Skip to main content

ÔNG TẬP CẬN BÌNH NÓI GÌ TẠI HÀ NỘI ?

1

Xây dựng mối quan hệ gắn bó từ thời HCM
Trung Quốc Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao được hơn 65 năm. mối quan hệ gắn bó Trung Việt đã được chủ tịch Mao Trạch Đông, thủ tướng Chu Ân Lai cùng với chủ tịch Hồ Chí Minh thế hệ lão thành tiền bối hai bên xây dựng nên, là tài sản quý báu của hai đảng, nhân dân hai nước, cần được quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng”  ( Diễn văn của ông Tập Cận Bình đọc trước quốc hội CSVN ).
Ngược dòng lịch sử để xem cách đây 65 năm, tức là năm 1950,  Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã xây dựng mối quan hệ gắn bó như thế nào ?
Hồi ký của Bí thư Hoàng Tùng, Phó trưởng ban tổ chức Trung ương ĐCSVN, Tổng biên tập báo Nhân Dân : “Năm 1950 Stalin và Mao Trạch Đông cho gọi Bác sang”.
Hoàng Tùng là một người trước sau luôn luôn ủng hộ và bênh vực Hồ Chí Minh nhưng lại dùng câu “Stalin và Mao Trạch Đông cho gọi Bác sang” đã vô tình xác nhận Stalin và Mao Trạch Đông đối xử với HCM như là một tay sai.  Suy ra mối quan hệ giữa Mao Trạch Đông và HCM là quan hệ giữa chủ và đầy tớ.  Không thể nào gọi là quan hệ “4 tốt và 16 chữ vàng”.
Dựng lại chế độ tay sai ?
Cũng năm 1950 :  “Khi gặp Bác, Lưu Thiếu Kỳ nói ngay rằng:  Các đồng chí giải tán Đảng, các đồng chí tưởng đâu lừa được địch, nhưng địch không lừa được mà lại lừa chính chúng tôi vì chúng tôi tưởng rằng các đồng chí giải tán Đảng thật…”.( Hồi ký Hoàng Tùng ). 
Nghĩa là các đồng chí đừng hòng qua mắt chúng tôi, chúng tôi thừa biết các đồng chí giải tán ĐCS của Trường Chinh là giải tán thật;  là để theo Mỹ và theo Tưởng Giới Thạch.
Giờ đây có lẽ TCB cũng muốn nhắc Hà Nội rằng :  Chúng tôi thừa biết các đồng chí đang muốn chuyển đổi chế độ để theo Mỹ.  Nhưng hiện nay các đồng chí đang còn phải lệ thuộc vào lượng hàng hóa của chúng tôi.  Các đồng chí không thể trở mặt quay lưng với chúng tôi.
“Chuyến đi Trung Quốc và Liên Xô của Bác năm 1950 là chuyến đi gian khổ.  Khi đó Staline nói:  Bây giờ cách mạng Trung Quốc thành công rồi, Trung Quốc có trách nhiệm giúp đỡ các nước Phương Đông… Bám vào ý kiến ấy, sau này Trung Quốc coi như là người đỡ đầu của ta”.  ( Hồi ký Hoàng Tùng ).
Thoạt nghe thì có vẻ hơi khó hiểu :  Trung Quốc giúp đỡ ta thì có gì đâu mà gian khổ ?  Nhưng câu tiếp sau đó cho biết Trung Quốc là “người đỡ đầu của ta”, tức là “ông chủ mới của ta”. Giờ đây Tập Cận Bình nhắc CSVN chăm sóc, bồi dưỡng quan hệ thời HCM thì phải chăng là muốn CSVN quỳ gối trước ông ta như Hồ Chí Minh đã quỳ gối trước Mao Trạch Đông?
“Đại hội đảng ta năm 1951, đại biểu nước ngoài chỉ có La Quý Ba … ..  Tại đại hội La Quý Ba phát biểu chủ yếu về thuế nông nghiệp.  Sau đó bắt đầu đánh thuế.  Họ đem các nề nếp từ Trung Quốc sang, đem kinh nghiệm chỉnh Đảng, chỉnh phong từ Diên An sang…”.
Ngày đó cố vấn TC bắt CSVN phải rập khuôn theo nề nếp của TC.  Vậy phải chăng ngày nay TCB cũng muốn Quốc hội CSVN rập khuôn luật lệ y như luật lệ của TC ?  Trong khi Nguyễn Tấn Dũng đang hô hào thay đổi luật lệ kinh doanh theo nề nếp kinh tế Tây Phương.
Hay là Tập Cận Bình cấm Nguyễn Tấn Dũng tranh chức Tổng bí thư ?
Cũng vào năm 1950 : “Bám vào ý kiến ấy, sau này Trung Quốc coi như là người đỡ đầu của ta.  Tôi cho rằng vì như thế mà Bác mấy lần từ chối làm Tổng bí thư… nếu Bác làm Tổng bí thư  thì Liên Xô sẽ gây chuyện…” ( Hồi ký Hoàng Tùng )
Ngay tại đại hội thành lập lại ĐCSVN ( Đảng Lao Động ) Mao Trạch Đông đã không cho HCM làm Tổng bí thư bởi vì biết HCM từng hoạt động tình báo cho Mỹ, và đã từng chạy theo Tưởng Giới Thạch mà giải tán ĐCSVN của Trường Chinh.
Phải chăng ngày nay TCB cũng có ý cấm  Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng bí Thư trong kỳ đại hội tới ?  Do vì mấy năm gần dây NTD đã ra mặt chống TC ?
Có lẽ không đúng bởi vì trước khi rời VN, TCB đã lên tiếng mời NTD sang thăm TC.  Ông ta không mời TBT Nguyễn Phú Trọng, ông ta không mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bởi vì ông ta biết chỉ còn 3 tháng nữa là NPT và TTS sẽ về vườn.  Trong khi đó cũng thừa biết sang năm Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người lãnh đạo duy nhất ngồi lại trong cả hai ghế TBT và Chủ tịch nước.  Vì vậy ông ta mới lên tiếng mời riêng một mình NTD.
Vậy thì Tập Cận Bình đến Hà Nội không phải là nhằm “gây chuyện” nếu như NTD ứng cử chức TBT.  Nhưng ông ta đến Hà Nội sau khi đi Mỹ và đi Anh Quốc.  Ông ta cũng đến Hà Nội trước khi ông ta đi Singapore và trước khi ông ta gặp Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cữu.
Rõ ràng chuyến đi Hà Nội của Tập Cận Bình là nằm trong chiến dịch vận động một trật tự kinh tế mới mà ông ta gọi là “Một cong đường, một vành đai” và “Hai hành lang, một vùng kinh tế”.  Ông ta đã thuyết phục TT Obama trong chuyến đi Mỹ vừa qua nhưng Obama không đồng ý.
Hai hành lang, một vùng kinh tế
Ông Tập Cận Bình đến Mỹ lần thứ nhất vào năm 2012, lúc đó ông ta còn là Phó Chủ Tịch nước nhưng là ứng viên của chức Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc.  Ông ta đến Mỹ như là một sứ giả đại diện cho Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào để bàn thảo về một trật tự kinh tế mới cho thế giới sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008.
Ông ta đến Mỹ lần thứ 2 vào năm 2013 là để cùng Tổng thống Obama thương lượng một giải pháp cho vấn đề chênh lệch mậu dịch giữa Mỹ và TC.  Nhưng kết quả là không có thông cáo chung, tức là không đạt được thỏa thuận nào.  Sau đó thì Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường đến VN để ký kết hiệp định nâng mức trao đổi hàng hóa giữa TC và CSVN từ 26 tỉ năm 2013 lên đến 60 tỉ trong năm 2014 và 2015.
Chuyến đi Mỹ năm nay của Tập Cận Bình cũng được quảng cáo trước 1 năm.  Nhưng gần 1 tháng trước khi lên đường thì ông ta loan báo sẽ đi VN sau khi gặp Obama, chứng tỏ kết quả những thương lượng mật giữa các chuyên gia kinh tế Mỹ và TC trong 1 năm qua sẽ không đưa đến một ký kết nào trong trong cuộc hẹn với Obama tại Washington.
Quả nhiên chuyến đi Mỹ của ông TCB là một chuyến đi không kèn không trống, Tổng thống Obama không tổ chức tiếp đón rình rang; và chia tay cũng trong lặng lẻ.  Sau đó thì ông Tập đi Anh Quốc, đi VN, Singapore và gặp Tổng thống Đài Loan.
Một dấu hiệu đáng chú ý trong chuyến đi VN của ông Tập, đó là người đón ông tại sân bay là Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh chứ không phải Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hay Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.  Thậm chí cũng không phải là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.  Dấu hiệu này chỉ rõ mối quan hệ Việt Trung không được êm đẹp cho lắm và mối thân tình giữa lãnh đạo TC và lãnh đạo ĐCSVN không phải là “4 tốt, 16 chữ vàng”.
Một dấu hiệu khác là ông Tập không đọc diễn văn tại Hội trường Trung ương Đảng, không đọc tại Phủ chủ tịch nước, cũng không đọc trước Hội đồng Chính phủ;  mà đọc trước Quốc hội, câu đầu tiên là“Thưa ngài chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng”.
Trong khi Nguyễn Sinh Hùng đã bị trang mạng “Chân Dung Quyền Lực” tiết lộ những điều không hay ho gì.  Trang mạng này đã được ông Bùi Tín xác nhận là của NTD ( Bài viết “Chân Dung Quyền Lực và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đăng trên VOA ngày 19-2-2012 ).  Vậy thì có thể hiểu là ông TCB muốn vận động Quốc hội CSVN đừng sửa đổi luật lệ theo như luật kinh tế tư bản;  mà nên sửa theo đường lối của TC. Ông ta nói:
Trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội giàu mạnh mang màu sắc riêng của mỗi quốc gia, chúng ta học tập lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vun trồng những kết quả phong phú, tốt đẹp. Quan hệ Việt Trung đã vượt lên trên hàm ý những mối quan hệ song phương thông thường, có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng.
Tuy nhiên lời hô hào của ông TCB giống như nói trước căn nhà trống, bởi vì ngày 21-6-2012 Quốc hội CSVN đã thông qua “Luật biển VN 2012” với tỉ số phiếu 495/496. Luật này khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.  Con số 495/496 cho thấy toàn bộ Quốc hội CSVN chống lại Trung Cọng.
Sau đó TCB rời VN và tuyên bố tại Singapore rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ.  Chứng tỏ tại Việt Nam ông ta không dám làmbùng nổ tâm lý chống đối.  Trong khi đó dân chúng Singapore toàn là người Hoa cho nên TCB kiếm thêm sự ủng hộ bằng cách  hô hào Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên người Hoa.
Trong khi đó Mỹ im lặng trước những màn biểu diễn của TCB.  Có lẽ Mỹ cũng đang “tang gia bối rối” trong việc lựa chọn ứng cử viên TT cho năm tới.  Nghĩa là lựa chọn một đường lối vực dậy kinh tế nước Mỹ sau cuộc suy thoái 2008.
Hiện nay chưa có một ứng cử viên nào dám đá động tới kế hoạch kinh tế trong tương lai cho nước Mỹ.  Đơn giản là vì người ta chưa tìm ra phương cách nào, ngoại trừ kế hoạch TPP của Tổng thống Obama.  Nhưng có lẽ TPP khó có khả năng thực hiện cho nên không có ứng cử viên nào đưa nó ra làm đề tài tranh cử.
Dấu hiệu bà Hillary Clinton trở nên sáng giá sau khi ông Tập Cận Bình rời Washington khiến cho người ta liên tưởng tới thời kỳ Tổng Thống Bill Clinton hòa hoãn với Trung Cọng.  Nhưng nếu Hillary đắc cử nhờ chủ trương hòa hoãn với TC thì CSVN đành phải từ bỏ giấc mơ TPP để quay sang trao đổi thương mại tay ba giữa Mỹ-CSVN-TC.
BÙI ANH TRINH

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...