Skip to main content

Quốc hội là trường học lớn?

Bà Trần Thị Diệu Thúy (Ảnh: Giáo dục VN)



1. Lão phu một đời làm nghề gõ đầu trẻ, xưa nay vẫn tâm niệm biển học rộng không bến không bờ. Học từ tuổi vắt mũi chưa sạch đến lúc tóc bạc da mồi, học trong trường học, học trong cuộc đời, không biết bao nhiêu là đủ.

Lão phu cũng biết rằng cái sự học ở nhà trường thông qua các thí nghiệm, qua sự thử sai để từ đó người học ngộ ra chân lý. Ví như muốn tìm hiểu tác dụng một loại thuốc nào đó, không cần hỏi ý kiến ý cò các chú chuột bạch, người ta cứ xách cổ từng chú lên mà tiêm thuốc rồi mổ bụng moi gan để nghiên cứu quan sát. Nhân loại có được như hôm nay, cần tưởng nhớ đến sự hy sinh âm thầm và cao cả của loài chuột bạch. (Nhân đây, xin có ý kiến về những tượng đài ngàn tỉ. Nếu có tượng đài nào dân chúng kêu ca, ấy không phải vì sợ tốn tiền bạc, mà có thể dân chưa đồng lòng tín nhiệm những nhân vật ngồi trên các bệ đá hoa cương đó thôi. Nếu thay bằng những con chuột bạch- ân nhân của khoa học và loài người- hẳn dư luận eo xèo này nọ sẽ phẳng lặng ngay tắp lự!).

Quay lại chuyện học hành. Dạo này con trẻ không màng chuyện học hành, đi đâu cũng nghe râm ran câu đồng dao:

Việc học ngày nay đã khác rồi
Mười thèng đi học bảy thèng ngu
Hai thèng còn lại lim dim ngủ
Còn lại thèng kia nó gật gù”.

Vậy nhưng khi nghe một bà nghị sau 5 năm ngồi ghế Quốc hội, nói với bàn dân thiên hạ rằng đó là trường học lớn thì lão phu xây xẩm mặt mày như bị trúng gió độc. Nguyên văn lời bà nghị Trần Thị Diệu Thúy, đoàn quốc hội Thành phố HCM như sau:

Với tôi, Quốc hội như một trường học lớn. Năm năm ở Quốc hội giống như một chương trình học nâng cao.

Những điều học được ở Quốc hội không trường lớp nào có thể dạy mình, giúp mình có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về những vấn đề của xã hội, của đất nước.

Than ôi, trong học đường, trong phòng thí nghiệm, mỗi con chuột bạch bị phanh thây có thể mang lại cho nước một bác sĩ giỏi, nhân loại có thêm một loại thần dược ra đời. Còn như trong Quốc hội, nếu các ông bà nghị đưa ra một quyết sách sai thì bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, thậm chí máu của dân chúng chảy thành sông trước khi các ông bà nghị học thành tài.


« Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp;

Nơi quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân;

Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. »

Trước quốc dân đồng bào, nhiệm vụ của Quốc hội nặng như Thái Sơn, mà sao các vị nói ngon ơ, rằng đó là trường học lớn! Rằng đó là chương trình học nâng cao!

2. Nói đến đại biểu quốc hội, nhớ chuyện của Nhà văn Nguyễn Khải, cũng là đại biểu của thành phố HCM. Ông kể chuyện làm ông nghị của mình trong cuốn sách “Thượng đế thì cười”. Ông viết: “Đi họp vài lần hắn mới nhận ra các đại biểu ôm cặp đi họp gánh trên vai họ nhiều trách nhiệm lắm, vì dân hai phần ba, còn một phần ba là vì chính họ. Quốc hội là nơi giao dịch, thương lượng…”. Đoàn HCM luôn được xếp ngay sau hàng ghế của các lãnh đạo trung ương. Vậy nên, khi vào họp, ông nghị Nguyễn Khải có thêm một nhiệm vụ hoàn toàn bất ngờ, “hắn trở thành nhân viên chuyển thư của các hàng ghế sau tới tận tay từng vị lãnh đạo ngồi hàng ghế trên cùng”.

Nguyễn Khải tự đánh giá “suốt nhiệm kỳ năm năm, đi về bằng máy bay mỗi năm bốn lượt, lại hai tháng họp Quốc hội, nuôi ăn nuôi ở, lại chiếm một chỗ ngồi ở cơ quan quyền lực tối cao, rút cục hắn chẳng làm được tích sự gì”.


3. Làm ông bà nghị, người theo trường phái hài kịch thì hớn hở được vào một trường học lớn, người đại diện cho phái bi kịch thì ngậm ngùi chẳng làm được tích sự gì. Vậy mà xuân thu nhị kỳ, quốc hội vẫn họp hành xôm tụ lắm lắm và dân mình vẫn dán mắt vào màn hình, thành kính lắng nghe các ông bà nghị đăng đàn, cao đàm khoát luận về các kế hoạch năm năm mười năm!

Làm con dân nước Việt như thế chẳng cũng khoan khoái lắm ru!


Nguyễn Hoa Lư


Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b