Skip to main content

8 tính cách của người có giáo dục



 

 Thế nào là người có giáo dục? Nhiều khi “vô học” lại là những kẻ chữ nghĩa đầy mình, cũng như những người nông dân ít học lại vô cùng sáng suốt và tinh tế…Liệu người ngày xưa và ngày nay có hiểu khái niệm “con người có giáo dục” khác nhau không, hãy xem qua câu chuyện cách đây gần một thế kỷ rưỡi này…
Anton Chekhov (1860-1904) –nhà văn và tác giả kịch vĩ đại người Nga-đã để lại 900 tác phẩm đủ các thể loại, nhưng trong cuộc sống ông còn dạy chúng ta nhiều điều hơn trong các tác phẩm của mình.
  
Ông có người em ruột Nicolai là một họa sỹ đầy tài năng, nhưng tiếc thay lại không có bản lĩnh và suốt đời say rượu. Ông rất hiểu, rất thương và buồn cho cách người em coi thường chính khả năng trời phú của mình. Và ông không có cách nào hơn, là viết cho Nicolai một bức thư, mà đến nay chúng ta đọc lại cũng sẽ tìm được cho mình khá nhiều điều bổ ích…

“Matxcơva 1886
“Em thường than thở với anh là “Người ta chẳng hiểu em!” Đến Niutơn và Gớt còn chẳng than thở về điều đó…Người ta hiểu em rất rõ! Nếu người khác không hiểu em, thì đó không phải lỗi của mọi người…
Là một người thân và gần gũi với em, anh có thể khẳng định rằng anh rất hiểu và đồng cảm với em…Anh biết tất cả mọi tính tốt của em, như năm ngón tay của bàn tay mình vậy, đánh giá rất cao và kính nể chúng. Nếu để chứng minh rằng anh hiểu và đánh giá cao chúng thì anh thậm chí có thể liệt kê chúng ra đây. Theo anh thì em tốt bụng đến mức quá đà, rất rộng lượng, dễ tính, thương người, thương yêu súc vật, không đểu giả, không thù dai, tin người…Em gặp may hơn rất nhiều người: trời cho em tài năng! Tài năng đặt em lên trên hàng triệu người, vì cứ hai triệu người mới có một họa sỹ tài năng…
  
Anton Chekhov và người em Nicolai
Tài năng đặt em vào một vị thế đặc biệt: em có là con cóc hay con nhện độc, thì mọi người vẫn tôn sùng em, vì tài năng được bỏ qua, tha thứ tất cả. Em chỉ có một điểm yếu duy nhất. Nó là nguyên lý sai lầm của em, của nỗi khổ của em, của chứng viêm loét dạ dày của em. Đó chính là tính vô giáo dục đến cực điểm của em! Xin tha lỗi cho anh, nhưng veritas magis amicitiae (chân lý cao hơn tình bạn)…Bởi vì cuộc sống có những điều kiện của nó…Muốn cảm thấy thoải mái trong môi trường trí thức, không trở nên lạc lõng ở đó và không cảm thấy nặng nề thì cần phải được giáo dục một cách căn bản…Tài năng đưa em vào môi trường đó, em thuộc về đẳng cấp đó, thế nhưng…em bị lôi kéo khỏi nó, và em cứ phải tìm cách cân bằng giữa tầng lớp văn minh và những người vis-a-vis (đối nghịch). Dễ thấy ảnh hưởng của thói tiểu tư sản thành thị, rượu chè, bố thí…Thật khó mà vượt qua được điều đó, quả thật rất khó!

Những người có giáo dục cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:
Họ trân trọng cá tính con người, vì vậy luôn độ lượng, nhẹ nhàng, lịch thiệp, nhường nhịn… Họ không nổi đóa lên vì một cái búa hay chiếc tẩy bị mất; sống với ai họ chẳng lấy đó là sự làm ơn, còn khi ra đi không nói rằng: tôi không thể sống với cô (anh) được! Họ bỏ qua những chuyện ầm ĩ, lúc lạnh lùng, miếng thịt rán quá lửa, những câu châm chọc, sự có mặt của người lạ trong căn nhà mình…
Họ có lòng trắc ẩn không chỉ với những người ăn mày hay những con mèo. Tâm hồn họ đau đáu cả với những điều mắt thường không trông thấy được…
Họ tôn trọng tài sản của người khác, và vì vậy luôn trả hết các khoản nợ.
Họ trung thực và sợ sự dối trá như sợ lửa. Họ không nói sai cả trong những điều vặt vãnh. Nói dối là xúc phạm người nghe và hạ thấp người nói trong con mắt người nghe. Họ không phô trương, hành xử ở nơi công cộng cũng như ở nhà, không phỉnh phờ lớp người trẻ tuổi… Họ không ba hoa, không giãi bày tâm sự những khi không được hỏi đến. Vì tôn trọng những lỗ tai người khác, họ thường im lặng.
Họ không tự hủy diệt mình với mục địch để gợi dậy nơi kẻ khác sự thương cảm và giúp đỡ. Họ không khơi gợi lòng trắc ẩn của người khác để nhận lại sự cảm thông và chăm sóc. Họ chẳng nói: Người ta không hiểu tôi!…
Họ không phù phiếm. Họ chẳng quan tâm đến những trò hư vinh, như việc quen biết các nhân vật danh tiếng, lời thán phục của đám người gặp ở salon, sự nổi tiếng nơi quán rượu…
Nếu họ có tài năng, thì họ biết trân trọng nó. Vì nó, họ hi sinh thời gian, đàn bà, rượu chè, những việc lăng nhăng…
Họ phát triển nơi mình khả năng thẩm mĩ. Họ không thể mặc nguyên áo quần mà ngủ, không thể nhìn thấy những khe nứt đầy rệp trên tường, hít thở không khí nặng mùi, bước trên sàn nhà toàn vết nhổ, ăn uống ngay từ trên bếp dầu. Họ cố gắng có thể chế ngự và hoàn thiện bản năng tính dục. Những người có giáo dục trong vấn đề này không nặng về bếp núc. Họ cần ở đàn bà không phải chuyện giường chiếu, không phải mồ hôi ngựa, không phải đầu óc thể hiện khả năng gạt gẫm giả vờ có thai và nói dối không biết mệt… Họ, đặc biệt là những họa sĩ, cần sự tươi mới, tao nhã, tính người. Họ không tham lam bạ đâu uống đấy, không đánh hơi các loại tủ, vì họ biết rằng họ không phải là những con heo. Họ chỉ uống những khi rảnh rỗi, gặp dịp… Bởi vì họ cần mens sana in corpore sano (một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh).
Để giáo dục bản thân và không đứng thấp hơn môi trường xung quanh…cần phải làm việc cả sáng cả chiều, đọc luôn luôn, lòng hiếu học, lý trí…Từng giờ khắc đều quý…Em hãy đến đây, đập vỡ cái bình rượu vođka ấy đi, nằm xuống và đọc, hãy đọc chẳng hạn Turgeniev, tác giả mà em còn chưa đọc ấy…!”

P.S. Nhà văn Chekhov còn là một bác sỹ tâm lý giỏi, thế nên ông là hình mẫu của việc “nói được-làm được”. Cũng như đa số các nhà văn, nhà thơ kinh điển của Nga (hình như có một “truyền thống” như vậy) ngoài vợ ra ông còn có hàng chục nhân tình và luôn tìm được cách thoát ra khỏi họ mà không quá làm họ tổn thương. Ông cũng rời khỏi cõi đời theo một cách rất “có giáo dục” và phải nói là rất ngoạn mục. Bị lao phổi đã lâu, khi đang nghỉ dưỡng ở Đức, thấy mệt lúc nửa đêm, lần đầu tiên ông cho mời bác sỹ tới khám. Khi bác sỹ tới rồi, ông gọi một chai sâm-panh, rót đầy một cốc, sau đó nói “Tôi chết đây” bằng tiếng Đức và tiếng Nga. Thế rồi ông uống hết cốc rượu, cười bằng nụ cười luôn quyến rũ của mình, chỉ nói thêm “Tôi lâu lắm chưa uống sâm-panh…”, nằm xuống giường và ra đi mãi mãi!

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b