Skip to main content

Thông điệp sợ hãi


sohai2

Câu chuyện cậu bé Ahmed Mohamed bị bắt vì chiếc đồng hồ điện tử tự chế của mình, đã có một kết cục dường như sáng sủa hơn khi được tổng thống Mỹ Obama gửi lời mời vào Nhà trắng để giới thiệu sản phẩm của mình. Kịch bản giải quyết khủng hoảng của ông Obama thật sự khéo léo và kịp thời trước khi những điều xấu nhất có thể bùng nổ. Nhưng cũng từ đó, bất kỳ ai cũng có thể thấy thông điệp của sợ hãi đang tràn ngập cả thế giới này, không chừa một điều gì.
Ngày 16/9, trên tất cả các trang tin tức, hầu như ai cũng thấy được gương mặt ngạc nhiên và sợ hãi của em học sinh người Mỹ gốc Trung Đông khi bị cô giáo hiểu lầm chiếc đồng hồ điện tử tự chế của em là bom hẹn giờ. Cha của em, ông Mohamed Elhassan Mohamed nói với báo giới rằng "Ngày 11/9 đã biến tất cả những ai có họ hay được đặt tên là Mohamed trở thành kẻ sai lầm". Tờ Gawker ngay trong ngày đó cũng có bài viết, cho biết trong cùng khoảng thời gian, có 7 học sinh ở đủ các nơi, từ North Carolina cho đến Florida mang đồng hồ điện tử tự ráp đến trường nhưng không hề gặp bất kỳ khó khăn gì, đơn giản vì các em không mang họ Mohamed.

Phản ứng của ông Obama nhanh đến chừng nào, người ta lại cảm nhận được sự sợ hãi của ông lớn đến chừng đó, về một viễn cảnh nước Mỹ sẽ xung đột và nội loạn từ câu chuyện này. Người ta giải quyết mọi chuyện thật nhanh vì nỗi sợ hãi âm ỉ trong tim mình, nên cũng đã biến các thầy cô giáo ở trường trung học MacArthur thành vật hy sinh, như những kẻ tệ hại, mắc sai lầm với chính học sinh của mình.

Nhưng đừng quên, các thầy cô giáo tội nghiệp ở trường trung học đó cũng sợ hãi, vì trách nhiệm mang nặng với hàng trăm học sinh khác đang ở trong ngôi trường của họ, nên đã phản ứng bằng cách cầu viện cảnh sát, cho một trường hợp mà họ không có kinh nghiệm gì ngoài những suy nghĩ mà thế giới thật luôn cảnh báo, và bị sự sợ hãi chiếm hữu.

Thế giới của chúng ta đang đầy sợ hãi như vậy đó. Con người không tin vào con người. Con người sẳn sàng thô bạo hay chà đạp con người chỉ vì sự sợ hãi của bản thân mình. Không chỉ riêng nước Mỹ mà bất cứ nơi đâu cũng vậy. Việt Nam cũng chắc chắn không là ngoại lệ.

Đã bao lâu rồi chúng ta không còn nhớ sự thanh thản và vô hoài nghi với đời sống ? Rất nhiều người đi ngang những người ăn xin nơi đô thị, do dự thương hại vì không biết mình có bị rơi vào một mẻ lừa hay không ? Có bao nhiêu người gọi một thằng bé đánh giày ở vỉa hè nhưng không căn vặn về giá cả, không lo lắng mình có thể gặp phải kẻ vòi vĩnh tiền bạc ?

Chỉ vì sợ hãi lối nhận xét ngang ngược về trang phục của phụ huynh, mà một nhà trường có thể đuổi học đứa trẻ. Cách phản ứng đầy quyền lực và vô văn hóa đó cũng có thể nhìn thấy tận sâu thẳm của nó là sự sợ hãi và tham vọng khép kín sự kiện.

Với các nhà nước độc tài trên thế giới, người ta cũng nhìn thấy sự sợ hãi bất tận trước dòng chảy của sự sống. Dù họ được trang bị cảnh sát, quân đội, vệ binh... Và trấn áp liên tục bằng bạo lực lên chính nhân dân họ, thì đó của là một hiển số về mức độ sợ hãi cho sự tồn vong của chính họ. Bắc Triều Tiên là một điển hình cho hình thái toàn trị sợ hãi đó. Cuba đổi mới hiện nay cũng là sự thức tỉnh từ sợ hãi. Tháng 3/2014, Raul Castro nói với báo chí trong rằng "thay đổi là cơ hội cuối cùng của chúng ta", nếu đó không phải là một thông điệp vọng lên từ đáy sợ hãi, thì là gì ?

Trên các trang mạng Việt Nam, rất dễ tìm thấy, người ta dặn dò nhau đừng giúp ai ở đoạn đường ấy, vì có thể bị đưa vào kịch bản cướp giật, trấn lột. Hoặc đừng đi lối đó, có thể sẽ mất tiền cho những kẻ vô lương tâm...v.v bên cạnh những lời cảnh báo, thường là những bình luận tức giận và nguyền rủa rất nặng nề. Sự sợ hãi dừng như cũng kích thích và thúc đẩy phần dữ tợn và bạo lực nhất của con người.

Chỉ vài năm trước đây thôi, chuyện trừng phạt kẻ cắp thường không diễn ra đáng sợ như lúc này. Người ta giới thiệu - một cách lạnh lùng - những hình ảnh một người bị tâm thần ăn cắp vặt bị đánh hội đồng đến máu me bê bết, chỉ còn đủ sức quỳ sụp xuống thẩn thờ. Hoặc mới đây, một cụ già khó khăn đi trộm gà bị đánh, trói và bắt quỳ với con gà buộc phải ngậm nơi miệng. Bao vây cụ là những người trẻ tuổi, có thể gọi cụ bằng ông. Người Việt sợ hãi cho tiền của, sợ hãi sự bất an của xã hội nên trút giận vào những gì mà họ có thể chà đạp được. Thậm chí miền Nam giàu có sản vật, miếng ăn được mời, thức uống được cho cũng đang dần khép lại, mở ra một khung cảnh mới đầy sợ hãi và bạo lực.

sohai3

Những con đường dẫn đến Hungary đầy người tỵ nạn đáng thương và sợ hãi hôm qua, thì giờ đây đã trở thành nơi bạo động vì họ không còn được chấp nhận nữa. Từ nỗi sợ hãi chạy trốn khỏi loạn lạc, những người tỵ nạn biến nỗi sợ hãi vì không được chấp nhận của họ thành bạo lực, thành một cuộc chiến. Hình ảnh này nhắc cho chúng ta nhớ về những điều rất gần là hàng trăm ngàn công nhân Việt Nam tội nghiệp đang sống nghèo khó, bữa ăn bị đánh tráo bằng những tạp phẩm tồi tệ. Sự bất an và sợ hãi về tương lai của họ luôn có khả năng dẫn đến giận dữ và bạo lực.

Đây chỉ là một vài ghi chú của tôi. Về phần mình, bạn có thể ngồi xuống và gạch ra những ví dụ của riêng mình về thế giới này, đang đầy những thông điệp của sự sợ hãi ?

Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 01/10/2015 (tuankhanh's blog)

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b