Skip to main content

Virus Zika, một hiểm họa mới


zika2

Hôm 01/02/2016, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nâng mức cảnh báo lan rộng virus Zika do muỗi truyền lên mức toàn cầu chứng tỏ sự lo sợ về một đại dịch gây những hậu quả lâu dài và khôn lường do tấn công vào não của bào thai là có cơ sở vì muỗi truyền virus này có mặt trong một khu vực phân bố tới 3,9 tỷ người.

Khoảng trống bệnh học

Virus Zika được biết đến lần đầu tiên năm 1947 tại Uganda và mặc dù bệnh nhân có các triệu chứng gần giống với sốt xuất huyết hay sốt Chikungunia nhưng diễn biến lâm sàng thường thoảng qua nên vẫn thường được coi như vô hại cho tới gần đây tại Brazil.

Hiện chưa có bằng chứng trực tiếp rằng phụ nữ mang thai nhiễm Zika virus sẽ gây rối loạn phát triển não bộ và thần kinh của bào thai vì các nghiên cứu như vậy có thể vi phạm các giới hạn đạo đức y học, trong khi các nghiên cứu và thử nghiệm gián tiếp trên môi trường nuôi cấy mô thần kinh chưa chắc đã phản ánh đúng các tương tác bệnh học mà virus gây ra do không tái lập được giai đoạn phát triển của não trong bào thai.

zika3
Image copyright
Mặc dù chỉ 20% số ca nhiễm bệnh sẽ biểu hiện bệnh lý như sốt phát ban, đau xương cơ, nhức đầu v.v... nhưng tỷ lệ ảnh hưởng tới não của bào thai đang phát triển trong tử cung bệnh nhân ở những ca có biểu hiện bệnh và các ca nhẹ hơn vẫn là điều chưa biết.

Microcephaly là một bệnh trước đây được xem là dị tật bẩm sinh ở trẻ em khi các sơ sinh bị nhỏ đầu ở mức hai tới ba lần của độ lệch chuẩn so với kích thước trung bình do não phát triển lệch lạc gây rối loạn hệ thần kinh vận động, thính giác, thị giác. Dị tật xuất hiện nếu đột biến của gene Microcephalin cùng xuất hiện ở tinh trùng của cha và trứng của mẹ.

Tuy nhiên từ tháng 5/2015 tại Brazil người ta thấy tỷ lệ các trẻ em bị microcephaly tăng gấp 10 lần so với tần suất trung bình chứng đầu nhỏ bẩm sinh thường gặp tại các vùng đã xảy ra dịch Zika, đồng thời có một tương quan thống kê cao là các bà mẹ đã nhiễm virus này khi mang thai.

Các ca dị tật cũng tăng đột biến tương ứng với khi mật độ muỗi cao trong mùa mưa và trùng hợp với các đỉnh dịch của sốt xuất huyết hay sốt Chikungunia.

zika4
Image copyright Getty

Các nghiên cứu di truyền quần thể cho thấy chủng Zika hiện đang lan truyền bùng nổ tại châu Mỹ cũng tương tự tới 99% trình tự gene so với chủng đã lan truyền tại Đông Nam Á trước đây gây nên một nỗi khiếp sợ rằng nó sẽ bùng phát tiếp tại Đông Nam Á và châu Phi do muỗi truyền nó đã bản địa hóa tại các vùng lãnh thổ trên.

Đặc biệt sự lan truyền quá nhanh của virus có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng vì nhiều cộng đồng dân cư chưa hề tập nhiễm sức đề kháng với virus này.
Xét nghiệm và điều trị tốn kém

Hiện tại các cố gắng chẩn đoán chính xác cho Zika là không đơn giản và rất đắt đỏ đặc biệt là với các nước có thu nhập trung bình và thấp do các phương pháp chẩn đoán định lượng gene (Q RT-PCR) sẽ khó chính xác nếu virus đã qua giai đoạn biểu hiện trong khi đó các phản ứng miễn dịch thông thường thì rất dễ nhầm lẫn với virus sốt xuất huyết hay sốt Chikungunia do chúng cũng một họ Flavivirus.

Còn phương pháp miễn dịch đặc hiệu thì không biết là do sơ sinh mới nhiễm hay nhận từ mẹ qua nhau thai. Khuyến cáo hiện nay là làm đồng thời tất cả các xét nghiệm.

Đã có các bằng chứng rằng Zika sau khi nhiễm do muỗi truyền có thể qua quan hệ tình dục và chắc chắn lây qua đường truyền máu.
Do các lợi ích quan trọng của sữa mẹ mà cho tới nay WHO vẫn bảo lưu việc khuyến khích cho sơ sinh dùng sữa mẹ mặc dù Zika được tìm thấy trong sữa khi mẹ nhiễm virus này.
Ở các nước thu nhập thấp và trung bình, phương pháp chẩn đoán hình ảnh vẫn là một chi phí tài chính lớn cho bệnh nhân hay ngành y tế do giá thành cao trong lúc các sơ sinh nếu phát hiện nhiễm Zika sẽ liên tục phải được theo dõi bằng chẩn đoán hình ảnh não và các điều trị phức tạp khác.


Đâu là giải pháp ?

zika5
Image copyright AFP

Hiện tại Zika virus đã lan rộng trên 20 nước châu Mỹ và bắt đầu gây lây nhiễm tại chỗ do muỗi có sẵn ở địa phương gặp nguồn bệnh vãng lai, gây tâm lý lo lắng và khiếp sợ nhất là đối với các hộ gia đình trong độ tuổi sinh sản đặc biệt khi vaccine và các thuốc đặc hiệu chống virus này là chưa được tìm ra.
Muỗi truyền virus này Aedes aegypti và có khả năng lớn là cả Aedes albopictus và Aedes polynesiensis.

Hai loài đầu là các loài xâm lấn có phạm vi toàn cầu (invading species) nên có thể gặp chúng ở hầu hết các vùng cận và nhiệt đới thậm chí ôn đới trong khi khả năng tránh và kháng với nhiều thuốc diệt của các loài này đã được phát hiện đồng thời lan rộng rất nhanh.

Trong một khoảng thời gian 10-20 năm, nếu không phát minh được các thế hệ thuốc diệt côn trùng mới hay các phương pháp phòng trừ hữu hiệu, muỗi chắc chắn sẽ mang đến các thảm họa toàn cầu.

Hiện nay có hai phương pháp đang được thử nghiệm và thậm chí đã thương mại hóa là giảm nhẹ khả năng truyền bệnh của muỗi qua miễn dịch quần thể hoặc tiêu diệt muỗi bằng muỗi chuyển gene.

Phương pháp sử dụng Rickessia (Wolbachia) gây nhiễm cho muỗi nhằm tăng cường hệ miễn dịch nội tại của quần thể muỗi dẫn tới diệt virus hay ký sinh trùng khi muỗi hút máu là một ý tưởng tuyệt vời, không may Wolbachia lại đồng thời gây giảm khả năng sống, hút máu, sinh sản và tuổi thọ của muỗi vì vậy sẽ khó tồn tại và lan rộng trong quần thể tự nhiên.

zika6
Image copyright

Nguy cơ lớn nhất của giải pháp này là theo tính toán, chỉ trong vòng 10 năm, muỗi nhiễm Wolbachia sẽ mất dần khả năng kháng bệnh đồng thời nó có thể kết hợp với gene kháng thuốc, khi đó Wolbachia sẽ giúp các dòng kháng thuốc lan ra toàn quần thể muỗi và gây một thảm họa thực sự.

Muỗi chuyển gene vì thế đang dần trở thành một lựa chọn tối ưu do nó được thiết kế để tiêu diệt một loài cụ thể, không ảnh hưởng tới các côn trùng có lợi khác như ong, kiến đặc biệt khả năng kháng là khó xảy ra do tốc độ và hiệu quả tiêu diệt của phương pháp. Do chỉ có muỗi cái hút máu, nên khi chỉ thả một số lượng lớn muỗi đực gây vô sinh hay gây chết đời con sẽ làm sụp đổ quần thể muỗi tự nhiên.

Trong tương lai, các dòng muỗi chỉ sinh con đực có thể được chấp thuận sử dụng trong phòng trừ, về nguyên tắc lý thuyết chỉ cần thả "một con" muỗi đực như vậy, cả quần thể sẽ loài sẽ bị đực hóa và tuyệt diệt trong khoảng 3 năm.

Tiến sỹ Hoàng Kim Phúc
Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Oxford, Anh quốc, 02/02/2016

Từ chối trách nhiệm
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà nghiên cứu chuyên về muỗi, hiện sống tại Oxford, Anh Quốc. Nội dung bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin chung chung, không thay thế cho cho các tư vấn về chăm sóc sức khỏe từ bác sỹ hay các chuyên gia y tế. BBC không chịu trách nhiệm về các triệu chứng mà độc giả gặp phải do làm theo các thông tin nêu trong bài, cũng không ủng hộ cho các sản phẩm hay dịch vụ nào được nêu, được tư vấn trên các trang mạng. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn thấy lo ngại về sức khỏe cá nhân.
*******************************

Nỗi khiếp sợ mang tên Zika 
(PetroTimes, 02/02/2016)

Mặc dù chưa ghi nhận ca nào mắc Zika, loại virus làm teo não đang lây lan khắp châu Mỹ và một số nước châu Âu như Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ… nhưng Việt Nam lại có nguy cơ rất cao mắc bệnh này do côn trùng truyền nhiễm bệnh chính là muỗi vằn, loại muỗi gây sốt xuất huyết ở nước ta. 

Thủ phạm : Muỗi Aedes lây truyền

Hiện nay, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 21 quốc gia ở Trung và Nam Mỹ đang bị virus này tấn công, chỉ tính riêng Columbia có tới 11.000 người mắc, Brazil hơn 4.000 người mắc và 49 người đã tử vong. Bệnh này theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nguy cơ gây tử vong không cao như sốt xuất huyết nhưng lại làm teo não, ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của người nhiễm virus.

zika7
Em bé nhiễm virus Zika bị teo não, đầu nhỏ

Khi mắc virus Zika, người bệnh thường sốt cao, đau mắt đỏ, đau đầu, đau khớp, viêm nhiễm, đôi khi buồn nôn và nôn… triệu chứng rất giống với sốt xuất huyết. WHO đã khẳng định, tác nhân truyền virus Zika chính là muỗi Aedes aegypti, loại mẫu truyền bệnh sốt xuất huyết. Do hình thức truyền virus như vậy nên bệnh lây lan rất nhanh như tháng 5 năm ngoái, bệnh phát hiện đầu tiên tại Brazil, thế mà đến ngày 23-1-2016 virus này đã lan truyền tới 21 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Mỹ cùng một số quốc gia châu Âu.
Theo nghiên cứu của WHO, có hai lý do để virus Zika lây truyền nhanh đó là : người dân chưa từng phơi nhiễm với virus Zika nên không có miễn dịch trong cộng đồng ; loại muỗi Aedes truyền virus Zika phổ biến ở hầu hết các nước khu vực châu Mỹ trừ Canada và lục địa Chile. Các chuyên gia y tế khẳng định, virus Zika sẽ tiếp tục lan truyền tới hầu hết các nước và vùng lãnh thổ khu vực châu Mỹ, tại những nơi có lưu hành muỗi Aedes.

Vai trò của muỗi Aedes trong truyền virus Zika đã được khẳng định rõ ràng trong khi các đường lây truyền khác thì rất hạn chế. Tuy nhiên, trên thực tế virus Zika cũng đã được tìm thấy trong tinh dịch và cũng ghi nhận một trường hợp có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Về nhận định này, theo Tiến sĩ Trần Đình Bắc cần có thêm những bằng chứng để khẳng định việc lây truyền virus Zika qua đường tình dục.

Bên cạnh truyền qua muỗi, các nhà khoa học cũng đã chứng minh virus Zika cũng có thể lây truyền qua đường máu nhưng không phải là phổ biến. Hay các bằng chứng về việc truyền bệnh từ mẹ sang con, lây qua sữa mẹ cũng rất hạn chế. Các nghiên cứu sau diễn biến phức tạp của dịch bệnh hy vọng sẽ cung cấp thêm bằng chứng về việc truyền từ mẹ sang con khi sinh cũng như hiểu biết thêm về virus ảnh hưởng như thế nào tới trẻ sơ sinh.

Để muỗi Aedes có thể truyền virus thành dịch bệnh không hề thua kém so với dịch Ebola đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng ở châu Phi vào năm ngoái, các chuyên gia y tế của WHO khẳng định, nguyên do chính là sự biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình trạng này. Và không chỉ dịch bệnh do virus Zika sẽ còn nhiều dịch bệnh diễn biến phức tạp do tác động của biến đổi khí hậu.

Chính phủ Brazil cũng đã phân phát thuốc chống côn trùng đốt cho 400.000 phụ nữ có thai thuộc các hộ gia đình nghèo để phòng muỗi Aedes aegypti và lây nhiễm virus Zika.

Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Castro cho biết, gần 200.000 quân nhân đã được huy động để đến từng nhà tại các vùng có dịch làm công tác vệ sinh môi trường. Bộ Y tế Brazil đã cấm lễ hội ở 30 địa phương.

Các nhà chức trách thành phố Rio de Janeiro, nơi lễ hội Carnaval lớn nhất thế giới hằng năm sẽ khai mạc vào ngày 5/2 tới đang nỗ lực tiến hành các biện pháp phòng ngừa lây lan như phun thuốc muỗi tại những nơi tập trung đông người dọc bờ biển Copacabana và tại khu khán đài Sambódromo nổi tiếng, nơi có sức chứa khoảng 72.500 khán giả.

Khuyến cáo của WHO

Để phòng chống bệnh do virus Zika và những bệnh truyền nhiễm do muỗi lây truyền, WHO đã khuyến cáo rất cụ thể : Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng cách thu dọn những vật dụng đựng nước nơi muỗi có thể đẻ trứng như thùng, xô, chậu, lọ hoa, lốp xe và đậy nắp kín những nơi đựng nước sinh hoạt. Đồng thời, người dân sống trong khu vực có muỗi Aedes sinh sản cần phòng muỗi đốt bằng cách bôi hóa chất đuổi muỗi hoặc mặc quần áo dài để tránh bị muối đốt ; đóng các cửa để muỗi không vào nhà hoặc dùng lưới chống côn trùng, nằm màn khi ngủ kể cả ban ngày (khi muỗi hoạt động).

Đối với phụ nữ mang thai, WHO cũng khuyên nên được chăm sóc cẩn thận để tránh bị muỗi đốt, gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh như đang diễn ra ở Brazil. Khi đi đến vùng lưu hành virus Zika, phụ nữ nên tư vấn cán bộ y tế trước và sau khi trở về có nên mang thai hay không ; trong trường hợp đã có thai lại phơi nhiễm với virus Zika cần đến cơ sở y tế để theo dõi chặt chẽ suốt quá trình mang thai.
Ở Việt Nam, trước tình hình dịch do virus Zika diễn biến phức tạp, lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, Bộ Y tế đã thường xuyên liên hệ với WHO tại Việt Nam để nắm tình hình dịch bệnh và đồng thời đưa ra các biện pháp phòng chống, văn bản chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tiến hành giám sát và xét nghiệm xác định sự lưu hành của virus Zika tại Việt Nam.

Mặc dù, đến nay chưa có báo cáo ghi nhận sự lưu hành của virus này tại Việt Nam, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập virus Zika vào nước ta là hoàn toàn có thể, do Việt Nam lưu hành loại muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, lại giao lưu thương mại, du lịch, lao động với các nước trên thế giới, nhất là những quốc gia như Thái Lan, Đài Loan, nơi có nguy cơ virus Zika xâm nhập và lan truyền rất cao. 

Để chủ động phòng chống bệnh do virus Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân trong nước thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau : Người nhập cảnh về từ các quốc gia có lưu hành virus Zika chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. Cùng với đó là đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hằng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn ; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước ; thay nước bình hoa, bình bông ; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Hằng tuần, vệ sinh môi trường loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch…

Virus được phân lập lần đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng Zika ở Uganda và kể từ đó vẫn chủ yếu diễn ra ở châu Phi và rải rác những ổ dịch ở châu Á. Năm 2007, đảo Yap, thuộc Micronesia, báo cáo một đại dịch, khi gần 75% dân số ở đây bị nhiễm bệnh. Trung tâm Phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ trong tuần qua đã xác nhận hơn một chục trường hợp nhiễm virus Zika trên du khách trở về Mỹ. Với một số trường hợp mới đây xác định trên lãnh thổ Puerto Rico thuộc Mỹ, số các ca bệnh từ nước ngoài vào Mỹ có thể gia tăng và CDC cũng dự đoán lây truyền từ người - muỗi - người sẽ sớm xảy ra ở Mỹ.
Xuân Bách
Nguồn : Năng lượng Mới 496

**************************

Đại dịch Zika đã lan ra những 

quốc gia nào ? 
(Infonet, 03/02/2016)

Dưới đây là những quốc gia đã phát hiện các ca nhiễm virus Zika do muỗi đốt. Đại dịch Zika bùng phát đầu tiên ở Brazil, phụ nữ nhiễm loại virus này sẽ sinh con có đầu bị teo nhỏ bất thường.

Virut Zika hiện đã lan ra 27 quốc gia trên thế giới, buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong tuần này. Việc nghiên cứu về mối liên kết giữa virus Zika đối với chứng teo não ở trẻ em hiện đang được xúc tiến.
Zika chủ yếu lây từ muỗi đốt và hiện những nước Nam và Trung Mỹ là những nước bị ảnh hưởng nặng nhất. Dưới đây là danh sách những quốc gia và vùng lãnh thổ mà virus Zika đã lan ra theo dữ liệu từ Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh dịch Mỹ.

zika8
Các quốc gia và vùng lãnh thổ phát hiện có ca nhiễm virus Zika, phần lớn nằm ở khu vực Trung và Nam Mỹ.

Zika là một loại virus hiếm, lây truyền qua đường muỗi đốt và được cho là nguyên nhân dẫn đến chứng teo não ở trẻ sơ sinh ở Brazil. Trẻ mắc chứng này sẽ có đầu nhỏ bất thường và có thể dẫn đến tử vong sớm. Hơn 2.400 ca teo não đã xuất hiện ở Brazil kể từ khi virus Zika được phát hiện vào đầu năm ngoái. Tình hình đại dịch nghiêm trọng đến mức chính phủ Brazil yêu cầu các gia đình hoãn có thai.

Những triệu chứng của người nhiễm virus Zika bao gồm sốt cao, phát ban và đau đầu, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có trường hợp nào tử vong do nhiễm Zika. Hiện vẫn chưa có thuốc hay vacxin để trị virus này. Mặc dù các quan chức y tế kêu gọi người dân đề phòng, họ mong người dân hãy bình tĩnh.

"Chúng ta không có lý do gì phải lo lắng cả, người dân chỉ cần tiếp tục thực hiện những biện pháp nhằm tránh bị muỗi đốt", nghị sĩ Mỹ Pedro Pierluisi cho biết.

Time (đặc điểm phân biệt được viết hoa là TIME) là một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ. Từ "TIME" từng được tạp chí này giải thích là biểu tượng cho dòng chữ "The International Magazine of Events" (tạm dịch : một tạp chí quốc tế cho những sự kiện). Một trong những sự kiện nổi bật hàng năm là cuộc bầu chọn Nhân vật của năm (Person of the Year, trước năm 1999 là Man of the Year) trong một ấn bản đặc biệt, là những nhân vật được xem là có ảnh hưởng nhất trong mảng tin tức của năm vừa qua.
Anh Tuấn (lược dịch)

**********************



Thái Lan kêu gọi người dân bình tĩnh về 

virus Zika (RFA, 02/02/2016)

zika9
Rừng Ziika ở Uganda gần Entebbe là nơi virus Zika lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 4 năm 1947. AFP photo

Một ngày sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới lên tiếng báo động về virus Zika, Bộ Y Tế Thái Lan kêu gọi người dân bình tĩnh, đừng quá xôn xao hay lo lắng quá đáng.

Kêu gọi được đưa ra vì Thái là quốc gia đứng đầu danh sách những nước ASEAN có người bị bệnh. Danh sách này cũng cho thấy từ 2012 đến giờ, mỗi năm có 5 người Thái bị bệnh do virus Zika gây nên.

Từ đầu năm 2016 đến giờ, Bộ Y Tế Thái cho hay đã có ca bệnh đầu tiên. Người bị bệnh là một thanh niên 22 tuổi.

Riêng ở Việt Nam, tin tức phổ biến rộng rãi qua các phương tiện truyền thống cho hay Bộ Y Tế dự đoán số người từ những nước có dịch do virus Zika vào Việt Nam trong dịp Tết sẽ rất cao, do đó, những biện pháp giám sát chặt chẽ những người này sẽ được thực hiện nghiêm chỉnh.

Cục Y Tế Dự Phòng thuộc Bộ Y Tế cũng nói dù chưa ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh nào, nhưng không loại trừ khả năng nguy cơ virt Zika đã xâm nhập vào Việt Nam. Vì thế, Bộ Y Tế đưa ra các phương án phòng chống và đáp ứng các tình huống khẩn cấp.

Ngoài ra, Cục Y Tế Dự Phòng cũng khuyến cáo người dân, nhất là phụ nữ đang có thai, không nên đến các vùng đang có dịch do virus Zika gây nên.

Hoàng Kim Phúc

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b