Skip to main content

Đi bộ xuyên Việt để vận động cộng đồng cùng đưa sách về nông thôn

…Mỗi đứa trẻ sinh ra là một tấm bảng trống của tâm hồn và trí não. Nếu không có lượng kiến thức, sự quan tâm và tình yêu thương đủ lớn để đưa vào tâm hồn và trí não con trẻ thì chúng trở nên trống rỗng vô giá trị.






LTS : Là người theo đuổi mục tiêu nâng cao dân trí bằng cách tạo điều kiện cho trẻ em nông thôn được tiếp cận nhiều hơn với sách, Nguyễn Quang Thạch là cái tên khá quen thuộc, gắn với chương trình sách hóa nông thôn mà anh theo đuổi trong nhiều năm. Đầu năm 2015, Nguyễn Quang Thạch đã đi bộ xuyên Việt để vận động cộng đồng cùng đưa sách về nông thôn. Những câu chuyện xã hội - đời sống từ Bắc vào Nam được anh chia sẻ cùng phóng viên Tuần Việt Nam.

**************************










Phần 1
'Cứ học đi rồi ra trường có người xin việc cho'

Trạng thái dựa dẫm vào ai đó được gieo vào đầu con trẻ kiểu "học đi rồi ra trường có người xin việc cho", vẽ tương lai hộ chúng chứ không phải bằng kêu gọi nỗ lực. Không ít con trẻ đánh mất tính độc lập ngay từ nhà của mình và khi trên ghế nhà trường.
sach2
Ông Nguyễn Quang Thạch trong chuyến đi bộ xuyên Việt để vận động đưa sách về nông thôn đầu năm 2015. Ảnh nhân vật cung cấp

Hoàng Hường : Những ấn tượng đầu tiên của ông khi bắt đầu chuyến đi là gì ?

Nguyễn Quang Thạch : Ngày đầu tiên đi bộ là Mùng 1 Tết, tôi ngủ nhờ qua đêm ở nhà một người bạn bán điện thoại trước cổng trường Cao đẳng Truyền hình ở Thường Tín, Hà Tây. Trò chuyện với chủ nhà, tôi được biết vài nghìn thanh thiếu niên ở đây thường xuyên chơi game oline. Có những học sinh chơi liên tiếp hai ngày, ra khỏi cửa là gục.

Một điểm chung là hầu hết các em chỉ được tiếp cận sách giáo khoa chứ không có cơ hội tiếp cận nhiều loại sách khác để khám phá và tích lũy tri thức, dẫn đến dễ dàng bị thu hút bởi các thú vui độc hại như chơi game, cờ bạc, xóc đĩa.

Khi tôi tặng sách thì nhiều người không mặn mà lắm. Có người bảo "sách vở giờ ai đọc", trong khi đó người ta say sưa với câu chuyện rượu chè, phấn khích với thông tin kiểu "thằng kia vừa dắt mối đưa người đi lao động kiếm được lắm".

Trên đường đi, đến Phủ Lý-Hà Nam, có học sinh đi theo tôi đề nghị : "Anh có thể cho em đi cùng không ? Em đang học lớp 12 mà giờ bố mẹ suốt ngày chửi em vô dụng". Gặp các học sinh trên đường đi tôi thường hỏi : "Em định chọn nghề nghiệp gì ? Bạn bè cùng trang lứa em có hoài bão gì không ? Có mong muốn để làm được điều gì không ?" Có em bảo "Chú em làm ngân hàng nên em sẽ thi Học viện Ngân hàng". Có em bi quan "Học xong cấp 3 em đi làm công nhân, chị em vừa tốt nghiệp đại học nhưng chưa chạy được việc". Em thì nói "Mong muốn thế nào phải hỏi bố mẹ em".. Ở Đồng Nai thì có em bảo "Em học tiếng Trung để lấy chồng Đài Loan".

Ngay cả "hoài bão" cũng phải chờ cha mẹ nghĩ hộ. Trạng thái dựa dẫm vào ai đó được gieo vào đầu con trẻ kiểu "học đi rồi ra trường có người xin việc cho", vẽ tương lai hộ chúng chứ không phải bằng kêu gọi nỗ lực. Không ít con trẻ đánh mất tính độc lập ngay từ nhà của mình và khi trên ghế nhà trường.

Trên đường đi tôi luôn hỏi các hiệu sách ở đâu, hầu như chỉ có hiệu sách nhỏ bán đồ tạp hóa và sách giáo khoa. Thị hiếu của đại chúng trong việc tiếp cận sách rất thấp. Sự quan tâm của tầng lớp dẫn dắt xã hội ở nông thôn là giáo viên đến việc sách vở cũng rất mờ nhạt.

Tôi phỏng vấn trên 3.000 người về truyện "Những tấm lòng cao cả", chỉ có 38 người biết, nhờ hiệu trưởng của trường Bỉm Sơn, Thanh Hóa lấy thông tin từ 926 học sinh chỉ có 35 em biết, còn trên quốc lộ chỉ có 3 người biết. Chỉ 10 trên 3.000 người biết về Robinson.

Dọc đường tôi cũng đặt câu hỏi cho nhiều sinh viên nữ về sự độc lập của phụ nữ thì phần đa cho rằng phụ nữ cần dựa vai chồng. Đó là một trong những điều chúng ta phải xem xét lại về mặt giáo dục con người, phải làm cho người ta định dạng được họ là ai, và dứt hẳn tư duy "dựa vào ai ?" Đóng vai trò là người giáo dục và định hướng lối sống cho con cái trong gia đình, tư tưởng dựa dẫm, thiếu tự lực của phụ nữ lẫn đàn ông, sẽ tạo nên một căn bệnh trầm kha liên thế hệ.

Càng ngày tôi càng nhận ra rằng đất nước chúng ta không có triết gia lập thuyết định dạng xã hội. Ngay các tác phẩm văn chương phóng chiếu tinh thần triết học của Phương Tây để tạo ra lớp công dân dám nghĩ khác, làm khác dạng như Robinson chúng ta cũng không có. Từ nhỏ tôi được nghe từ gia đình rằng nhà văn là các nhà tư tưởng, hoặc là những người đưa tinh thần triết học vào đời sống, nhưng ở Việt Nam có vẻ hiếm hoi.

sach3
Ông Nguyễn Quang Thạch trong chuyến đi bộ xuyên Việt để vận động đưa sách về nông thôn đầu năm 2015. Ảnh nhân vật cung cấp


Hoàng Hường : Những câu chuyện ngớ ngẩn kiểu các nhóm thanh niên nông thôn ném đá tàu hỏa, phá đồng hoa hướng dương đưa lên mạng… đó là một khoảng trống rỗng, chới với ở bên trong, theo ông ?

Nguyễn Quang Thạch: Cách giải phóng ẩn ức cá nhân thông qua các hành động như vậy ở Việt Nam được biểu thị dưới nhiều dạng thức khác nhau. Mỗi đứa trẻ sinh ra là một tấm bảng trống của tâm hồn và trí não. Nếu không có lượng kiến thức, sự quan tâm và tình yêu thương đủ lớn để đưa vào tâm hồn và trí não con trẻ thì chúng trở nên trống rỗng vô giá trị.

Thứ hai, với việc lượng kiến thức và hiểu biết ít ỏi từ sách giáo khoa và giáo trình, thậm chí nhiều người có bằng đại học nhưng vẫn không tránh khỏi việc giải quyết ẩn ức qua cờ bạc, rượu bia, gái bán hoa… Ức chế tâm lý với môi trường sống xung quanh làm người ta dồn tích những điều xấu, bức xúc... Những người không có kiến thức sẽ giải tỏa bằng các hành động bạo lực như một kiểu tự giải phóng mình. Khi chúng ta có lượng kiến thức đủ lớn, và giá trị xã hội hướng con người đến thứ nhân văn, cao cả ; hướng đến cống hiến xã hội, trách nhiệm vì cộng đồng, thì người ta sẽ không phải dành thời gian cho những điều vô bổ.

Tôi đi bộ để kêu gọi sách cho trẻ em nông thôn và thường xuyên nhận được những câu kiểu : "anh này ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng". Đây là cách nghĩ mà theo tôi nên xóa bỏ ngay. Người ta cần hiểu rõ xã hội là nhà của mình. Việc giúp trẻ có sách đọc là việc của toàn xã hội chung tay chứ không phải việc của riêng tôi. Số lượng người chia sẻ trách nhiệm xã hội ở ta rất ít. Ta thường xuyên nói người Việt mình vô cảm. Tại sao ?
Khi chúng ta không có một tiêu chuẩn rõ ràng về các quy tắc chung của xã hội, thì người ta không hiểu cộng đồng chính là của mình, là ngôi nhà của mình, cần phải chăm sóc cho ngôi nhà của mình vững chắc và to đẹp lên.

sach4
Ông Nguyễn Quang Thạch trong chuyến đi bộ xuyên Việt để vận động đưa sách về nông thôn đầu năm 2015. Ảnh nhân vật cung cấp

Hoàng Hường : Trong những điều tai nghe mắt thấy, câu chuyện dọc đường nào ám ảnh ông nhất ?

Nguyễn Quang Thạch : Ám ảnh nhất là đoạn qua Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nhiều cô gái tóc vàng tóc đỏ, ăn mặc hở hang mời vọi "Vô đây café, vô đây vui vẻ…anh ơi". Hình ảnh khiến tôi không khỏi xót xa khi nghĩ tới tương lai u ám của các em và thế hệ kế tiếp.

Ám ảnh nữa là rác ! Rác ở khắp mọi nơi. Người ta sẵn sàng vứt rác dọc đường. Có những người đi xe Lexus vứt túi rác từ trên ô tô xuống đường, ngồi trong một cái xe sang trọng hành động như thế - rất tiếc - khá phổ biến. Lượng rác thải hai bên quốc lộ nhiều vô kể. Bao nilon bay giữa đường. Tôi liên tưởng đến sự thoái hóa đất, ô nhiễm không khí, nguồn nước, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và yếu kém của chính quyền trong việc xử lý rác. Người ta không dùng các chất liệu có thể phân hủy như tre, lá chuối, như ngày xưa.

Các tổ chức trong nước và quốc tế đầu tư rất nhiều tiền cho lĩnh vực môi trường, nhưng trong công việc cụ thể, thiết thực như đầu tư, nghiên cứu làm các đồ đựng, túi đựng thân thiện với môi trường thì ta không làm được.


Hoàng Hường : Còn cái chúng ta gọi là văn hóa giao thông ?

Nguyễn Quang Thạch : Ý thức giao thông thì hiển nhiên là kém. Thanh niên đi đường rất ẩu, lái xe thì họ vượt phải. Nhiều lần tôi có cảm giác đối mặt với cái chết khi xe ô tô vượt phải rà cách tôi chỉ có 10 cm. Để tranh cướp khách, họ sẵn sàng phóng nhanh, vượt ẩu bằng mọi giá, chẳng coi tính mạng người khác là gì.

Nguồn : Đất Việt, 16/02/2016


******************
Phần 2
Bi kịch đất nước khi "ai cũng muốn làm quan"

"Hiện nay có một thực trạng nguy hiểm là hầu hết cha mẹ làm nông vì mong muốn con được đi học đại học, cao đẳng nên không để các con động tay vào công việc lao động gì. Nhiều học sinh lớp 8, lớp 9 có bố mẹ làn ruộng nhưng không hề biết cấy, nhổ mạ, chăn trâu hay nấu cơm".

sach5
Ông Nguyễn Quang Thạch trong chuyến đi bộ xuyên Việt để vận động đưa sách về nông thôn đầu năm 2015. Ảnh : nhân vật cung cấp

Hoàng Hường : Với mục đích hướng tới cộng đồng như đi bộ vận động đọc sách, ông có nhận được nhiều hỗ trợ và chia sẻ của cộng đồng không ?

Nguyễn Quang Thạch : Bên cạnh những người biết tôi qua facebook, qua truyền thông… đã hỗ trợ tôi trong chuyến đi, thì những chuyện thấy được cũng đáng suy nghĩ.

Khi đi đến Diễn Châu - Nghệ An thì trời gần tối, tôi tìm chỗ dừng chân nhưng phải 10 km nữa mới có nhà nghỉ. Đi qua một ngôi nhà có hai vợ chồng đang đứng ở sân, tôi hỏi thăm nhà chủ tịch xã để xin ngủ nhờ. Người vợ tỏ vẻ muốn cho tôi ngủ qua đêm, nhưng người chồng dập tắt ý định đó ngay.
Xin vào một chùa được cho biết "chùa này có lần cho hai người vào ngủ qua đêm thì họ đã trộm tiền bạc của chùa". Đến Phú Lộc, Huế, tôi xin vào ngủ ở nhà một công an xã, nhưng bị từ chối. Giờ người ta rất nghi ngờ vào sự tử tế, lương thiện của con người.

Hồi tôi còn nhỏ, người dân Nghệ An lên bán cá trong làng tôi, gia đình tôi thường cho về ở, nấu cơm cho họ ăn. Những khi trời tối nhưng không tìm được nhà nghỉ, qua nhà một số người dân trình bày đi bộ vì sách cho trẻ em, với mong muốn có chỗ ngủ, mong được mình được cư xử như giống như ngày xưa gia đình mình cư xử với người dâng cách đây 20-30 năm trước, đáp trả lại chỉ là sự thờ ơ, nhưng quá hiếm. Cũng không thể trách được, vì niềm tin ở xã hội này bao lâu nay đã suy giảm nghiệm trọng, nhiều người đã tuyệt vọng.

Tôi cũng gặp nhiều thanh niên nhuộm tóc đỏ, vàng bắt xe vào Nam kiếm sống. Hầu hết các em học hết cấp 2 là bỏ đi làm công nhân, phụ hồ. Tôi hỏi : "từ nhỏ các em có được đọc sách không ?". Có em trả lời "Đủ sách giáo khoa đã khó anh ạ". Em thì bảo "Thư viện nhà trường không cho mượn sách". Em khác lại cho biết "Em hay đọc ké sách của bạn em. Mẹ bạn ấy là giáo viên nên lấy được sách về nhà".

Rồi những công nhân nữ ẵm những đứa con nheo nhóc đón xe trên đường Nam tiến. Các ông chồng trẻ đang túm tụm khoe hôm qua ăn uống ở đâu, nhậu gì với ai. Cụm từ "ăn, nhậu" không biết từ bao giờ đã trở thành một thứ "sức mạnh", "đẳng cấp" của xã hội mình, phổ biến đến nỗi làm cho người ta coi như ăn nhậu như là cách khẳng định giá trị cá nhân.

sach6
Ông Nguyễn Quang Thạch trong chuyến đi bộ xuyên Việt để vận động đưa sách về nông thôn đầu năm 2015. Ảnh : nhân vật cung cấp


Hoàng Hường : Những không gian cộng đồng như nhà văn hóa thì sao ? Có hoạt động hay không ?

Nguyễn Quang Thạch : Khi tôi về Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ Anh hay Quảng Bình, Quảng Trị… những vùng giáp Quốc lộ 1 thì hầu hết làng nào cũng có Nhà văn hóa hay Trung tâm học tập cộng đồng, trong khi đó rất ít làng có thư viện. Hoạt động của các Nhà văn hóa, Trung tâm học tập cộng đồng còn rất nghèo nàn và mang nặng tính hình thức, chỉ thỉnh thoảng người ta mới tổ chức các buổi tập huấn cho nông dân. Đó chưa phải là không gian để chia sẻ và lĩnh nhận tri thức.

Một vấn đề khác làdọc đường đi, tôi bắt gặp các tấm biển "Nhà văn hóa", "Làng văn hóa "mọc lên ở khắp nơi, nhưng thật khó để tìm được một thư viện trong những không gian được coi là "văn hóa" đó. Khi hỏi trong làng có bao nhiềun gười nghiện ma túy, bao nhiêu người uống rượu. Người ta bảo : "gần như cả làng uống rượu" và có khoảng 30-40, thậm chí có làng có tới 50-60 người nghiện ma túy.

Và ngược chiều với các thiếu niên tóc đỏ, tóc vàng vào Nam tìm việc, trên đường tôi cũng gặp nhiều thanh niên ở độ tuổi từ 25 trở lên từ Sài Gòn trở về. Họ không có kỹ năng làm việc. Tiền lương không đủ tiền thuê nhà và sinh hoạt phí tại thành phố nên phải về quê. Có người về vay vốn mở quán ăn, có người lao động chân tay kiếm dăm bảy chục ngàn đồng/ngày.

Một vấn đề khá phổ biến và cấp bách ở nông thôn hiện nay là người ngày càng đông lên mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đi. Dọc Quốc lộ 1, nhiều mảnh đất màu mỡ phải cải tạo nghìn năm mới có thì bây giờ trở thành các nhà hàng, xưởng may, các nhà máy… Không đất sản xuất, không kiến, thức kỹ năng hay sinh kế, người ta buồn tẻ, chán nản lại càng ăn nhậu nhiều hơn. Không có tiền để mua rượu thì mua men tự nấu rượu, đắm chìm trong hơi men, bế tắc, nghèo nàn. Nghèo đói, rượu bia, nghiện ngập trở thành một vòng tròn luẩn quẩn, không lối thoát tại nhiều vùng nông thôn Việt Nam.

Lúc nào đó, chúng ta phải làm một phóng sự đằng sau cụm từ "làng văn hóa" chúng ta có gì ? Sau làng ấy có chính sách gì hay ? Bao nhiêu người đọc sách ? Môi trường thế nào ? Bên trong các ngôi nhà mang biển hiệu văn hóa có gì ? Các công chức ở làng có trách nhiệm, trong sạch, mẫn cán với công việc hay không ? Phải nêu rõ các vấn đề này với xã hội.

Còn khi mà dọc đường hỏi chuyện học sinh, câu trả lời nhận được vẫn là "10 bạn có 9 bạn chơi game chú ạ !" thì làng văn hóa chỉ là khẩu hiệu !

sach7
Ông Nguyễn Quang Thạch trong chuyến đi bộ xuyên Việt để vận động đưa sách về nông thôn đầu năm 2015. Ảnh : nhân vật cung cấp

Hoàng Hường : Có rất nhiều chương trình phát triển nông thôn, tác động từ những chương trình này thế nào ?

Nguyễn Quang Thạch : Chúng ta có nhiều chương trình phát triển nông thôn, nhưng hầu hết không đầu tư cho văn hóa mà chỉ đầu tư các công trình như đường, chợ, nhà văn hóa... Nói cách khác, ta không thúc đẩy thay đổi nhận thức của người dân- gốc rễ của mọi vấn đề, mà đánh vào nhu cầu vật chất trước. Về mặt hữu hình, người ta thấy "đường khang trang hơn" , "Làng này có thì làng tôi cũng có nhà văn hóa to", nhưng thực ra mặt nhận thức con người không thay đổi ; thậm chí còn bị những thay đổi vật chất tác động theo hướng tiêu cực.
Hoàng Hường : Ý ông muốn nói đến việc đầu tư vật chất khi công nghệ, đường, xe máy, tóc xanh, tóc đỏ… vào làng làm đổ vỡ các giá trị văn hóa và quan hệ cộng đồng ?
Nguyễn Quang Thạch : Chính xác ! Bản thân nông thôn chúng ta thiếu nền tảng tri thức, vì thế năng lực tự kháng trước cái xấu từ bên ngoài rất yếu. Khi đưa các giá trị vật chất về càng nhiều thì bức tường tự kháng trong mỗi người nông dân sẽ mất đi, thậm chí bị tiêu diệt rất nhanh.

Thêm nữa, hiện nay có một thực trạng nguy hiểm là hầu hết cha mẹ làm nông vì mong muốn con được đi học đại học, cao đẳng nên không để các con động tay vào công việc lao động gì. Nhiều học sinh lớp 8, lớp 9 có bố mẹ làn ruộng nhưng không hề biết cấy, nhổ mạ, chăn trâu hay nấu cơm.

Khi chúng ta đặt nặng việc học lý thuyết, thiếu thực hành, kiến thức không được chuyển hóa và hình thành qua các bước lao động thì hậu quả là những công dân thiếu trách nhiệm, sống nhờ sống bám và vô cảm với cả những điều tử tế và đồng loại.
Bọn trẻ không biết kỹ năng thực hành và không biết trân trọng giá trị lao động của người khác. Tại sao nhiều con nhà nông dân lên Hà Nội không chịu đi dạy thêm, làm thêm kiếm thêm tiền mà chỉ trông chờ vào sự trợ cấp của bố mẹ ; ngoại ngữ không chịu học rồi đổ lỗi rằng học ngoại ngữ cần phải có năng khiếu.
Tôi gặp những cô bé có mẹ bán quán ngoài chợ, nhưng không chịu giúp mẹ gánh hay bán hàng vì xấu hổ. Chúng ta đã làm cho nhiều đứa trẻ không nhận dạng thế nào là giá trị cốt lõi. Con nhà nông dân mà không biết phụ giúp bố mẹ gặt lúa, cấy mạ, làm việc nhà thì thật khó chấp nhận . Mà đáng buồn thay, hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến.
Hoàng Hường : Bởi vì nhiều phụ huynh tin rằng học hành đỗ đạt là cách duy nhất để con cái họ có cơ hội sống tốt hơn, khiến trách nhiệm làm cha mẹ của họ hoàn thiện hơn. Chẳng nhẽ họ sai ?
Nguyễn Quang Thạch : Cho con cái ăn học để thoát đời nông dân, thoát làm công nhân mà thành công chức và quan chức. Những mong muốn và khát vọng đó là chính đáng. Tuy nhiên, việc chạy theo bệnh trọng bằng cấp, mong có bằng cấp để có việc làm là cách tiếp cận đã được chứng minh là sai trong thời gian qua. Nhiều ông bố bà mẹ lao lực và vay tiền nuôi con học đại học, nhưng ra trường con không tìm được việc làm, lại quay về làm công nhân. 
Thật thương cho người cha người mẹ đặt mọi kỳ vọng vào sự đổi đời của con mình để hưởng lợi khi tuổi già nhưng sự kỳ vọng không được đáp ứng khi con không thể trở thành thầy hoặc thành thợ giỏi, cuộc sống luẩn quẩn không lối thoát. Đã đến lúc chúng ta cần gọi tên đúng các giá trị xã hội. Chúng ta cần xem trọng thợ giỏi, xem trọng nông dân tạo năng suất cao. Hệ giá trị xã hội mới của xã hội là những con người làm ra sản phẩm tử tế và sống lương thiện chứ không phải là bằng cấp cao hay quan vị.


Hoàng Hường : Ông đã thu được gì từ chuyến đi bộ Hà Nội-Sài Gòn ?

Nguyễn Quang Thạch : Trước hết, tôi thấy được mặt cắt đại diện và đa chiều của xã hội Việt Nam để đưa ra những giải pháp cho một số nan đề trong lòng xã hội. Thứ hai, như kỳ vọng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản xã hội hóa xây dựng hệ thống tủ sách đến lớp học-Tủ sách Phụ huynh như tôi đã kiến nghị. Từ chuyến đi của tôi, hệ thống giáo dục mở đường ‘khoán sách’ cho người đọc trên quy mô quốc gia, tạo lượng cầu sách đặt nền móng cho nền kinh tế tri thức trong vài thập niên tới.
Hoàng Hường (thực hiện)
Nguồn : Đất Việt, 16&17/02/2016

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...