ nói ‘anh không được quay tôi’. Trong một đoạn video khác hơn 2 phút mô tả, ông Dũng quay công an viên, người này hỏi ‘quay để làm gì?’. Ông Dũng nói ‘quay để tố cáo lại tội ác của nhà cầm quyền’. Công an viên này không nói gì, lấy tay che mặt, ông Dũng nói ‘không có gì phải xấu hổ mà che mặt cả, cứ bình thường đi’. Công an viên này đã đứng lên, bỏ đi nơi khác. Phải chăng những gì ông Dũng nói quá xác đáng, khiến họ cảm thấy tủi hổ khi bị lên án trước bàn dân thiên hạ?
Cũng theo báo Tiền Phong, cơ quan bảo vệ pháp luật đã tìm ra Vũ Văn Bình (SN 1998) –người bị giam cùng buồng giam với Dư- đã gây ra cái chết cho thiếu niên này. Cơ quan CSĐT – Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án đối với Bình về hành vi “cố ý gây thương tích” vào sáng ngày 11.10, tức ngay cả ngày Chúa nhật là ngày nghỉ hàng tuần của công an.
Lịch sử đảng cộng sản đã từng xác nhận ông Hồ chí Minh chết vào ngày 01.09.1969, nhưng phải chờ đến 03.09.1969 mới được tuyên bố chết. Hiện đại hơn, những ông Võ Văn Kiệt, Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh đều có những hiện tượng phải chờ ‘tuyên bố chết’. Phải chăng, nạn nhân Đỗ Đăng Dư cũng phải chờ ‘tuyên bố chết’ để công an còn ‘hoàn tất’ thủ tục, hồ sơ và ‘đạo diễn’ kịch bản. Điều này lý giải qua sự im lặng trước đó của công an và truyền thông lề đảng trước những cáo buộc công an đánh chết nạn nhân, kể cả bằng mọi giá ngăn chặn không cho gia đình nạn nhân thăm gặp. Nhưng, sau khi ‘tuyên bố chết’, công an đã nhanh chóng khởi tố kể cả vào ngày Chúa nhật, ngày nghỉ hàng tuần của công an.
Khi nhà cầm quyền –cụ thể cơ quan công an- né tránh đối diện với sự thật thì họ tiếp tục lấy người dân làm quân cờ thí mạng che giấu sự tàn ác dã tâm của họ. Và, người chết oan chưa được giải oan, có thể đã lại có một án oan khác nối tiếp!


Vài điều suy nghĩ ở cái chết Đỗ Đăng Dư đọc từ báo đảng Cộng Sản

11-10-2015
Câu chuyện về cái chết của Đỗ Đăng Dư trong trại giam số 3 công an TPHN gây xôn xao dư luận. Về khía cạnh pháp luật thì đã có những người am hiểu bình luận, nhất là về thi hành giam giữ, khởi tố với người dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên bài viết này nhìn từ góc độ kinh nghiệm của một người từng kinh qua tất cả các thể loại tạm giam trong chế độ này.
Sau nhiều ngày im ắm từ khi cháu Dư đưa vào bệnh viện. Đến khi tin cháu Dư chết được xác nhận chính thức. Đồng loạt báo chí đưa ra một bản tin gần như giống nhau hoàn toàn. Điều đó cho thấy báo chí được lệnh im lặng chờ đợi và chuẩn bị khi nào đưa bài. Một sự chỉ đạo được từng ấy báo chí có lẽ phải từ cỡ Bộ Chính Trị.
Thứ nhất 
Báo Tiền Phong mô tả, Đánh chết bạn tù vì rửa bát bẩn: “Các bị can bị tạm giam cùng buồng đã đỡ và hô hoán báo cáo cán bộ quản lý để đưa Dư đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Đến tối cùng ngày, Dư được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục theo dõi, điều trị”.
Báo An ninh thủ đô mô tả, Làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm việc hành hung bị can Đỗ Đăng Dư: “Khoảng 5 phút sau, Dư đi ra khỏi khu vệ sinh thì bị ngã xuống sàn nhà. Bình, Trường và Đức Anh đã chạy lại đỡ Dư dậy. Cùng lúc đó, đồng chí Nguyễn Mạnh Cường – cán bộ quản giáo phát hiện sự việc như trên đã báo cáo chỉ huy đơn vị. Ban Giám thị Trại tạm giam số 3 đã chỉ đạo khẩn trương đưa Đỗ Đăng Dư đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Hà Đông”.
Theo các bạn thì sự thật nằm ở đâu, phạm nhân hô hoán để cán bộ quản giáo biết hay là cán bộ quản giáo cùng lúc đó phát hiện sự việc. Tóm lại là pham nhân hô hoán hay cán bộ phát hiện. Đây là điểm mâu thuẫn rất lớn giữa hai tờ báo lớn. Sự mâu thuẫn này cho thấy có sự giả tạo ở thời điểm nhạy cảm, quan trọng nhất trong tình tiết vụ án đó là phát hiện vụ án. Và nếu như vụ án được bắt đầu bằng một sự giả tạo thì ắt quá trình của nó phải mang đậm sự giả tạo, đó là điều tất nhiên.
Đoạn tin dưới đây tất cả các tờ báo đều đưa tin giống nhau.
Khoảng 8h30 ngày 4-10-2015, Dư, Bình, Trường và Đức Anh ăn sáng tại buồng giam. Theo lịch phân công, sau khi ăn xong Dư phải rửa bát cho các bị can cùng buồng. Do thấy Dư rửa bát bẩn, Bình gọi Dư đến ngồi ở khu vực giữa 2 bệ xi măng nơi bị can ngủ. Bình đứng đối diện Dư và dùng tay phải tát 2 cái vào má trái, dùng chân trái đá 3, 4 lần vào đầu Dư theo hướng từ trên xuống dưới.
Với những người bình thường khi đọc sẽ không phát hiện được điều gì trong mẩu tin đưa trên. Nhưng với số lượng gần 5000 người bị tạm giam (không tính tạm giữ) một năm ở Hà Nội (khi chưa nhập Hà Tây). Ít nhất sẽ có vài chục nghìn người ở Hà Nội từng bị tam giam thấy điểm khác lạ trong bản tin này.
Thứ hai
Không có lịch phân công rửa bát trong buồng tạm giam công an TP. Chỉ có ”nhân dân ” hay “lái xe”… những thành phần bị bắt nạt, hèn yếu nhất trong buồng giam phải thực hiện công việc này.
Thứ ba
Mọi việc đánh đập không bao giờ diễn ra vào buổi sáng tầm 8 giờ 30, nhất là một cách nghe rất truyền thống là bắt đồng phạm quỳ dưới ”mà” (tiếng lóng chỉ lối đi giữa sàn). Đây là giờ mà cán bộ gọi lấy cung, đi lấy quà, lăn tay…vì thế mọi việc tra tấn giữa các tù nhân với nhau như vậy chỉ diễn ra vào buổi chiều tối. Sau giờ điểm danh.
Thứ tư là tù nhân ăn gì vào buổi sáng mà dùng đến bát, đũa, thìa. Ăn mỳ tôm hay ăn xôi, miến, phở. Hay trại giam số 3 Hà Tây có cho tù nhân ăn bữa sáng đựng trong bát? Người viết bài này đã trải qua gần như tất cả các thể loại tạm giam, từ công an phường, công an quận, công an thành phố đến công an bộ. Chưa bao giờ trại giam cấp ăn sáng cho tù nhân. Ở trại tạm giam số 1 của CATPHN tất cả bát nhựa đều để ở khu ngoài có khoá ngăn, đến giờ ăn trưa phạm nhân được mở ra lấy bát ăn cơm, sau đó cất lại khu ngoài.  Chỉ có những đại ca có tên tuổi trong giang hồ hoặc là đại bàng trong buồng giam mới có suất ăn sáng bằng bát nhựa, có thể dùng nhựa và vải vụn làm chất đốt để đun nước sôi nấu mỳ tôm.
Thứ tư
Thế mà mấy thằng oắt con chưa đến 18 tuổi ăn sáng trong buồng tạm giam bằng bát. Muốn ăn thế thì gia đình phải hối lộ vài triệu một thằng cho quản giáo trong một tháng để quản giáo làm ngơ cho đun nấu, mang bát vào ăn, ăn sáng một cách thảnh thơi như vậy.
Thứ năm
Chúng ta nên nhớ Lê Văn Luyện, sát thủ 17 tuổi bị giam chung với các phạm nhân khác đều thành niên. Không có cái gọi là phòng giam C15 nào để giam riêng vị thành niên cả. Tôi đã từng ở chung phòng với một cậu bé giết 16 tuổi phạm tội giết người và ông già 65 tuổi tội lừa đảo. Nếu ở trại tạm giam có phòng giam cho trẻ em dưới 18 tuổi thì bắt buộc các trại giam, trại cải tạo cũng phải có phòng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Thực tế là trẻ em dưới 18 tuổi phạm tội đến mức phải bị lệnh tạm giam rất ít, trừ những tội đặc biệt nghiêm trọng … vì thế trại tù không có phòng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Thường thì chúng sẽ được ưu ái giam vào buồng tiền án, tiền sự lần đầu hay tiếng lóng gọi là ”tù con so”.
Vậy là 5 điều khó tin nhất trong nhà tù lại xảy ra cùng một lúc. Sự thực thì những yếu tố này có thể diễn ra trong nhà tù, nhưng ở tỷ lệ cực thấp cho mỗi yếu tố. Nhưng ở vụ án này xác suất thật tình cờ đến kinh ngạc là cả 5 yếu tố khó tin lại có thể có cùng một lúc.
Thứ sáu
17 tuổi Đỗ Đăng Dư bị bạn tù là Vũ Văn Bình đánh chết. Cái cách đánh mà chỉ có những đại bàng từng trải, có uy lực mới làm được. Đó là đủ uy vũ để bắt người khác quỳ xuống và dùng chân đá theo hướng từ trên xuống.
”dùng chân trái đá 3, 4 lần vào đầu Dư theo hướng từ trên xuống dưới.”
Bạn hãy thử hình dung bạn đánh một người đang ngồi, bạn đá từ trên xuống sẽ thế nào? Người bình thường chỉ đá từ dưới lên vào mặt hay ngực người ngồi. Vũ Văn Bình mới 17 tuổi đi chân đất (trong tù không có giầy , nếu có chỉ là giày vải mềm loại buộc giây nhưng đã bị quản giáo thu dây) đá vào đầu Dư theo hướng từ trên xuống. Không ai dại gì đá từ trên xuống vào đỉnh sọ người, vì đó là chỗ cứng nhất, thế đá lại khó nhất. Vậy mà Vũ Văn Bình thực hiện được những cú đá như trong báo chí miêu tả.
Sự thực chỉ có thể trong tình huống ấy là Vũ Văn Bình giơ gót chân và nện xuống lưng của Đỗ Đăng Dư. Bất kể ai từng đi tù đều hiểu đó là cách đánh phổ thông nhất. Nhưng thường người thực hiện đánh như vậy là người có nhiều năm tù giam ở những trại tạm giam, trại tù mới có kinh nghiệm để thực hiên như vậy. Nếu Vũ Văn Bình trước đó từng bị giam giữ nhiều lần hay qua trường giáo dưỡng thì có thể Bình biết được cách đánh chuyên nghiệp như vây. Nhưng nếu Bình đã rành cách đánh như thế thì Bình sẽ hiểu quy tắc không thể manh động đánh trong giờ hành chính. Một người có cách đánh điềm tĩnh, lỳ lợm, uy hiếp đầy toan tính như bắt người khác ngồi dưới lòng ” mà” (nơi tiện cho việc tra tấn nhất trong buồng giam) không thể nào manh động làm sai điều cốt lõi là đánh ngay trong giờ cao điểm là 8 giờ 30.
Thứ bảy
Thủ phạm Vũ Văn Bình ở tuổi vị thành niên, sau khi đánh chết Đỗ Đăng Dư bị khởi tố vì tội ” cố ý gây thương tích ”. Các nhân chứng trong buồng đều dưới 18 tuổi. Nguyên nhân xuất phát từ Dư thiếu trách nhiệm trong việc rửa bát cho sạch theo lịch phân công. Thủ phạm không dùng hung khí chỉ dùng tay chân không đánh vài phát.
Những tình tiết ngẫu nhiên có được sẽ là điều khoản giảm tội Vũ Văn Bình đến tối đa.
Những yếu tố cực kỳ hiếm hoi có thể xảy ra bỗng nhiên xuất hiện đồng loạt trong cái chết của Đỗ Đăng Dư. Mới kể sơ sơ đã là 7 yếu tố mà bất kỳ ai từng ngồi trong trại giam đều thấy được. Đây là một kịch bản được dưng lên, những yếu tố được lồng ghép để vụ việc thành đơn giản. Việc luật sư chứng kiến việc mổ tử thi không ký vào biên bản không phải là điều hay như người ta vẫn nghĩ. Lẽ ra anh ta phải xin sao ra làm hai bản. Anh ta ký nhận vào một bản và ghi rõ lý do tôi đồng ý với những vết thương bên ngoài như đã thể hiện trong biên bản và tôi phản đối biên bản khám nghiệm  vì có những vết thương nội tạng bên trong không được thể hiện. 
Công nhận những vết thương bên ngoài như đã nhìn thấy. Như thế ít ra anh ta sẽ có chứng cứ về những vết thương bên ngoài. Mà vết thương bên ngoài do dùng chân không đá thì để lại dấu vết thế nào hay không thì quá dễ hiểu, nhất là dẫn đến tử vong, điều ấy chỉ có trong truyện của Kim Dung.
Nhưng anh ta đã không ký nhận mặc dù có mặt, anh ta trở ra tay không với lời khuyên gia đình nên mang xác đi chôn luôn, để đó chả giải quyết gì. Đó là điều tôi không thể nào hiểu nổi.
Có lẽ tôi không hiểu là phải, vì tôi chưa học xong cấp ba. Còn anh ta đã học xong đại học, thêm khoá học nữa để bồi dưỡng thành luật sư. Suy nghĩ của một thằng kinh nghiệm tù nhiều và suy nghĩ của một luật sư học hành đầy đủ, đến nơi, đến chốn không thể hiểu nhau là điều tất nhiên. Như câu ví chim sẻ không thể hiểu được chí của đại bàng vậy.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b