Là vợ của Anh Ba Sàm, vì hoàn cảnh sức khỏe không tốt, không
chịu được điều kiện khí hậu-thời tiết miền Bắc, tôi không thường xuyên ở bên chồng
tôi trong những năm qua; nhưng những gì tôi biết về ông lâu nay luôn thống nhất
rằng: Ông là một người yêu nước bằng cả trái tim. Hơn thế nữa, ông là một trí
thức, một blogger luôn ý thức được tầm quan trọng to lớn của mạng Internet đối
với công cuộc dân chủ hóa và phát triển đất nước. Và ông đã luôn sử dụng
Internet như một công cụ để thực hiện mong ước nhiệt thành của ông – “khai dân
trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Trang mạng Anh Ba Sàm (địa chỉ hiện nay: basam.info, anhbasam.wordpress.com, basamnews.info) được thành lập năm 2007 nhằm mục đích
“giải phóng bạn đọc khỏi sự nô lệ về tinh thần”, mà chồng tôi gọi tắt là “phá
vòng nô lệ” và lấy đó làm chủ trương của trang. Ông tin rằng, người dân Việt
Nam chỉ có thể có được những quan điểm chính trị riêng nếu được thông tin đầy đủ.
Theo tinh thần ấy, mỗi ngày Anh Ba Sàm đều tổng hợp thông
tin về những vấn đề chính trị từ nhiều nguồn khác nhau: từ các cơ quan truyền
thông Nhà nước, các hãng tin nước ngoài, từ những nhà hoạt động, nhà báo, những
blog cá nhân và cả những trang mạng bị chính phủ Việt Nam gọi là “phản động”,
“thù địch với Nhà nước”.
Ngoài ra, Anh Ba Sàm còn cống hiến cho độc giả các danh sách
đường dẫn (link) phong phú đến 50 trang blog hàng đầu của các cá nhân và tổ chức
xã hội dân sự Việt Nam, 50 trang truyền thông độc lập và của nhà nước bằng tiếng
Việt, 56 trang truyền thông nước ngoài cũng như 19 trang mạng hướng dẫn cách vượt
kiểm duyệt Internet. Những kỹ thuật của blog đã tạo điều kiện cho độc giả viết
các bình luận nóng hổi về những sự kiện thời sự.
Theo nhiều nguồn thống kê khác nhau thì từ năm 2009, chồng
tôi và cộng sự đã đưa lên Internet hàng trăm nghìn bài báo, trong đó có rất nhiều
tư liệu quý như lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1995, sách trắng về quan hệ Việt
Nam – Trung Quốc, và nhiều bài viết của các cây viết nổi tiếng Việt Nam. Mỗi
ngày, trang mạng Anh Ba Sàm có trung bình một trăm nghìn lượt truy cập.
Rất có thể là Nghị định số 72/2013/ND-CP của Chính phủ về
“Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet” đã được ban hành chỉ để nhằm kiểm
duyệt trang Anh Ba Sàm. Khoản 4 Điều 20 và Khoản 4 Điều 26 của Nghị định này
(có hiệu lực từ ngày 1/9/2013) cấm các chủ blog và trang mạng ở Việt Nam thu thập
thông tin từ những cơ quan truyền thông Nhà nước hoặc từ những trang mạng của
các cơ quan công quyền. Ở thời điểm đó, Anh Ba Sàm là trang mạng duy nhất có thể
tiếp cận ở Việt Nam mà có một khối lượng tư liệu và số người truy cập ở mức
đáng kể như thế.
Theo danh sách xếp hạng của Alexa.com thì Anh Ba Sàm hiện vẫn
thuộc số những trang mạng đuợc truy cập nhiều nhất ở Việt Nam
Thị Minh Hà Lê
https://www.facebook.com/thiminhha.le.1/posts/517044858476198:0
So what did my husband, Anh Ba Sam, do?
Due to health issues associated with Northern Vietnam’s
weather, I have not been able to be with my husband as often as a wife should
in the past years; however, what I know about him remains consistent that he is
a patriot who loves his country with all his heart. Moreover, he is an
intellect, a blogger who always believes in the importance of the Internet to
the democratization and development processes of the country. He had always
used the Internet as a tool to pursue his fervent wish to “empower, enlighten,
and secure the people.”
Anh Ba Sam site (with the following addresses: basam.info, anhbasam.wordpress.com, anhbasamnews.info) was found in 2007 with the purpose
of “breaking the chains of slavery.” He also uses that as the goal for the
site. He believes that the people of Vietnam can only form political opinions
once they are fully informed.
In that spirit, Anh Ba Sam on a daily basis gathered all
daily news related to political issues, from many sources such as state-own
media, foreign news agencies, activists, journalists, personal blogs, and even
from websites deemed “traitors” and “opposing the state” by Vietnam government.
In addition, Anh Ba Sam also provide his readers with links
to 50 top pages of famous bloggers and civil organizations in Vietnam, 50
independent and state-own news sites, and 56 foreign media sites along with 19
websites with guides to overcome Internet censorship. Features provided by
blogging technologies have facilitated readers to write comments about whatever
event they hear about.
According to various sources, my husband and his colleagues
since 2009 have posted on the Internet a few hundred thousands articles, among
which are valuable information on Vietnam history from 1945 to 1995, and
writings from famous Vietnamese writers. Everyday, the average viewership
ranges around 100,000 views.
It is very likely that Decree No. 72/2013/ND-CP on the
“management, provision, and the use of Internet services” was issued by the
government to sensor Anh Ba Sam blog page. Paragraph 4 of Article 20 and
Paragraph 4 of Article 26 of that Decree (effective September 1, 2013)
prohibits blog and website owners in Vietnam from collecting information from
the media or government sites. At the time, Anh Ba Sam was the only blog
accessible to Vietnamese people which has a great volume of news data and such
noticeable number of readers. According to Alexa.com ranking, Anh Ba Sam blog
as of now is still among the web pages viewed the most by people in Vietnam.
Thị Minh Hà Lê
https://www.facebook.com/thiminhha.le.1/posts/517044858476198:0
Comments
Post a Comment