Giới chức Nga vừa tuyên bố "chiếc máy bay Airbus A321 khởi hành từ thành phố Sharm el-Sheikh, Ai Cập, đến St Petersburg, Nga bị rơi là do khủng bố gây ra". Một điều khiến thế giới và tôi rất ngạc nhiên, riêng tôi đó là một dấu hiệu đáng báo động cho tình hình an ninh cho toàn thế giới khi một "cường quốc chuyên bảo vệ các quốc gia độc tài bị khủng bố". Nhưng sự kiện đó chính là chìa khóa để giải quyết nhiều câu trả lời cho các vấn đề nan giải của thế giới và đặc biệt là của người Mỹ.
Sau vụ thảm sát hàng loạt ở Paris, hai nguyên thủ quốc gia của hai siêu cường quân sự đã có cuộc gặp gỡ kín. Và sau đó là giới chức Nga tuyên bố chuyến bay chở hành khách Nga bị khủng bố. Hai sự kiện vừa trải qua giúp cho người Mỹ dễ dàng áp dụng vai các đường lối ngoại giao "chủ động" với Nga:
- Một là làm rõ chính quyền Putin có hỗ trợ lực lượng hồi giáo cực đoan, cũng như thái độ khi chính mình là nạn nhân của khủng bố. Thế giới và các chuyên gia phân tích đã có nhiều cơ sở để chứng minh người Nga đang hỗ trợ về nguồn cung cấp vũ khí, hậu cần và việc nới lỏng tình trạng buôn lậu dầu mỏ trên Biển Đen cho lực lượng khủng bố IS? Bên cạnh đó Nga có ủng hộ việc siết chặt tài chính IS khi việc các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Ả Rập Xê Út, Qatar, Koweit liên quan tới việc buôn lậu dầu mỏ và cung cấp vũ khí? Vấn đề tài chính của lực lượng IS vẫn rất bí ẩn cho đến ngày nay và các giới chuyên gia không thể nắm rõ được nguồn cung chủ yếu từ đâu và quốc gia nào chủ đạo?
- Hai là yêu cầu tổng thống Putin hợp tác trong vấn đề chống khủng bố IS, cũng như người Mỹ sẽ đóng vai trò chủ đạo hoặc ít nhất là ngang hàng trong công cuộc chống khủng bố khi Nga đang thể hiện bản lĩnh quân sự ở Syria.
- Ba là cần gấp rút giải quyết "chế độ Al-Assad" ở Syria, xóa sổ chế độ Al-Assad sẽ giúp tiến nhanh quá trình tấn công lực lượng IS toàn khu vực Tây Á bằng lục quân (Đồng Minh-Mỹ có thể thêm Nga) một cách dễ dàng mà không vướng bận các chiến dịch quân sự hạn chế.
- Bốn là người Mỹ muốn cho cả thế giới thấy rằng "chính quyền Putin vì nhân đạo, an ninh quốc gia và an ninh thế giới hay vì một chế độ độc tài Al-Assad”. Một sự chọn lựa rất khó khăn và chỉ có một câu trả lời duy nhất là từ bỏ chính sách bảo vệ chế độ Al-Assad để không mất những kết quả mà chính quyền Putin đã đeo đuổi trong hai tháng nay ở Syria để răn đe và lôi kéo các quốc gia Châu Âu có cái nhìn khác và ngã về mình.
Chính quyền Putin có vẻ đang rơi vào một quỹ đạo đối thoại ngoại giao rất bế tắc, quỹ đạo đó sẽ khiến Nga tiến lại gần bên Châu Âu và Hoa Kỳ hơn. Một quỹ đạo khiến chính quyền Cộng Sản Trung Quốc sẽ có những bước lùi "ngoạn mục" trong vấn đề tranh chấp biển đảo ở Biển Đông. Chính quyền Francois Hollande là cầu nối cho sự "gần gũi" giữa các cường quốc Pháp-Anh-Đức-Nga-Hoa Kỳ-5 nước khối Ả Rập. Người Pháp có quá nhiều lý do tham chiến trực tiếp vào chiến trường Syria cũng như Trung Đông để lôi kéo đồng minh quay trở lại chiến trường Syria (do Mỹ dẫn đầu).
Người Nga buộc phải xoay hướng các chiến dịch quân sự ở Syria nhắm thẳng vào lực lượng khủng bố (thay vì lực lượng nổi dậy chống chế độ Al-Assad). Chính quyền Obama chỉ cần tác động về đối thoại ngoại giao là có thể giải quyết vấn đề Syria một cách trơn tru, bên cạnh đó ông phải tự lên án và loại bỏ chủ nghĩa thực tiễn của mình mà tin tưởng các tướng lĩnh diều hâu trong các chiến dịch tác chiến quân sự ở Syria và Biển Đông để lấy lại phong độ sau sự yếu kém của chính ông gây ra. Bên cạnh đó cũng là nền tảng chính trị cho người kế nhiệm ông chủ nhà trắng theo đuổi và thực hiện. Một chuỗi sự kiện đối thoại ngoại giao sẽ diễn ra giữa các cường quốc-Khối Ả Rập để bàn về vấn đề Syria ...chế độ độc tài Al-Assad không thể tồn tại được nữa và là cơ sở lý tưởng cho sự răn đe Iran trong vấn đề hạt nhân hóa.
Làn sóng dân chủ thứ 4 sẽ tăng tốc ở Trung Đông và Đông Nam Á. Giấc mơ dân chủ đa nguyên của người dân sống trong các chế độ độc tài sẽ bùng nổ, buộc chính quyền Cộng Sản Việt Nam và quần chúng phải thay đổi tư tưởng và thể chế.
Chính quyền Cộng Sản Trung Quốc cũng rơi vào quỹ đạo của sự thoi thóp khi cố gắng thực hiện giấc mộng Trung Hoa khi bị Nhật-Hoa Kỳ khống chế quân sự (2020), bế tắc trong vấn đề đối thoại tìm kiếm đồng minh trong khu vực Đông Nam Á-Thế giới và hứng chịu sự đổ vỡ về mọi mặt.
Toàn thế giới sẽ mỉm cười khi nghĩ về chế độ Cộng Con Việt Nam hay Cộng Bố Trung Quốc chết trước vì câu trả lời của nó đã không còn quan trọng trong tương lai nữa rồi. Lực lượng đối lập Việt Nam-Trung Quốc phải đẩy nhanh tiến độ về tư tưởng chính trị, dự án chính trị, giới trí thức cần phải đoàn kết thiết lập hoặc tham gia các tổ chức chính trị đứng đắn thay vì các nhóm nhỏ và tâm lý rã hàng.
Những tổ chức chính trị hay Đảng phái "ngầm" cần phải đẩy nhanh tiến độ để hoàn tất các yêu cầu cần thiết trên, đặc biệt là vấn đề nhân sự. Đó là câu hỏi cũng như câu trả lời của thế giới quan tâm đến Việt Nam-Trung Quốc, cũng như các cường quốc có ý đồ bất chính trong việc can thiệp khi hậu cần chính trị và các tổ chức chính trị trong nước yếu kém.
Chúng ta còn chần chừ gì nữa, hỡi các trí thức và các bạn trẻ Việt Nam đã thức tỉnh?
Nguyễn Hòa Bình
Comments
Post a Comment