Skip to main content

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ BỨC “TƯỢNG THƯƠNG TIẾC“

Bức tượng “Thương Tiếc”, nặng 10 tấn, cao hơn 6m,
được đặt tại cổng vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa
(Hình: vnrozier)

Khi cuộc chiến leo thang khốc liệt, năm 1966 Nghĩa trang Quân đội tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, bắt đầu không còn đủ đất để các tử sĩ VNCH yên nghỉ. Chính phủ nền Đệ nhị Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải tính đến việc thành lập một nghĩa trang mới và địa điểm được lựa chọn nằm dọc theo phía tay trái của xa lộ Biên Hòa (nay là xa lộ Hà Nội) nếu từ hướng Sài Gòn đi Biên Hòa.
Kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia, Đại úy Nguyễn Thanh Thu, được lệnh của Tổng thống Thiệu lên đường đi Phi Luật Tân để nghiên cứu mô hình xây dựng Nghĩa trang Quân đội Hoa Kỳ tại Manila (American Cemetery in Manila), được coi là một nghĩa trang đẹp nhất Á châu.

Nghĩa trang Quân đội Hoa Kỳ tại Manila
(Hình tác giả chụp tại thủ đô Manila, năm 2003,https://www.flickr.com/photos/nguyen_ngoc_chinh/837204065/in/photolist-2gYTAR-2gYTze) 

Năm 2003, tôi đã có dịp đến Phi Luật Tân và viếng Nghĩa trang Hoa Kỳ tại thủ đô Manilla [1]. Nghĩa trang có tên American Cemetery, đây là nơi chôn cất thi hài quân nhân Mỹ và đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương vào thời thế chiến thứ hai.

Nghĩa trang mằn trên một khu đất rộng 615,000 mét vuông, trồng cỏ xanh rì vây quanh là những hàng cây rợp bóng mát. 17,206 ngôi mộ chiến sĩ được đánh dấu bằng các thập tự giá và xếp hàng thẳng tắp như một đội quân thầm lặng. Điểm xuyết cho nghĩa trang là một vài tượng đài kỷ niệm ghi những dòng chữ tưởng nhớ công ơn những vị anh hùng “vị quốc vong thân”.

 Nghĩa trang Quân đội Hoa Kỳ tại Manila
(Hình tác giả chụp tại thủ đô Manila, năm 2003)

Sau chuyến đi tham khảo tại Phi Luật Tân, Đại úy Thu sẽ phải trình đề án lên Tổng thống Thiệu để giao cho công binh xây dựng một nghĩa trang mới mang tên Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Ông còn gợi ý phải có một tác phẩm điêu khắc tại cổng vào nghĩa trang để nói lên sự tri ân của mọi người tại hậu phương trước những tử sĩ được chôn cất tại đây.

Đại úy Nguyễn Thanh Thu xin 1 tuần để suy nghĩ về dự án và trước khi ra về anh còn được Tổng thống Thiệu nhắc nhở bằng những lời rất thân tình: “Anh cần chú ý đến ý nghĩa của nghĩa trang phải xoay quanh “cục nhưn” là bức tượng… Tôi đặt nhiều hy vọng vào anh…”.

Tất cả mọi chuyện chỉ bắt đầu một cách giản dị như vậy. Tuy nhiên, đối với nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu đó là thời gian anh trăn trở nhiều nhất với những ý tưởng của một nghệ sĩ sáng tạo cho một công trình mang tầm vóc quốc gia nói lên lòng tri ân của mọi người đối với những chiến sĩ đã bỏ mình ngoài chiến trường.

Trong suốt một tuần lễ, hầu như ngày nào anh cũng có mặt tại nghĩa trang Hạnh Thông Tây để chứng kiến những cảnh tang tóc, đau thương của vợ con tử sĩ. Nhà chứa xác đầy nghẹt, những chiếc hòm chưa chôn còn mịt mù nhang khói tại những khu phải căng lều bạt chờ chôn… trong khi trực thăng vẫn hàng ngày tiếp tục chở xác về nghĩa trang.

Ngày cuối cùng của một tuần tìm ý tưởng là vào một buổi trưa Thứ Sáu trên đường từ Nghĩa trang Hạnh Thông Tây anh Thu ghé vào một quán nước gọi ly đá chanh. Và đây chính là giờ phút “định mệnh” khi anh nhìn thấy một người lính thuộc binh chủng Nhảy dù ngồi trước những chai bia và hai cái ly…
Anh lính ngồi nói chuyện với cái ly thứ hai trước sự ngạc nhiên của chủ quán lẫn khách uống nước. Hình như anh lính là người vừa thăm bạn được chôn cất tại Nghĩa trang Hạnh Thông Tây. Một ly anh cúng bạn và một ly anh uống. Anh ngồi vừa uống vừa nói chuyện với chiếc ly!

Cảm động trước hình ảnh một người lính khổ sở khi phải mất bạn, anh Thu cầm ly nước chanh bước qua bàn lảm quen. Anh lính ngước lên nhìn anh Thu với vẻ khó chịu vì sự riêng tư của mình bị người lạ làm phiền và tiếp tục trở về với ly bia “cúng” bạn.

Anh Thu cũng bị lúng túng vì thái độ “bất hợp tác” của anh lính nhảy dù. Mấy cô bán hàng lại cười khúc khích, có lẽ các cô nghĩ nãy giờ có một người “điên” ngồi uống bia nói chuyện với cái ly và bây giờ lại thêm người “điên” nữa lân la đến làm quen.

Người lính tiếp tục gục đầu ngồi độc thoại, phớt lờ những lời xã giao làm quen của anh Thu. Dường như anh tưởng bị quân cảnh hỏi giấy nên lẳng lặng móc bóp giấy tờ cho anh Thu mà không hề ngước mắt nhìn và tiếp tục uống!

Anh Thu cầm bóp trở về bàn mình và ghi lại tên anh lính: Võ Văn Hai, cấp bậc Hạ sĩ, binh chủng Nhảy dù, cả tên tiểu đoàn lẫn KBC (Địa chỉ Khu Bưu Chính của quân lực VNCH). Khi anh Thu trả lại giấy tờ, Hạ sĩ Võ Văn Hai nhét vào túi với vẻ bất cần, cũng không thèm ngước mặt nhìn lên.

Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Khuya Thứ Sáu anh Thu mới bắt đầu vẽ để sáng Thứ Bảy trình Tổng thống. Từ 8g tối đến 6g sáng anh phác thảo được 7 bản vẽ trong tiếng súng và bom thỉnh thoảng vọng về Sài Gòn. Những ý nghĩ ở một hậu phương yên bình trong khi những người lính ngày cũng như đêm xả thân ngoài chiến trường khiến anh Thu dồn hết tâm trí vào những nét vẽ của anh.

Anh Thu hôm đó chỉ ngủ 2 tiếng thì bị đánh thức bởi tiếng chó sủa, thì ra theo lời của vợ anh: “Có người đến nhà mời anh đi trình dự án!”. Họ đến sớm để mời anh đi ăn sáng trước khi gặp Tổng thống Thiệu. Lần trước đây anh gặp Tổng thống để bàn về dự án tại Bộ Tổng tham mưu nhưng lần trình dự án lại là tại dinh Gia Long.

Lịch gặp Tổng thống vào lúc 9  giờ sáng như vì Tổng thống còn đang tiếp khách nên anh Thu trong lúc đi lại trên hành lang dinh Gia Long bỗng nảy ra câu hỏi “Tại sao lại không vẽ Võ Văn Hai?”. Nghĩ là làm ngay. Anh tưởng tượng một bố cục dựa trên hình ảnh Hạ sĩ Hai ngồi nhớ bạn tại quán nước.
Anh trở ngay vào phòng Đại tá Cầm, tùy viên của Tướng Thiệu, chụp một cây bút nguyên tử, lấy trong giỏ rác một bao thuốc lá và rút mảnh giấy bọc bao thuốc trở ra hành lang ngồi vẽ lại hình ảnh Hạ sĩ Hai.
Một lần nữa, “định mệnh” lại ra tay: trong 7 bản vẽ mang theo, anh Thu thấy bản cuối cùng, một “tốc họa” trên bao thuốc lá tại dinh Gia Long, là bản anh ưng ý nhất. Đến khi vào gặp Tổng thống, anh trải 7 bản vẽ lên sàn nhà trước bàn làm việc, bản vẽ cuối cùng trên bao thuốc lá anh vẫn còn cầm trên tay.
Tổng thống Thiệu sau khi đi tới, đi lui ngắm 7 bản vẽ, ông nói: “Anh là “cha đẻ” của dự án này nên theo ý anh, bức nào làm anh hài lòng nhất”. Phải nói, anh Thu là người thật thà, chất phác, anh thẳng thắn trình bày:

“Thưa Tổng thống, nếu Tổng thống cho tôi chọn lại thì bản vẽ mới đây tôi vừa nghĩ ra và vẽ vội trên bao thuốc lá lại là bản vẽ tôi ưng ý nhất… nhưng tôi sợ mình quá vô lễ để đưa ra tại đây”.  
Tổng thống Thiệu vui vẻ và đồng ý xem “tốc họa” trên bao thuốc lá. Ông cầm bản phác thảo Hạ sĩ Võ Văn Hai về ngồi trên ghế ngắm nghía, một lúc sau ông nói: “Anh Thu à, người nghệ sĩ hay lãng mạn lắm mà chiến sĩ của mình thực tế hơn, họ cần một cái tên cho đề tài, anh cho tôi biết đề tài của bức hình là gì đây?”.

Anh Thu lần lượt đề nghị các tên: (1) Khóc bạn, (2) Tình đồng đội, (3) Nhớ nhung, (4) Thương tiếc và (5) Tiếc thương. Cuối cùng Tổng thống chọn tên “Thương Tiếc” cho bức phác họa Hạ sĩ Võ Văn Hai ngồi nhớ bạn. Tổng thống còn nhắc nhở phải làm sao nói lên được ý nghĩa vừa thương tiếc bạn bè nằm xuống nhưng cũng phải thể hiện tinh thần chiến đấu của người lính VNCH lúc nào cũng vững tay súng.
Bất ngờ, Tổng thống yêu cầu anh vẽ một bản thứ hai lớn hơn, vẽ tại chỗ, ngay ở dinh Gia Long. Thế là với dụng cụ giấy vẽ, bảng đen và các loại màu được cung cấp ngay theo yêu cầu, anh Thu bắt đầu… “ra tay” trước mặt Tổng thống Thiệu và một số sĩ quan thân cận của ông.

Anh Thu có thêm yêu cầu cần một người ngồi làm mẫu… và trong số các sĩ quan hiện diện, chính Đại tá Cầm “xung phong” làm… người mẫu! Thực ra thì hình ảnh Đại tá Cầm mặc quân phục chỉnh tề, “ủi hồ láng cóng”, không thích hợp với hình ảnh người lính thật sự nhưng đó chỉ là một hình ảnh gợi ý để sáng tác cấp tốc.

Anh Thu còn xin thêm thêm 1 khẩu súng trường cho Đại tá Cầm để trên đùi, đó là khẩu Garant M1 đang được quân đội sử dụng trên chiến trường… Anh cũng đề nghị trong lúc anh vẽ, tất cả mọi người miễn đặt câu hỏi, vì nếu như thế anh sẽ mất sự tập trung trong sáng tác và sẽ thất lễ nếu anh không dừng vẽ để trả lời.

Khó khăn của anh Thu là phải hoàn thành tác phẩm trong một thời gian gấp rút, anh tâm sự: “Lúc bấy giờ, không biết có một điều xui khiến vô hình nào đó mà tôi xuất thần phóng bút vẽ lại Hạ sĩ Hai… Không biết là tôi vẽ hay là ai nữa!”.

Nguyễn Thanh Thu

Sau khi Tổng thống Thiệu ký tên vào bức “tốc họa”, anh Thu chỉ có 3 tháng để hoàn tất công trình tượng đài trước ngày 1/11/1967, ngày Quốc khánh của VNCH. Vấn đề trước mắt là đi tìm “người mẫu” Võ Văn Hai trong quán nước ngày trước tại Gò Vấp. Anh đã tìm đến đơn vị của Hạ sĩ Hai và gặp vị Thiếu tá phụ trách đơn vị.

Thoạt đầu khi nghe anh Thu trình bày vấn đề, vị Thiếu tá có vẻ băn khoăn, suy tính… nhưng khi thấy tận mắt bức họa có chữ ký của Tổng thống Thiệu, ông lại hãnh diện khi có người lính thuộc đơn vị nhảy dù của mình được chọn làm biểu tượng cho người lính VNCH tại nghĩa trang…

Vị Thiếu tá còn ra lệnh cho tập họp đại đội với súng ống đầy đủ để anh Thu chọn “người mẫu”, vì theo ông, trong đơn vị có nhiều người cao to tới 1,7 hoặc 1,8 mét, còn Hạ sĩ Hai chỉ cao chừng thước 1,6… Chính ông Thiếu Tá cũng chọn được 4 người lính lực lưỡng trong hàng đầu còn anh Thu thì chỉ réo tên Võ Văn Hai ở gần cuối hàng quân.

Anh Thu được giao 5 người lính nhảy dù để làm mẫu cho bức tượng Thương Tiếc trong vòng 3 tháng. Anh cũng nói riêng với các “người mẫu”, sự thật anh chỉ cần Hạ sĩ Hai, nhưng tất cả đều được nghỉ phép 3 tháng tại Sài Gòn với điều kiện chỉ được mặc quần áo dân sự để không bị quân cảnh làm khó dễ.

Anh Thu bên bản sao bức tượng “Thương Tiếc”

Chính hình ảnh Võ Văn Hai ngồi tiếc thương bạn trong quán nước đã ám ảnh anh Thu để sáng tạo ra bức tượng “Thuơng Tiếc” ngồi trước cửa Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Ngày ngày, anh Hai trong bộ quần áo dân sự đạp xe lên nhà anh Thu, tại đây anh thay bộ quân phục, với ba lô, súng đạn đầy đủ để ngồi làm mẫu.

Một hôm, khi bức tượng gần hoàn chỉnh chỉ còn thiếu chi tiết khuôn mặt, anh Thu đã cố tình để cho người lính ngồi một mình trong phòng, còn anh kín đáo quan sát qua bông gió trên tường. Đây là dụng ý của nhà điêu khắc muốn để anh ngồi một mình nhớ đến người bạn đã qua đời.

Anh Thu có thể thấy từng đường nét diễn biến trên khuôn mặt lúc anh lính ngồi buồn một mình và nhà điêu khắc đã phác họa lại trên giấy khuôn mặt anh. Phần mình, Hạ sĩ Võ Văn Hai lại sợ đã làm chuyện gì khiến Đại úy Nguyễn Thanh Thu phiền lòng nên cho anh về sớm mà không biết ông đã bí mật quan sát!

Khuôn mặt người lính “Thương Tiếc” bạn được tái hiện qua bức tượng trong cuộc phỏng vấn 

Khoảng 3 giờ sáng anh Thu thức dậy để bắt đầu giai đoạn hoàn chỉnh cuối cùng của bức tượng: nét mặt của người lính. Anh dùng đèn cầy để lấy ánh sáng chiếu vào nhiều góc cạnh, qua đó anh có thể sửa lại nét mặt người lính theo những gì anh phác họa.

Loại ánh sáng nhân tạo qua ánh đèn cầy có tác dụng điều chỉnh các góc cạnh của tác phẩm theo hướng người nghệ sĩ di chuyển từ nhiều phía. Anh Thu hoàn toàn bị cuốn hút vào những cảm xúc trên khuôn mặt người lính. Đó là những giây phút chỉ mình anh và nhân vật của bức tượng trong ánh sáng mờ ảo của cây đèn cầy.

Sau một giấc ngủ ngắn, anh tỉnh dậy sáng hôm sau để quan sát và so sánh công trình của mình đêm qua dưới ánh đèn cầy với ánh sáng ban ngày. Anh mừng vì khuôn mặt của người lính giữa ánh sáng tự nhiên ban ngày và ánh sáng nhân tạo từ đèn cầy vẫn hiện lên một nét buồn ray rứt.

Như vậy là điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu có thể hài lòng với công trình nghệ thuật kéo dài 3 tháng của mình. Và chúng ta được chứng kiến pho tượng “Thương Tiếc” ngồi trước cổng vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa từ năm 1967 cho đến sau ngày 30/4/1957.

Bức tượng “Thương Tiếc” được đắp lại cho cuộc phỏng vấn

Chuyện bây giờ mới kể về bức tượng “Thương Tiếc” được viết lại theo nội dung cuộc phỏng vấn của Lê Xuân Trường với nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu qua một video clip dài 36,57 phút vừa xuất hiện trên Youtube, bạn đọc có thể theo dõi qua địa chỉ:

Cuộc phỏng vấn của Nguyễn Xuân Trường với điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Trong clip này, ở phần cuối dài hơn 5 phút, có đề cập đến thời gian đi học tập cải tạo của Đại úy Nguyễn Thanh Thu. Anh tâm sự cuộc đời của mình dính liền với tác phẩm Tiếc Thương, từ “danh vọng” đến “thê thảm”. Tại trại cải tạo trong thời gian bị “biệt giam” 22 tháng trong “thùng conex” [2] với lời buộc tội: “Tướng lãnh, sĩ quan xong giặc rồi là hết, còn anh vẫn lưu lại tư tưởng phản động qua tác phẩm….”.

Cán bộ trong trại chắc cũng chưa từng thấy bức tượng “Thương Tiếc” mà chỉ nghe đồn qua người Sài Gòn vì bức tượng đã bị giật sập và nấu thành kim loại sau năm 1975. Khi ở trong trại được khoảng 8 tháng, có lần “quản giáo” trong trại đề nghị anh Thu khai chỉ đóng vai phụ giúp trong việc tạc tượng còn tác giả đã ra nước ngoài!

Anh Thu đã trả lời một cách khẳng khái rằng anh đã “làm” thì anh “chịu”, tàu chìm thì anh chìm theo, máy bay rớt thì anh rớt theo, tượng chết thì anh chết theo… chứ không thể nào khác được. Anh Thu đã phải trả giá về sự “ngoan cố” của mình, nhưng một “phép lạ” đã xảy ra trên đường ra pháp trường sử bắn…

Nguyễn Thanh Thu diễn tả lại cảnh vì sao anh bị… điếc
Người xem video clip này dễ dàng nhận thấy giữa người phỏng vấn Lê Xuân Trường và người được phỏng vấn, anh Nguyễn Thanh Thu, đôi lúc không có sự “ăn ý” trong đối thoại. Chỉ ở đoạn cuối mới có câu trả lời tại sao anh Thu đã bị “điếc” trong thời gian đi cải tạo khiến cho những đối thoại trong cuộc phỏng vấn không được “trơn tru” như bình thường.
Nguyên do tại sao xin bạn đọc theo dõi phần cuối câu chuyện bây giờ mới kể trên video clip đã dẫn.

Bức tượng Thương Tiếc sau 30/4/1975

Phỏng vần điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tác giả bức tượng “Thương Tiếc”




Chú thích:

[1] Xem thêm bài viết “Phi Luật Tân thời hậu SARS” tại:
[2] Thùng Conex: loại thùng bằng sắt để chứa hàng hóa trong quân đội Mỹ ngày xưa, có kích thước khoảng 3 mét mỗi chiều. Ngày nay thường thấy loại thùng này lớn hơn được chuyên chở trên các xe container.

[3] Xem thêm bài viết “Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa” tại:

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ BỨC “TƯỢNG THƯƠNG TIẾC“

Mặc Nhiên
Những câu chuyện này đã được nhiều người chính mắt thấy tại nghe kể lạị Chung qui đều là những chuyện “huyền bí” nói về một linh hồn uẩn ức trong cái pho tượng của người lính chiến VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu chuyện này sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng cho là truyện giải trí, bịa đặt, hay là mê tín dị đoan, hoang đường. Họ sẽ nói : “môt. bức tượng vô tri vô giác thì làm gì có linh hồn ? Sự uẩn ức nào chứ … ” Vâng ai cũng có thể nói vậy, nhưng tin hay không là quyền của họ Chỉ biết rằng tất cả người kể những câu chuyện này đều thật lòng, nghiêm chỉnh và họ không dám cười lên những linh hồn đã hy sinh cho tổ quốc vì chính họ cũng là những người dấn thân cho quê hương.
Cũng có thể những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn ức. Sự uẩn ức cuả người lính chiến đã bị bức tử môt. cách vô tình, hay là sự uẩn ức cuả người dân miền Nam VN bị mất nước vào tay CS. Với bất cứ lý do nào đó, tượng anh lính chiến với đề Tài “Thương Tiếc”, có nét mặt trầm buồn ưu tư bao la thăm thẳm, mà lại có vẻ ẩn chứa sự bình thản của một thiền sư, đã dể dàng đi sâu vào lòng ngườị Tượng đài sống động, như ẩn như hiện, nhìn vào, thấy những thổn thức tâm can của những con người khao khác hoà bình. Kiệt tác là ở nơi chúng ta, cũng như chúng ta ở nơi kiệt tác. Sự đồng tình giao cảm của tâm hồn rất cần thiết cho sự thưởng lãm nghệ Thuật. Lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một thực thể có sinh khí. Chính vì vậy mà tượng “Tiếc Thương” đã hoá thành thần linh chăng?
nnhanh_chandungnguoilinh
…Nghĩa Trang Quân Đội toạ Lac trên một đồi cao nên từ ngã tư xa lộ Sàigòn-Biên Hoà và lối vào Thủ Đức mọi người có thể nhìn thấỵ Ngày từ lối vào, sừng sửng bức tượng quân nhân trẻ tuổi, ngồi nghỉ, vai đeo ba lô, đầu đội nón sắt, tay cầm khẩu Garant M1 để trên đùị Đó là tác phẩm điêu khắc “TIẾC THƯƠNG” cuả Điêu khắc Gia Nguyễn Thanh Thụ
DKG Nguyễn Thanh Thu, cấp bậc Đại Úy, phục vụ Tại Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu trách nhiệm thực hiện tượng đài kỷ niệm “TIẾC THƯƠNG” cho Nghĩa Trang . Mới đầu nghệ Sĩ Thu tốn biết bao tháng ngày phác họa trên mô hình, trên giấy và thạch cao những “mẫu” Tượng Đài nhưng vẫn chưa hài lòng tác phẩm nào cả.
Tình cờ một hôm, Đại Úy Thu đến thăm bạn ở Tiểu Đoàn III Nhảy Dù. (Tiểu Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch, Tiểu Đoàn Phó, Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh). Bạn Thu cư ngụ trong doanh trại ở Ngã Tư Bảy Hiền Sài Gòn (Sau này là Bệnh Viện Vì Dân). Nhưng trưóc khi vô nhà bạn, Thu ghé vào quán giải khát trước cổng, Lúc vào quán Đại Úy Thu chú ý một Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu La Dẹ Trên bàn chỉ một mình anh nhưng có hai ly bia đầy đối nhaụ Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù vẫn không quên cụng ly bia đối diện và nói:
-Uống đi mày, uống đi mày …
Tiếng cụng ly, lời mời vẫn đều đặn theo nhịp uống của anh tạ Thoạt đầu, Đại Uý Thu nghĩ là anh này đã say nên không kềm chế được hành động, nhưng nhìn xung quanh chẳng ai thắc mắc thái độ lạ lùng đó, có lẻ họ đã hiểu tâm sự của anh.
Anh Hạ Sì lại tiếp tục, tay cụng ly, miệng nói:
-Uống đi mày …
Ông Thu hiếu kỳ, nhìn nét mặt buồn, đau xót vời vợi của anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự tình rồi đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ Sĩ điềm tỉnh trả lời:
-Trình Đại Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập binh chủng Nhảy Dù cùng một ngàỵ Sau thời gian huấn luyện, cả hai về Tiểu Đoàn IIỊ Nay … người bạn thân đã chết ở trận điạ …
Nói tới đây anh Hạ Sĩ nghẹn ngàọ Ngưng lại một lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống, anh lại nâng ly, cụng vào ly bên kia và miệng lại nói:
-Uống đi mày … Có Đại Úy đang uống với tao đâỵ
Sau đó anh nói tiếp:
-Từ ngày bạn tôi mất tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay còn một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê, nhưng về quê tôi cũng không tìm lại được nó nữa, ở đâu tôi còn tìm thấy hình bóng của nó ?…
quanluc01-1
Người Hạ Sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và tình bạn thắm thiết của anh đã gây cho Nghệ Sĩ Thu một xúc động tràn ngập, vô bờ. Từ giao cảm thiên thu đó, Nhà Điêu Khắc xin phép Tiểu Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ Sĩ làm người mẫu để ông hoàn thành bức tượng đài kỷ niệm. Bức tượng “TIẾC THƯƠNG” được hoàn thành đầu tiên bằng xi-măng.
Sau đó, anh Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và trong một trận chiến quyệt liệt ở Tam Quan, Bồng Sơn, anh đã hy sinh trên trận địa để sang bên kia thế giới với người bạn cố tri ngày nàọ Anh Hạ Sĩ sầu vời vợi vỉnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh còn ghi mãi mãi trong lòng chúng tạ
Nếu câu chuyện đến đây chấm dứt cũng đã nhiều lạ lùng kỳ diệu về tình bạn, tình chiến hữu, nhưng bức tượng lại còn những kỳ bí khác nữa, có thể vì những kỳ bí mà bức tượng xi măng đã đổi thành tượng đồng. Sau đó, biết bao tin đồn đại về bức tượng hóa thần, nào là:
-Các xe chở rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một người lính ra chận xe xin mua rau, khi tới bến kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng mã.
-Một viêc. khác xảy ra ở Biên Hòa, số là vào buổi sáng kia một quân nhân đặt mua bánh mì khá nhiều, khi giao hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy hàng, mở Tủ ra chỉ thấy toàn là tiền vàng mã, trong khi đó mỗi mộ Ở nghĩa trang đều được cúng một khúc bánh mì…
-Có một cụ già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đã khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống. Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước, thoạt đầu cụ tưởng như những lần quân đội hành quân vào xin nước uống là thường. Nhưng khi người lính uống xong, ngẩng mặt lên cám ơn ra đi thì cụ chợt sửng sốt, tự nghĩ “sao lại có người lính giống anh lính ở tượng đài Tiếc Thương đến như thế ?
Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lạị Cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước tối qua y hệt tượng đài TIẾC THƯƠNG, cụ cho rằng bức tượng đã hiện thành người và thấy vết sình non hảy còn dính đầy đôi giầy trận.
Cụ về thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, một đi xem rồi về đồn mười, đồn trăm … lan khắp cả Thủ Đức, Tân Vạn, Biên Hòa, đổ nhau đi coi tượng đài TIẾC THƯƠNG làm xe cộ kẹt cứng cả một quãng đường trước cổng Nghĩa Trang.
-Nào là những đêm trăng, những đêm mưa gió trở trời hiu hắt, dân chúng xung quanh vùng Nghĩa Trang có người nhất quyết chính mắt họ trông thấy người lính giống hệt bức tượng TIẾC THƯƠNG đi lại trên Xa Lộ !
tuong-thuongtiec
Truyện huyền bí lan truyền rất nhiều trong dân chúng và trong Quân Độị
Một số sĩ quan yêu cầu Chuẩn Uý Thường vụ Chung Sự Nghĩa Trang cho biết những gì thật sự mắt thấy tai nghẹ Chuẩn Úy Thường Vụ Kể :
– Nhân một hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông già, khi mua xong, tôi cho tài xế đem về nhà trước. Tôi ghé thăm các bạn ở Tam Hiệp và mời họ đến nhà ăn giỗ ngày hôm saụ Khi về, trời sẩm tối, đến cổng nghĩa trang, tôi nghỉ Chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nhìn tượng đài và nói với giọng điệu cố hữu của một “Thượng Sĩ” Đại Đội :
-Ê mày, mai giỗ ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao 2 giờ chiều nhậu chơị
Nói xong tôi bước vào nghĩa trang vì tôi ở phía sau khu nhà phục dịch việc chung sự Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ cúng bắt đầu và tiệc nhậu kéo dài môt. giờ chiềụ Tiễn khách ra về xong, tôi đi ngủ, phần vừa say, phần vì đêm quá thức khuyạ Trong giấc ngủ Chập chờn, tôi nghe tiếng gõ cửa ầm ầm. Nhà cửa rung rinh, tôi giật mình la to:
-Ai phá nhà tao đó ?
Tiếng gỏ Cửa vẫn không dứt, tôi bực bội đứng dậỵ Khi mở Cửa, tôi bật ngữa, thấy bức tượng “TIẾC THƯƠNG” đứng chình ình trước cửa nhà tôi và nói:
-Chuẩn Úy Thường Vụ Bê bối qúa, kêu hai giờ chiều đến nhậu, nhưng ông nằm say sưa ngủ Tôi nhậu với ai ?…
Tôi hoảng, đóng sập cửa lại, không dám ngó ra ngoàị Tôi nghe tiếng cười khằng khặc và bước đi rung rinh nhà, dần dần tiếng chân xa đi rồi im bặt”
Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Đại Đội Chung Sự Nghĩa Trang Biên Hoà kể trường hợp ông gặp tượng “TIẾC THƯƠNG” ngồi sau xe Jeep của ông:
-Khi chạy xe vào Nghĩa Trang, tôi hay dừng lại, đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho họ đở Mõi chân. Một buổi trưa, ăn cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa trang, tôi dừng xe lại đón một Hạ Sĩ xin qúa giang.
Khi anh ta ngồi vào phía sau, tôi bắt đầu rồ ga, sang tay số tiếp tục chạy vào trong. Rồ ga hoài mà xe không tiến thêm môt. tí nào…Tôi quay lại sau , định nhờ anh lính xuống đẩy giùm… thì thấy bức tượng “TIẾC THƯƠNG” đang ngồi phía saụ Tôi chưa phản ứng gì thì có tiếng nói cất lên:
-Xe jeep Thiếu Tá sao chở nổi tôi …
Tiếp đó là một tràng cười khằng khặc, đồng thời bức tượng phía sau cũng biến mất.”
Vị Thiếu Tá còn kể một chuyện khác:
-Nghĩa trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm nên phải thuê người lân cận vô cắt cỏ. Trong lúc một cô đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ đến tán tỉnh, qúa quen với kiểu đó nên cô chẳng thèm quay trở lại xem hình dáng người tán tỉnh mình ở sau lưng ra saọ Cô nghe tiếng người lính hỏi :
-Cô có biết tôi là ai không?
Cô gái không ngó lại, vẫn cắm cúi làm việc và trả lời::
-Ông là ai, kệ Ông chứ, mắc mớ gì tôi …
Bỗng một tràng cười ngạo nghễ khác thường từ phiá sau cô gái và nghe những bước chân thật nặng nề rung chuyển cả đất. Bấy giờ cô mới quay lại, thì ôi thôi nguyên bức tượng đài kỷ niệm đang đứng trước mặt cộ Cô la hoảng, chạy vào khu làm việc, kể lại sự tình vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng thời cô cũng xin nghỉ Việc ngay ngày hôm đó…”
Chú thích: 
Đó là những mẫu chuyện mà tôi đã nghe về bức tượng “Thương Tiếc” ở nghĩa trang quân đội, xin chia sẽ cùng các bạn. Tôi xin cảm ơn Chú ruột tôi ,Chi Lan, đang cộng tác cho tờ báo Viettime Bách Khoa, đã cung cấp cho tôi tài liệu cho chuyện nàỵ
– Mac Nhien
tượng tt trong hoàng hôn

Tượng đồng Thương Tiếc và câu chuyện về Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu



Lời giới thiệu: Trong lần về VN thăm quê hương nữ phóng viên Xuân Hương của chương trình Newland TV. đã có cơ hội gặp và nói chuyện với điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tại tư gia của ông. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu là tác giả bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Ông vừa là một sĩ quan trong QLVNCH với cấp bậc Thiếu tá . Liên tục trong hai ngày gặp gỡ, trò chuyện, P.V. Xuân Hương đã được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tiết lộ nhiều điều khá thú vị trong sự nghiệp nghệ thuật và 8 năm trong lao tù Viêt cộng của một chiến sĩ QLVNCH.
Với giọng văn giản dị miền Nam, nữ phóng viên Xuân Hương đã kể lại cuộc gặp gỡ bất ngờ, kỳ thú. Newland T.V. xin hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc bốn phương thiên phóng sự đặc biệt này.

* New Land T.V.


Ở Mỹ, Xuân Hương đã nhìn thấy  hình ảnh Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa qua  sách báo, qua các băng Video và DVD. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi an nghĩ cuối  cùng của hơn 18 ngàn chiến sĩ  QLVNCH, đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia trong cuộc chiến Quốc-Cộng.

 Trước cổng vào nghĩa  trang có một bức tượng đồng người lính ngồi trên tảng đá, ôm súng thương, nhớ đến những người bạn đã nằm xuống. Đó là, bức tượng Thương Tiếc do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu  thực hiện.
 Bức tượng đồng có chiều cao 9 thước, sau ngày 30/4/75 đã bị bạo quyền Việt cộng gian ác giật sập, phá hủy.
 Xuân Hương trong dịp về thăm quê hương , may mắn đã gặp được điêu khắc gia NguyễnThanh Thu. Với hai lần  gặp gỡ và nhiều  tiếng đồng hồ trò chuyện, điêu khắc gia Thu kể cho Xuân Hương nghe nhiều điều vui , buồn, thú vị  đã xảy ra trong đời ông chung quanh sự nghiệp điêu khắc và những tháng năm tù tội.


 Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết  trong nhiều tác phẩm. Ông cảm thấy danh dự nhứt trong sự nghiệp của mình là tác phẩm “Ngày Về”. Tác phẩm này, diễn tả hình ảnh  người chiến binh  trở về từ chiến trường được người hậu phương choàng vòng hoa chiến thắng. Tác phẩm “Ngày Về ”  của Nguyễn Thanh Thu đã được giải nhứt trong  Ngày quốc khánh 26 tháng 10 năm 1963 về Văn Học Nghệ Thuật  dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa của TT. Ngô đình Diệm. Và tác phẩm thứ hai là Thương Tiếc, thời đệ nhị VNCH của TT. Nguyễn văn Thiệu.


Lịch sử bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966. Đây là thời điểm chiến tranh giữa  VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra  tới mức độ ác liệt.

 Vào thời đó, Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp.  Tình hình trong nước lúc bấy giờ rất lộn xộn.  Dân chúng bị xách động biểu tình liên miên. Còn các đảng phái thì đua nhau  tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. 

 Lúc bấy giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn đang là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Tổng thống Thiệu là người đã nghĩ ra việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội nằm cạnh xa lộ Biên Hòa.
ĐKG. Thu tâm sự rằng, ông không biết  tại sao lúc đó Tổng thống  Thiệu lại biết  đến ông  để mời ông  vào bàn về dự án xây Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa. Nhưng sau này TT. thiệu  cho biết đã biết tài điêu khắc của ông  qua tác phẩm Ngày Về, khi TT. Thiệu còn là đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 bộ binh. 

 Khi gặp mặt TT. Thiệu, ông Thiệu   đã nói với ĐKG. Thu, là ông muốn trước cổng  vào nghĩa trang phải có một bức tượng to lớn đầy  ý nghĩa đặt ở đó. Mục đích bức tượng để nhắc nhở,  giáo dục người dân về sự hy sinh cao quý của các chiến sĩ VNCH.

 ĐKG. Thu kể tiếp là sau năm lần, bảy lượt gặp TT. Thiệu bàn bạc, ông  hứa sẽ  trình dự án lên TT. Thiệu  sau một tuần lễ nghiên cứu. Khi về nhà  ông  mất ăn, mất ngủ,  lo lắng ngày đêm. Đầu óc  ông lúc nào cũng suy nghĩ đến những  đề tài có ý nghĩa như ý của TT. Nguyễn Văn Thiệu.  Ông nhớ đến lời TT. Thiệu nói: “Những chiến sĩ  VNCH, đã vì lý tưởng tự  do hy sinh đời mình thì những người ở hậu phương như  “chúng ta” phải làm một cái gì để nhớ đến sự hy sinh cao cả đó cho xứng đáng”. Những lời chân tình  này đã làm điêu khắc gia Thu trăn trở không nguôi nên trong thời gian chờ đợi gặp lại TT. Thiệu, ngày nào ông cũng  đến Nghĩa Trang Quân Đội  tại Hạnh Thông Tây để suy ngẫm đề tài.

 Trong bảy ngày hứa sẽ gặp lại TT. Thiệu thì hết sáu ngày, ĐKG. Thu  đến Nghĩa Trang Quân Đội Hạnh Thông Tây để phát họa những cảm xúc chân thật trong lòng tại chỗ. Ông đã  chứng kiến cảnh, ngày ngày máy bay trực thăng đưa  quan tài những người đã hy sinh vì tổ quốc về nơi an nghĩ cuối cùng với sự cảm xúc vô biên, nhưng vẫn chưa dứt khoát được một chủ đề rõ ràng.

 Vào một buổi trưa của ngày thứ sáu trên đường về từ Nghĩa Trang Hạnh Thông Tây,  giữa trời nắng chang chang, Đ KG.Thu  ghé vào một tiệm nước bên đường để giải khát. Khi bước vào quán,  ông thấy một quân nhân Nhảy Dù đang ngồi uống bia và trên bàn đã có 5,3 chai không. Đặc biệt trên bàn có hai cái ly. Ngồi bàn đối diện với người quân nhân kia, ông  lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy người lính Nhảy Dù vừa uống bia vừa lẩm bẩm nói chuyện với cái ly không.  Hình ảnh này cho thấy anh ta vừa uống vừa nói chuyện và vừa cúng một người  đã chết. Khi nói chuyện  với cái ly xong, người lính uống hết ly bia của mình. Sau đó, anh ta “xớt”  bia của cái ly cúng còn nguyên vào ly mình, rồi  lại kêu thêm một chai bia mới rót đầy vào ly kia. Thấy  vậy, ông  bước qua làm quen với người lính Nhảy Dù và đề nghị cho ông ngồi chung bàn. Người quân nhân  mắt quắc tỏ vẻ không bằng lòng vì bị phá cuộc đối ẩm của anh và người đã chết. Thái độ này làm ông  lúng túng. Đột nhiên, người lính kia  móc ra cái bóp đựng giấy tờ  của anh ta ra và đưa cho ông như trình giấy cho Quân Cảnh. Ông  nghĩ  rằng mình đâu phải là Quân Cảnh  mà xét giấy ai . Tuy nhiên ông cũng cầm lấy bóp và trở về chỗ ngồi. Vì tò mò, ông mở bóp  ra  coi. Trong bóp, ông  nhìn thấy những tấm hình trắng đen chụp cảnh các anh em đồng đội nơi chiến trường. Muốn làm quen với người lính Nhảy Dù, nên ông  cố nhớ địa chỉ và KBC của anh ta trước khi  cầm bóp trả lại cho chủ nó. Sau đó,  ông   ra về để chuẩn bị ngày hôm sau lên gặp TT. Thiệu .

 Tối hôm đó, điêu khắc gia Thu vẽ  liền 7 bản mẫu. Khi ngồi vẽ như vậy đầu óc ông cứ nhớ đến hình ảnh ngồi uống bia một mình với gương mặt buồn bã của người lính Nhảy Dù, mà qua căn cước ông biết tên là Võ Văn Hai.

 Bảy bản mẫu  của Nguyễn Thanh Thu  phát họa là cảnh  người lính đang chiến đấu ngoài chiến trường, cảnh mưa bão ngoài mặt trận. Phản ảnh lại  cảnh êm ấm của những người tại hậu phương. Khi ngồi vẽ đầu óc ông  cứ liên tưởng  đến vóc dáng buồn thảm của  Võ Văn Hai và ông  ngồi vẽ cho tới 6 giờ sáng.

 Đến 8 giờ sáng thì có người đến rước ông vào gặp TT. Thiệu tại Dinh Gia Long. Đến nơi, đại tá Võ văn Cầm là  Chánh Văn Phòng  của TT. Thiệu cho biết TT. đang tiếp chuyện một vị tướng nào đó nên bảo  ông đợi một chút. Trong lúc đợi,  ông ra phía ngoài đi lang thang trên hành lang của dinh và vừa đi  vừa nghĩ trong đầu là tại sao mình không vẽ Võ văn Hai cho rõ ràng. Nghĩ vậy ông ngồi xuống một chiếc ghế cẩn màu đỏ tưởng tượng đến hình ảnh Võ văn Hai ngồi buồn rầu, ủ dột  trong quán nước. Ông trở vào phòng Đại tá Cầm định xin một tờ giấy để phát họa những ý tưởng đã nghĩ ra.  Nhưng khi trở vào trong, ông ngại ngùng  không dám lên tiếng. Ông nhìn phía sau lưng Đại tá Cầm thấy trong giỏ rác có một bao thuốc lá không.  Ông lượm bao thuốc lá và trở ra ngoài. Điêu khắc gia  Thu đã dùng mặt trong của bao thuốc lá phát họa bố cục bản thảo và cảm thấy hài  lòng về bức hình đã vẽ ra.

Khi được Đại tá Cầm mời vào gặp TT. Thiệu, ông đã trình bày giải thích về 7 bản đã vẽ từ trước cho TT. Thiệu  nghe. Xem xong TT. Thiệu hỏi: “Anh Thu à!  Bảy  bản, bản nào tôi cũng thích nhưng anh là cha đẻ của nó, anh nên cho tôi biết tấm nào hay nhứt.” Điêu khắc gia Thu rụt rè nói với TT. Thiệu : “Thưa TT,  mới đây thôi trong khoảng 15 phút trong khi chờ gặp TT. tôi mới nghĩ ra một đề tài được phát họa trên một bao thuốc lá. Nhưng, tôi không dám vô lễ trình lên TT. Tuy nhiên, với phát họa này tôi thấy nó hay quá. Tổng thống  hỏi, thì  tôi muốn chọn bản này, nhưng tôi không dám trình lên Tổng Thống .”

 TT. Thiệu bảo ĐKG. Thu đưa  cho ông coi bản họa trên bao thuốc lá. Ông Thu đã  giải thích cho TT. Thiệu nghe  về trường hợp Võ Văn Hai mà ông đã gặp trong quán nước. Ông  Thu cho biết, lúc đó  ông cũng chưa dứt khóat đặt tên cho các bản  phát họa đã trình cho TT. Thiệu xem dù rằng đã nghĩ trong đầu các tên  như:
                         1)Tình đồng đội, 2) Khóc bạn , 3) Nhớ nhung, 4) Thương tiếc, 5) Tiếc thương .

 Cuối cùng điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu  và TT. Thiệu  đồng ý tên Thương Tiếc.  Được sự đồng ý của TT. Thiệu, ông  ra ngoài  văn phòng của Đại tá Cầm phóng lớn bức họa Thương Tiếc bằng hình  màu. Ông  đã nhờ Đại tá Cầm ngồi  trên một chiếc ghế đẩu để lấy dáng ngồi tưởng tượng trên tảng đá. Sau khi hoàn tất, Tổng thống Thiệu cầm bức họa tấm tắc khen. ĐKG. Thu đã đề nghị TT. Thiệu ký tên vào bức họa đó, mà  ông đã nói với TT. Thiệu là “Cho ngàn năm muôn thuở” . TT. Thiệu đồng ý  và đã viết “TT. Nguyễn văn Thiệu ngày 14 /8/1966 ”.

 Sau khi được TT. Thiệu chấp thuận dự án  làm bức tượng Thương Tiếc,  điêu khắc gia N.T.T phải làm ngày, làm đêm để kịp khánh thành Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào ngày Quốc khánh 1/11/1966 đúng như dự định.


Một chiến sĩ QLVNCH can trường trong ngục tù  cộng sản

 Điêu khắc gia Thu tâm sự, khi còn ở trong tù lúc bị nhốt ở “cô – nét” ông nhớ đến tượng Thương Tiếc và đã vái thầm tất cả vong linh chiến sĩ VNCH trong ba ngày, hãy cho ông biết ông có thoát khỏi dự định xử bắn của VC hay không. Thì vào một  buổi trưa, ông chập chờn thấy có người báo mộng cho biết ông không sao cả,  nhưng thời gian tù tội còn lâu lắm.
Người điêu khắc gia tài ba  kể tiếp.  Trước đó, một người bạn đã dặn dò  ông  phải coi chừng và cẩn thận trong lúc ở tù VC vì ông quá  nổi tiếng về những tác phẩm điêu khắc nên chắc chắn VC sẽ không để ông yên. Lúc đó, ông không quan tâm cho lắm,  nhưng  vào một buổi trưa trong lúc các tù nhân đang nghĩ ngơi,  thì ông được một  cán bộ quản giáo mời ra ngoài báo cho biết  ông chưa khai báo thành thật, còn dấu diếm nhiều điều. Thiếu tá Thu hỏi dấu diếm những điều gì? Để trả lời, tên cán bộ lấy ra một danh sách tên tuổi các tù nhân, mà theo ông là do các người  làm  “ăng ten” trong trại báo cáo. Ông  cho biết những người chịu làm  ‘ăng ten” cho VC sẽ được lãnh tiêu chuẩn gạo 11 ký một tháng, thay vì 9 ký như mọi người.  Ông còn nói thêm,  những kẻ làm “ăng ten”  không phải vì họ thù ghét ai, mà chỉ vì  “miếng ăn” mà thôi.

 Cầm bảng danh sách trên tay, tên cán bộ nói rằng thiếu tá Thu là tác giả bức tượng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nhưng  tại sao lại  không khai báo. Và phải cho anh ta biết, lý do tại sao ông lại làm ra bức tượng này. Điêu khắc gia Thu trả lời vì ông là một quân nhân trong QLVNCH, ông  làm bức tượng Thương Tiếc là để cùng người dân miền Nam tỏ lòng thương tiếc sự hy sinh của các chiến sĩ chiến đấu cho tự do. Tên cán bộ lại hỏi, tại sao lại làm bức tượng Ngày Về. Ông  giải thích cho tên cán bộ nghe rằng, đời lính hành quân nay chỗ này, mai chỗ kia, vài ba tháng mới được phép về thăm vợ con một lần.  Ông làm tượng Ngày Về để nói lên sự vui mừng khi vợ chồng gặp lại nhau, thì  đâu có gì gọi là  không tốt.

Tên cán bộ quản giáo đề cập đến bức tượng An Dương Vương và thành Cổ Loa là biểu tượng  của ngành Công binh QLVNCH với những lập luận ngây ngô. Tên cán bộ nói với Nguyễn thanh Thu, An Dương Vương  là người lập quốc, còn bác Hồ là người giữ nước. Vậy tại sao ông  không ghép hình bác Hồ vào. Ông trả lời tên cán bộ rằng, lúc làm tượng An Dương Vương ông  đâu biết bác Hồ là ai, là người nào, nên không thể ghép vào được. Nghe nói vậy, tên cán bộ xám mặt lại, hắn ta ra lệnh cho ông đứng đó không được đi đâu hết. Tên này chạy về văn phòng gọi thêm 6 tên cán bộ nữa, súng ống đầy đủ, chạy đến chỗ  Nguyễn thanh Thu  đứng. Trong 6 người này có một tên là chính trị viên đã gằn hỏi“Khi nảy anh đã nói gì với anh Sáu ”.

NTT trả lời: Tôi không có nói gì hết”.
Tên chính trị viên nói tiếp:  Anh Sáu cho tôi biết  anh  nói  là dân Sài Gòn, người miền Nam  không ai biết bác Hồ. Vì không biết nên  anh không thể làm tượng bác kèm với An Dương Vương, có đúng không?”.  

Điêu khắc gia chay-loan-2Thu  trả lời “Đúng vậy”. Nghe trả lời như thế,  tên cán bộ chính trị viên nói cho ông 5 phút định trí, để nói lại. Đồng thời tên này còn hỏi gằn: “Anh bảo rằng anh không biết bác Hồ phải không?”.  Thiếu tá Thu thẳng thắn trả lời: Tôi không biết mặt, biết tên ông này”. Tên cán bộ nói : Nếu anh không biết, tôi cho anh biết”. Sau đó, chúng  lôi điêu khắc gia Thu về văn phòng đánh đập tàn nhẫn liên tục trong ba ngày, ba đêm. Tuy bị  đánh đập dã man, nhưng thiếu tá Thu chịu đựng và im lặng không lên tiếng gì hết. Thấy vậy một tên cán bộ nói: Bây giờ mầy nói về hai chữ Tự Do cho chúng tao nghe coi ”. Thiếu tá Thu bấy giờ mới lên tiếng: “  Nếu tôi không nói thì cán bộ nói tôi khinh, nhưng khi tôi nói thì cán bộ không tin. Bây giờ, tôi nói về Tự Do cho cán bộ nghe.  Người miền Nam có tự do là họ được đi đứng dễ dàng,  ăn nói thoải mái không có bị khó dễ gì hết. Còn những người CS các anh cũng có tự  do, nhưng chỉ có  những chữ  viết trên các  cổng ra vào  được  sơn son thiếp vàng, chỉ có trên vách tường tại các văn phòng làm việc, chớ người dân thì  không có  . Nghe nói vậy, bọn VC lại ra tay đánh đập NTT một trận tơi bời, đỗ máu mũi.  Sau đó, chúng đem nhốt ông vào “cô – nét ”. Ông cho biết, sau nhiều tháng trong “cô nét” ông chỉ còn xương và da, đứng lên muốn không nỗi.


Một tình cảm khó quên

Một ngày nọ, vào khoảng  4 giờ sáng cửa “cô – net” được mở ra,và một họng súng AK chỉa ngay vào thiếu tá Nguyễn thanh Thu , rồi một giọng ra lệnh cho ông bước ra. Ngoài trời tối đen, lờ mờ sáng, ông đứng không vững khi bước ra cửa “cô- net”  nên bị  hụt chân té qụy. Tên cán bộ ra lệnh cho điêu khắc gia Thu đứng dậy và  giơ tay ra để cho chúng móc còng vào. Sau đó, ông được bốn tên cán bộ kè đi  về phía cổng trại để vào  khu rừng chuối kế bên. Đang đi bổng nhiên có một chiếc xe Jeep chạy  tới đèn pha sáng choang làm chói mắt mọi người. Chiếc xe Jeep ngừng lại tắt đèn, có tiếng nói chuyện trao đổi giữa hai bên chừng 5 phút. Sau đó,   toán dẫn cán bộ quay lại bịt mắt ông  và tiếp tục kéo lết đi vào rừng chuối. Đến nơi, tên cán bộ  kéo thiếu tá Thu nhốt vào một nhà cầu của khu gia binh của VNCH bỏ hoang từ lâu. Quá mõi mệt nên ông đã ngủ thiếp lúc nào không hay. Gió theo khe hở thổi làm ông tỉnh dậy, qua khe hở ông thấy trời đã sáng và biết mình chưa chết. Thiếu tá Thu cười nói rằng, bị nhốt  ở trong cầu tiêu nhưng ông cảm sung sướng, thoải mái hơn là lúc bị nhốt ở “cô – net” nhiều.

 Kể tới đây, điêu khắc gia NTT cười và cho biết từ đó không ngờ lại xảy ra “Những tình cảm khó quên. Ông kể tiếp là vào buổi trưa hôm đó,  một cô gái người Bắc tay cầm chén  cơm, bịch muối và đôi đũa tre đến mở cửa cầu tiêu đưa cơm cho ông ăn, nhưng cô ta mở  không được vì bên trong ông đã móc cửa lại.  Bên trong, ông hỏi vọng ra:
 “Cô là Bắc kỳ phải không, nhưng Bắc kỳ nào? Bắc kỳ 54 hay Bắc kỳ giải phóng”.
Cô gái trẻ khoảng 22, 23 tuổi trả lời: 
-Này nhé, tôi là chị nuôi của ông. Đem cơm cho ông ăn mà ông hỏi tôi như thế”
Nói xong cô ta cầm chén cơm bỏ  ra về.  Khoảng 3, 4 phút sau, một tên cán bộ đến ra lệnh cho ông phải mở cửa ra và mắng:
-“Lúc nào cũng láo khoét. Tha chết cho rồi mà còn láo khoét”.
Nói xong tên cán bộ bỏ đi. Vào buổi chiều cô gái trở lại, thiếu tá Thu nhủ thầm trong bụng là không giỡn nữa, vì giỡn sẽ đói. Khi cô gái mở cửa bỏ phần cơm vào, ông phân trần với  cô là ông chỉ  giỡn một chút mà cũng đi mét.
 Qua ngày kế, một tên  cán bộ và hai người tù đến chỗ nhốt thiếu tá Thu, dùng đồ nghề khoét một cái lỗ  vuông nhỏ trên cửa  cầu tiêu.  Xong đâu đó, tên cán bộ nói: 
Từ nay không mở cửa nữa.  Mỗi lần tới giờ cơm, anh dùng miếng gỗ đưa cái chén cũ ra và sẽ nhận được chén cơm mới đưa vào qua cái lỗ này”
11 giờ trưa hôm đó “chị nuôi” của điêu khắc gia Thu đem cơm và muối đến cho ông. Theo như lời dặn, thì thiếu tá Thu khi nhận chén cơm mới ông phải trả cái chén không lại, nhưng ông không làm điều này. Cô gái lên tiếng hỏi, nhưng ông không trả lời. Cứ như vậy hai ba ngày liên tiếp, ông  giữ lại tất cả 7 cái chén. Một hôm cô gái phàn nàn: 
Ông giữ hết chén thì tôi đâu còn chén để đựng cơm cho ông”
Nghe vậy, thiếu tá Thu  cuời nói:
Nếu cô muốn tôi trả lại mấy cái chén thì phải có điều kiện”.
Cô gái hỏi:
Điều kiện gì?” 
Ông  đáp:
-Cô để bàn tay của cô lên tấm ván đưa cơm cho tôi rồi đưa vào cho tôi thấy.
Sau vài giây tần ngần, cô gái làm theo điều kiện của điêu khắc gia Thu. Ông đã tinh nghịch dùng đôi đũa tre đụng vào bàn tay của cô gái rồi sau đó đưa trả 7 cái chén cho cô gái. Cô gái ngạc nhiên hỏi:
-Chỉ có vậy thôi à!”.
Ông trả lời:
Chỉ có vậy thôi!”.
Cô gái bỏ về.  
 Trong lúc thiếu tá Thu đang ngồi ăn cơm, thì cô gái trở lại với một bà già đi phía sau . Đến trước cửa cầu tiêu, nhìn vào lỗ đưa cơm bà già nói:
-Ông này, con Lan nó đem cơm cho ông ăn, thế mà ông còn lấy đũa chích vào tay nó. Là cái gì vậy? 
Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cười nói: 
-“ Vậy mà cũng không biết”. 
Nghe vậy bà cụ phàn nàn:
Ông làm kỳ quái quá ai mà biết được”. 
Bị hỏi dồn  nhiều câu, Thiếu tá Thu nói nhỏ:
“ Là yêu đấy!”. 
Nghe như vậy người con gái tên Lan đỏ mặt thẹn thùng, vội vả quay lưng bỏ đi.
Qua ngày hôm sau, cô gái tên Lan lúc đem cơm đến cho điêu khắc gia Thu, cô nhỏ nhẹ và tha thiết nói:
-“ Anh Thu à! Em khuyên anh, anh thôi đừng có “anh hùng” nữa. Như vậy, thiệt thòi cho anh lắm anh có biết không? Chúng nó đã tha chết cho anh đấy!” 
Rồi cô nói tiếp, giọng run run:
-“ Em thương mấy anh sĩ quan cải tạo các anh lắm. Kể từ nay, đến giờ cơm em sẽ để cục thịt nằm ở đáy chén. Khi em đưa cơm vào, anh hãy tìm cục thịt ăn liền trước nha! Để đề phòng cho cả em và anh không bị cán bộ bắt gặp làm khó dễ”.
Thiếu tá Thu cảm động hỏi:
-“ Cô Lan! Làm sao cô biết chúng nó tha chết cho tôi?
Cô gái khẻ nói:
-Này nhé! Anh còn nhớ không? Khoảng 4 giờ sáng hôm đó, gần nhà bếp, em thấy đèn pha của chiếc xe Jeep chạy ngang. Và khoảng nửa tiếng sau, có bốn cán bộ súng ống trên vai bước vào nhà bếp bảo em pha cà phê cho họ uống. Họ kể cho em nghe là đáng lẽ có một tù nhân bị đưa đi bắn.. Nhưng sau đó bỗng nhiên “có lệnh hồi”. 
Nên tù nhân này được lôi vào nhốt tạm thời trong một cầu tiêu của một trại gia binh trước bỏ hoang”. Cô Lan kể tiếp: 
“ Có  một lần em đón đường hỏi các anh đi lao động ngoài rừng về hỏi tại sao anh phạt bị nặng như vậy, thì mọi người cho biết vì anh là tác giả bức tượng “Thương Tiếc” tại Nghĩa Trang Quân Đội Biện Hòa. Nhắc đến bức tượng Thương Tiếc, em không lạ gì bước tượng này, vì hồi đó, chiều nào em và các bạn thường hay chơi quanh gần tượng.
 Điêu khắc gia Thu hỏi cô gái:
- “Cô ở Hố Nai được bao lâu rồi?” 
Cô Lan kể lể: 
“Cha em là bộ đội VC ngoài Bắc, vào Nam đánh trận bị bom dội chết trong rừng. Mẹ em đã gánh em vào Hố Nai và em đã lớn lên từ đó”.
 Kể đến đó, thiếu tá Thu không dấu được sự xúc động. Ông ngậm ngùi nói:
Cô Lan rất tận tình và tốt với tôi. Những chân tình ấy cùng với những kỷ niệm rất dễ thương tôi luôn trân quý. Cô là nguồn an ủi của tôi trong lúc bị tù đày, trong nỗi đau và sự bất hạnh của một đời người. Tôi rất muốn trả ơn cho cô, nhưng không biết đâu mà tìm. Tôi nghĩ những tình cảm này khó phai nhạt trong đời mình”.


Nỗi lòng biết tỏ cùng ai?

Thiếu tá Thu cho biết vào thời điểm đó, khoảng tháng 8, nhiều đổi thay xảy đến với ông.  Một hôm,  cán bộ quản giáo gọi ông lên làm việc. Tên cán bộ nói: 

“Anh Thu, chẳng lẽ anh muốn ở mãi trong thùng sắt sao? Tôi đề nghị là anh đừng nhận mình là tác giả “chính” đã làm tượng “Thương Tiếc” mà anh chỉ là người “phụ” thôi. Người “chính” đã vượt biên đi rồi. Anh viết bản tự thú như vậy, tôi sẽ cứu xét và giảm tội cho anh”. T
Nhưng ông đã khẳng khái trả lời: 
“Cám ơn cán bộ đã khuyên tôi, nhưng với tôi tác phẩm Văn hóa Nghệ thuật là con đẻ của mình. Sao tôi lại trốn tránh trách nhiệm và đỗ thừa cho người khác? Tôi không thể làm như vậy được”.
Vài ngày sau, một tên cán bộ khác đến gặp ông và ra lệnh cho ông phải làm tượng  HCM để kịp ngày Quốc khánh 2/9 của VC. Thiếu tá Thu cho biết là ông nhận lời đề nghị này, vì ông đã có ý định trốn trại. Ông nói với  cán bộ quản giáo biết, là muốn làm tượng phải có đủ đồ nghề. Thế là ông được bốn tên bộ đội chở về nhà để lấy đồ nghề. Trên đường về ông xin ghé nhà  mẹ mình để thăm bà.  Đến nơi,  mấy tên bộ đội thì ngồi chuyện trò với cô Hồng em gái của ông ở cửa trước. Còn ông vào nhà gặp mẹ. Hai mẹ con  gặp nhau mừng rỡ rối rít. Bỗng bà cụ nghiêm mặt nói: 
“ Thu à! Má đẻ con ra mà không biết tánh con sao! Con hãy ráng ở trong tù thêm một năm nữa đi. Nếu con mà trốn, má sẽ chết cho con coi”. 
Nghe mẹ nói như vậy, ông quá sức bàng hoàng,  tự nghĩ: “Trời ơi! Bao nhiêu ý định nhen nhúm  giờ đây đã tiêu tan. Nỗi buồn tràn ngập trong lòng, vì ông sẽ trở về giam mình trong cái thùng sắt ( 2m x 1m) sừng sững ngoài trời , tiếp tục chịu đựng thời tíết khắc nghiệt, sức nóng như thiêu đốt của mùa Hạ, hay lạnh giá của mùa Đông rét mướt “.  

 Theo như thỏa thuận là sau khi được về thăm nhà và lấy đồ nghề, ông sẽ thực hiện điêu khắc tượng HCM. Tin này được nhanh chóng loan truyền trong trại giam. Từ đó, không biết bao nhiêu lời nguyền rủa vang lên làm ông đau khổ vô cùng.

 Trước khi ra lệnh bắt ĐKG. Thu  làm tượng HCM, cán bộ VC đã liên lạc  trước với gia đình thiếu tá Thu. Chúng dàn cảnh cho vợ, con ông được đến thăm viếng đặc biệt. Tuy nghèo nhưng gia đình ông cũng mua thịt vịt quay, bánh mì, bày biện ra để cả nhà cùng ăn trong trại giam. Thật bất ngờ, trong tờ Tin Sáng cũ dùng để gói vịt quay, thiếu tá Thu nhìn thấy hình TT. Nguyễn văn Thiệu. Ông xé tấm  hình đó, xếp nhỏ cất vào túi cất. Đến ngày nặn tượng chân dung HCM, thiếu tá Thu lại khắc nét của Tổng Thống Thiệu. Ông cho biết, rất phấn chấn trong lòng và thầm nghĩ: “ Tự mình, trí ta, ta hay, lòng ta, ta biết”.

Sau này, Nguyễn thanh Thu được kể lại. Một buổi chiều nọ, trên đường đi lao động về đám tù nhân đi ngang qua  nhìn thấy pho tượng HCM sắp được hoàn tất, họ có vẻ thích thú xầm xì :  Trời ơi! Tụi mày xem giống TT. Thiệu quá! Giống quá tụi bây ơi!” Tiếng xầm xì  làm mấy tên “ăng ten” chú ý. Lập tức chúng trình báo cho cán bộ quản giáo hay.

Khoảng 4 giờ 30 chiều, vào thời điểm bức tượng HCM đang được điêu khắc gia Thu gắn râu mới được một bên mép thôi, thì một tên cán bộ bước đến hỏi: “Tượng sắp xong rồi chứ?” Miệng vừa hỏi, tên cán bộ nhanh tay thò vào  túi áo ông lấy mãnh giấy báo có hình TT. Thiệu. Thế là xong! Việc bị đỗ bể. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu lại tiếp tục trở vào thùng sắt nhận thêm bốn tháng biệt giam, bị hành hạ đủ điều. Tại đây, ông kiệt sức, bất tỉnh, được đưa vào trạm bịnh xá.

 Tại trạm xá, ông  được  một tù nhân khác là phi công Đỗ Cao Đẳng, chú của trung tướng Đỗ Cao Trí làm Trưởng trạm xá, và một số học trò cũ của ông, từ thời còn học trung học  Võ trường Toản, hết lòng cấp cứu. Nhờ vậy,  ba ngày sau ông mới tỉnh lại. Với tình trạng sắp chết, da bọc xương, điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu được VC tha cho về với gia đình kể từ đấy.


Hoài bảo không nguôi

 Điêu khắc gia  Nguyễn Thanh Thu  cho biết ông  ở tù VC  8 năm.  Sau khi ở tù về, ông tìm đủ mọi cách để vượt biên ra nước ngoài. Ông nghĩ rằng qua bên Mỹ ông dễ có cơ hội thực hiện những mộng ước của đời mình. Đó là, dựng lại tượng “Thương Tiếc” nơi quê hương thứ hai. Nhưng trong 15 năm sống tại Mỹ, ông không tìm ra được một mạnh thường quân nào giúp đở. Ông đành buồn bã trở về Việt Nam sinh sống. Ông cảm thấy cô đơn với mơ ước của mình. Nhưng, ông vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ thực hiện được, nên hàng ngày ông cố gắng tập thể thao để tinh thần và thể xác không suy nhược.

 Điêu khắc gia Nguyễn thanh Thu cho biết, khi còn ở Mỹ ông đã có hân hạnh gặp lại TT. Nguyễn văn Thiệu khi TT. Thiệu từ Boston đến Nam Cali thăm viếng và nói chuyện với đồng bào tỵ nạn. Tổng thống Thiệu được một người bạn của thiếu tá Thu sắp xếp hướng dẫn đến gặp nhà điêu khắc. Khi gặp thiếu tá Thu , TT. Thiệu vồn vả hỏi liền: “ Anh Thu có khỏe không? Tôi nghe nói ở trong tù anh đã làm tượng tôi phải không?” Điêu khắc gia Thu xúc động cho biết, là ông rất ngạc nhiên khi TT. Thiệu bất ngờ hỏi như vậy. Ông đã hỏi lại TT. Thiệu: Làm sao tổng thống biết được?” TT. Thiệu nở nụ cười hiền hòa: “Làm sao tôi không biết được”. Giây phút gặp gỡ quá ngắn ngủi. Sau đó, vị tổng thống nền đề nhị VNCH  vội vả từ giã đồng bào ra phi trường trở về Boston cho kịp chuyến bay.

 Khi nhắc tới TT. Nguyễn văn Thiệu, thiếu tá Thu mơ màng nhớ về dĩ vãng xa xưa. Vì đó là  kỹ niệm mà trong đó có những tác phẩm nghệ thuật ông tạo hình, nhờ sự gợi ý của tổng thống Thiệu.

 Thiếu tá Thu cho biết  sau 3 tháng khi tượng Thương Tiếc được khánh thành ở Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa, TT. Nguyễn văn Thiệu đã tổ chức một bữa tiệc khoản đãi tại Dinh Độc Lập, và đã mời điêu khắc gia Thu đến dự. Trong khi trò chuyện với ĐKG. Thu , TT. Thiệu chỉ  bồn nước phun trước Dinh Độc Lập ,và nói muốn làm  một biểu tượng gì đó.

Kể  đến đây, ĐKG.  Thu không nén  được xúc động và thành thật nói: “  Trông Duoc-mua-2TT. thật tội nghiệp với vẻ buồn lo  của ông”. Trầm ngâm một chút, TT. Thiệu nói với điêu khắc gia Thu: “ Anh nghĩ xem,  xứ  mình đang ở trong  tình trạng  chiến tranh. Người lính thì đang sống, chết ngoài tiền tuyến.   Biểu tượng  Thương Tiếc đặt tại  Nghĩa Trang QĐ đã tạm yên. Nhưng, tôi nghĩ  mình còn phải  làm thêm một cái  gì đó nữa, để giáo dục mọi người…Xin lỗi , người dân  nhiều khi cũng thờ ơ với cuộc chiến  lắm nên tôi muốn có một tác phẩm gây ý thức trong lòng người dân. Là  dù đang  chiến tranh, nhưng chúng ta cũng biết xây dựng, và  biết “TỰ LỰC CÁNH SINH”. Chứ  hoàn toàn trông cậy vào viện trợ cũng phiền toái lắm.  Anh Thu, anh nghĩ sao ?  Anh có thể trình một dự án như ý tôi vừa trình bày không?

Sau khi nghe TT. Thiệu bày tỏ tâm sự trên. Cũng như lần trước, điêu khắc gia N.T.T xin Tổng Thống tuần lễ để làm việc. Và sau một tuần,  ông đã làm xong 7 bản vẽ về dự án  với đề tài có  tên Được Mùa.   Được Mùa là hình ảnh  “Cô gái ôm bó lúa” vừa mới gặt để  diển tả  sự trù phú của nông nghiệp miền Nam.

Điêu khắc gia Thu đã làm mẫu bức tượng Được Mùa cao 2m . Nhìn bức tượng cô gái ôm bó lúa với gương mặt hớn hở, hãnh diện với công sức mình đỗ  ra bằng những giọt mồ  hôi, khiến người ta hình dung ra sự  giàu mạnh của một nước phát triển nhờ nông nghiệp.
Theo điêu khắc Thu bức tượng Được Mùa,  nói lên sức sống trù phú của đồng bằng sông Cửu Long  với  chín miệng Rồng phun nước. Do đó, tác phẩm này còn có tên là  “ Cửu Long Được Mùa”.

 Khi nhìn bức tượng mẫu Được Mùa với ý nghĩa của nó,  TT. Thiệu chấp thuận ngay.  Dự án tượng Được Mùa được thực hiện  bằng đồng với  tượng cô gái cao 9m, bệ 3m. Kinh phí dự trù là 45 triệu đồng.

Tuy đã  chấp thuận, nhưng với số tiền khá lớn đã khiến TT. Thiệu không tránh khỏi lo nghĩ trong khi chiến tranh mỗi ngày càng leo thang. Rồi cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lữa  kéo đến.  Mọi chi phí đều phải ưu tiên hàng đầu cho ngân sách Quốc Phòng. Thế nên dự án Được Mùa  phải đành gác lại và  không được hoàn thành theo mong ước của TT. Nguyễn văn Thiệu.
 Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu ngậm ngùi nói: Tuy tượng Được Mùa không  được ra mắt người dân miền Nam, nhưng quá trình dự án cũng đã thể hiện được cung cách của TT. Nguyễn Văn Thiệu – một nhà lãnh đạo luôn quan tâm đến sự hy sinh của Quân Đội,  và tinh thần một  nước tự lực, tự cường”.

 Tượng mẫu Được Mùa cao 2m được TT. Thiệu chấp thuận từ 1971 , đến nay 2009 vẫn còn tại nhà của điêu khắc gia Thanh Thu.  Gần đây nhất vào năm 2006 , dù đã  73 tuổi  ĐKG. Thu vẫn khắc thêm tượng Cô Gái Được Mùa”  thật sống động. Đây là hình ảnh cô gái với chiếc nón lá, ôm bó lúa tựa vào vai. Được Mùa hay Cô gái Được Mùa, kiểu nào cũng đầy ý nghĩa và đẹp vẹn toàn.   Ông quả thật không những là  thiên tài nghệ thuật, mà ông còn là một chiến sĩ yêu nước nồng nàn. 

Cuối cùng, điêu khắc gia  Thu cho biết, đến nay ông vẫn còn băn khoăn về một trường hợp mà ông nghĩ là hơi bất thường. Ông nói cách nay vài năm, có một người ở bên Mỹ về tự xưng là một ông cha đã tu xuất tên là Vũ văn Hoàng tuổi trên 70 mươi. Ông Hoàng cho biết đã cải táng được 18 ngàn ngôi mộ tại tỉnh Bình Dương, cũng như đã  giúp đở rất nhiều cho thương phế binh. Ông Hoàng  nói là muốn cùng với ông tạo dựng lại bức tượng “Thương Tiếc” cho những phần mộ vừa được trùng tu. Nghe như vậy, ông rất mừng rở vì đó là điều ông ôm ấp từ lâu. Sau một tháng gặp gỡ bàng bạc, ông Hoàng có hứa khi trở về Mỹ  sẽ báo cho ông  biết  diễn tiến công việc mà hai người muốn thực hiện. Nhưng, công việc không đi đến đâu và nhiều năm trôi qua ông không còn liên lạc được  với ông Hoàng nữa.

 Điêu khắc gia tài ba của QLVNCH  nói rằng, ông mong khi Xuân Hương về Mỹ sẽ nói cho người Việt hải ngoại biết được ý nguyện của ông. Là người có quốc tịch Mỹ, ông lúc nào cũng sẳn sàng trở qua bất cứ quốc gia nào để thực hiện bức tượng Thương Tiếc. Ông còn tâm sự, ở tuổi 75, nhưng ông ráng sống để một ngày nào đó xây dựng lại tác phẩm Tiếc Thương vì theo ông tác phẩm này, không thể mai một trong hoàn cảnh chính trị “khốn nạn”, là miền Nam bị cưỡng chiếm vào tay bạo quyền Việt Cộng  như hiện nay.

 *Xuân Hương
Mùa hè Bắc Cali 8/2009


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEh2LIjmQX8x5NEhEAf7NUgI05IRgoeXDH1hZ9XJlwyUWwqF2S0F36qMaRYcn3jOJ9fOb6xyBq3Z0C1gfWSlSV78gCYhUnblUBg2lYBOWL3bttB9RHvZl-PIlPsdBn2jWdQactsEoWWGHmll/s320/th%C6%B0%C6%A1ngti%E1%BA%BFc3.jpg 

http://motgoctroi.com/StNguoiNViec/Nguyen-tTHU2.gif

http://pictures.vinatro.com/xem-boi/chuyen-tam-linh-huyen-bi/truyen-ma-tuong-dai-thuong-tiec-1-XemBoi.Us-1.jpg

Xem thêm

Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa 
http://chinhhoiuc.blogspot.de/2012/09/nghia-tu-la-nghia-tan-nghia-trang-quan.html


Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...