Skip to main content

Vì sao hương nhang càng thơm càng độc? - Khói hương gây ung thư như thế nào?

Hương là sản phẩm không thể thiếu trong ngày Tết nhưng các chuyên gia cảnh báo hương càng thơm, càng đậu tàn thì càng nguy hiểm cho sức khỏe.

huong1
Hương nhang không nên chọn loại đậu tàn.


Hương nhang được tẩm hóa chất

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng hương đậu tàn ngày càng tăng nên người làm hương liên tục cho thêm hóa chất vào. 

Anh Đỗ Văn Ninh trú tại Đông Hưng, Thái Bình, người có kinh nghiệm hơn 10 năm làm hương, chia sẻ : "Để các loại hương đậu tàn, người làm hương phải tẩm hóa chất để hương không bị gãy vụn. Hóa chất ủ từ que hương lẫn nguyên liệu làm hương. Chính vì thế, nhiều người làm hương cũng không chịu được độc hại nên họ bỏ nghề".

Theo anh Mai Đức Hiểu, Giám đốc Công ty TNHH Hương trầm Đức Hiểu, hương truyền thống vốn không đậu được tàn và hay ẩm mốc nếu bảo quản không đúng cách. Hương được làm từ các loại thảo mộc trong thiên nhiên nên sản phẩm này rất gần gũi, thân thiện với con người. 

Tuy nhiên, người tiêu dùng cho rằng phải đậu tàn mới để lại lộc nhiều nên người làm hương đã nghĩ ra tẩm hóa chất Axit photphoric vào que hương để giữ tàn, tẩm Butyl Cellosolve tránh mốc, hay chất cháy Kali nitrat để hương bắt lửa nhanh… Thậm chí, một vài năm gần đây, họ còn tẩm nhiều loại hóa chất khác để tàn hương có nhiều mầu sắc khác nhau như đỏ, trắng... 

Không chỉ nỗi lo tẩm hóa chất ở que tăm mà ngay cả bột hương cũng được sử dụng hóa chất để giảm giá thành. Ví dụ, thay vì dùng hương liệu từ các loại thảo mộc hoa nhài, quế, cây hương liệu thì người làm hương sẽ sử dụng các loại hương liệu bằng mùi thơm hóa chất. 

Nếu làm hương như kiểu truyền thống người làm không có lãi do các cơ sở khác sử dụng hóa chất, giá thành thấp hơn. 


Điểm mặt các hóa chất độc hại trong hương

Cho đến nay, các bác sĩ tại Bệnh viện Phổi trung ương khuyến cáo các bệnh viêm hô hấp do hương mang lại rất nhiều. 

Bác sĩ Đặng Thế Căn - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K thì cho hay, hương tẩm các loại hóa chất tạo mùi giá rẻ khi đốt ngửi vào sẽ thấy khó thở, buồn nôn, đầu óc quay cuồng, ngửi thường xuyên sẽ gây nhiễm độc gan, phổi.

Nghiên cứu chỉ ra rằng khói hương có chứa khí CO, và CO2, Sunfua dioxide (SO2), Nitơ dioxide (NO2), benzen, hợp chất hydrocacbon… Những chất này có thể gây ra các bệnh viêm phổi, viêm hô hấp, hen suyễn, nhất là những bệnh nhân có tiền sử bệnh hô hấp mãn tính.

Theo bác sĩ Căn nếu hít phải những khí này có thể gây đau đầu, chóng mặt, suy nhược và buồn nôn, giảm khả năng lao động, gia tăng bệnh tim mạch, gây ra bệnh hô hấp, phá hủy tế bào, gây dị sản, loạn sản, và có thể dẫn đến ung thư hoặc thậm chí là tử vong…

Bác sĩ Chu Thúy Hạnh - Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tác hại của hương nhang tẩm hóa chất. Tuy nhiên, khi đốt hương hóa chất, các tác hại thường thấy của việc lạm dụng hương thơm là có thể gây kích phát các cơn hen (suyễn) cấp, đặc biệt là đối với những người có tiền sử dị ứng hương liệu, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính… nhất là khi tiếp xúc với các sản phẩm có mùi thơm tổng hợp từ hóa chất.
Còn ông Đào Quốc Hương, Trưởng Phòng Hóa Hữu cơ, Viện Hóa học cho biết, hương nhang càng độc hơn ở phòng kín, bí. Khi đốt hương, nếu hương sử dụng hóa chất axit photphoric thì khi đốt lên sẽ sinh ra khí P2O5. Khi hít phải khí này, người dùng sẽ có biểu hiện chảy nước mắt, ho hắng, điều này thể hiện rõ nhất khi chúng ta vào chùa, vào đền những ngày lễ tết, rằm, Mồng một. 

Để chọn hương an toàn, anh Ninh chia sẻ nên chọn hương không đậu tàn, hương có mùi thơm nhẹ, hương có ít khói, khi đốt lửa chậm hơn. Tăm nhang truyền thống có màu nâu đen và sự sần sùi thô mộc, còn nếu có màu vàng suộm và độ láng mịn thì chắc chắn là tăm nhang tẩm hóa chất.
Ph. Thúy
Nguồn : Infonet, 02/02/2016

**************************

Khói hương gây ung thư như thế nào ? 
(An Nhiên)

Khói hương (nhang) là nguyên nhân trực tiếp gây kích ứng đường hô hấp, có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong.
huong2
Các chuyên gia cho biết, giống như khói thuốc lá, khói than, khói hương (nhang) có chứa các hoạt chất độc hại như benzen, toluene, xylenes….
Trong hương nhang bình thường, thành phần tạo mùi thơm là những hợp chất benzen. Khi đốt cháy, chất độc sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp dẫn đến viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen gây ra các hiện tượng dị sản, loạn sản. Khi là tế bào ác tính chúng sẽ biến thành tế bào ung thư.
Theo bác Hà, một gia đình có truyền thống làm hương (nhang) cho biết, trước đây khói hương không độc hoặc ít độc vì hương được làm từ gỗ hương liệu như trầm hương, bột quế và hoa ngâu, mùn cưa chọn lọc và có các hương vị của thuốc bắc… Khi đốt, hương sẽ tỏa hương thơm không gây hại. 
Thế nhưng ngày nay các nguyên liệu khan hiếm và đắt đỏ, nhiều người sản xuất vì muốn kiếm lời cao nên đã sử dụng nhiều tạp chất tẩm ướp tạo mùi thơm hơn nhưng chất lượng lại kém đi và độc hại.
Tại các ngôi chùa, trong các dịp lễ, Tết, hàng nghìn que hương thường được đồng loạt đốt lên, hoặc nhiều gia đình khi thắp hương nhang hay đóng kín cửa khiến cho khói hương bị tụ lại một chỗ. Hít phải khói hương, nhẹ có thể ho, chảy nước mắt… Nếu hít nhiều, những nguy cơ tiềm ẩn là rất lớn.
BS Đặng Văn Nguyên cho biết, người Việt Nam thường muốn mua những loại hương sau khi thắp xong, tàn sẽ uốn cong và cho rằng như vậy là có lộc. Tuy nhiên để có được tàn uốn cong người sản xuất phải tẩm hóa chất phosphoric acid (H3PO4) để ngâm tăm hương. 
Nén hương cong, đẹp tùy theo nồng độ hóa chất và thời gian ngâm tẩm. Vì thế, những que hương càng cong đẹp thì mức độ nguy hiểm sức khỏe con người ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, cũng không nên cắm chân hương vào đồ ăn để cúng vì chân hương được tẩm hóa chất sẽ dẫn truyền vào thức ăn, dễ gây ngộ độc.
Theo các chuyên gia y tế, khi thắp hương cần mở cửa thoáng để khói không bị tụ lại một chỗ. Không nên đốt hương gần chỗ có người ngủ nghỉ. Người già, trẻ nhỏ, người có các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn nên tránh những chỗ đốt hương và tụ tập đông người.
An Nhiên
Nguồn : Infonet, 19/01/2015

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...