Skip to main content

Posts

Showing posts from January, 2016

Hình ảnh: 'Hậu duệ Hai Bà Trưng' trên đảo Sumatra

Các nhà nghiên cứu ở Indonesia tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau. Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Ảnh: Cô dâu và chú rể người Minangkabau trong đám cưới. Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Ảnh: Phụ nữ Minangkabau trong trang phục truyền thống. Kiến...

Những hình ảnh ấn tượng về Tộc người rất giống người Việt cổ trên đảo Borneo

Dân tộc này cũng dùng mũ lông chim, xăm mình, ở nhà sàn, thờ rồng và chim thần… như các cư dân Việt cổ thời Hùng Vương. Đảo Borneo, hòn đảo lớn nhất Đông Nam Á thuộc lãnh thổ các quốc gia Brunei, Malaysia và Indonesia là nơi sinh sống của dân tộc Dayak – một cộng đồng người có nền văn hóa cổ xưa và độc đáo. Theo nghiên cứu lịch sử, Dayak là nhóm cư dân bản địa Borneo lâu đời. Tổ tiên của họ đã di cư từ lục địa châu Á ra đảo từ hơn 3.000 năm trước. Xã hội Dayak bắt đầu khởi sắc khi nghề luyện kim được truyền đến hòn đảo này cách nay khoảng 2.450 năm, tương ứng với cuối thời kỳ Hùng Vương ở Việt Nam. Cộng đồng Dayak gồm hàng trăm sắc tộc khác nhau cư trú rải rác khắp đảo Borneo. Họ nói hàng trăm phương ngữ khác nhau nhưng tất cả đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesien). Ở Việt Nam có nhiều dân tộc sử dụng ngữ hệ này, như dân tộc Chăm, Êđê, Gia Rai, Ra Glai và Churu. Phần lớn người Dayak sống bằng nghề làm ruộng lúa nước ven sông, làm rẫy, trồng cọ trên những ngọn đồi ...

Quyền của cảnh sát giao thông theo quy định mới

Cảnh sát giao thông từ ngày 15/2 có quyền kiểm tra giấy tờ của người ngồi trên phương tiện đang bị kiểm soát, được trưng dụng các loại phương tiện. Ngày 15/2, Thông tư 01/2016 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông có hiệu lực, thay thế Thông tư 65 ban hành ngày 30/10/2012. Theo đó, cảnh sát giao thông có quyền sau: - Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát... - Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các vi phạm hành chính... - Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện ...

Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao? (Kỳ 2)

Hố thẳm phía trước Mới đây, tin tức báo chí Úc tường thuật về chuyến đi của chiếc tàu chiến 152 của Trung Quốc ghé cảng Brisbane, Úc, trong một chuyến hải hành ngoại giao quốc tế đã làm bùng lên nhiều tranh cãi. Ngay khi tàu cập cảng, người ta nhìn thấy hầu hết thuỷ thủ của tàu 152 vội vã đi mua gom loại sữa bột trẻ em hiệu Aptamil 3, một loại sữa Úc mà mọi người dân Trung Quốc tin dùng. Liên tiếp trong nhiều năm, những vụ bê bối về sữa độc bị phát hiện ở đại lục đều khiến giới phụ huynh ai nấy đều hoảng kinh. Vì tham tiền, các nhà sản xuất sữa ở Trung Quốc đã trộn vào đó các hoá chất khiến sữa bột trở nên hấp dẫn hơn, bất chấp nguy hại. Hình ảnh các nhóm hải quân oai hùng của Bắc Kinh khệ nệ ôm các thùng sữa mang xuống tàu, khiến lời bình của dân chúng rộ lên. Trung Quốc được coi là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, hàng hoá tràn ngập khắp nơi, thế nhưng chất lượng của nó là điều làm mọi người phân vân, hay nói đúng hơn là lo sợ. Từ khi nhiều nhãn hiệu sữa bị phát hiện...

Tôi ủng hộ Thủ tướng thay đổi thể chế.

Bà Đầm xòe Mới đây được tin Thủ tướng là một trong hai người không ấn nút thông qua hiến pháp năm 2013. Có lẽ với tâm thế đó đầu năm 2014 Thủ tướng đã ra thông điệp kêu gọi thay đổi thể chế. Tôi ủng hộ thông điệp của Thủ tướng. Vì sao tôi ủng hộ. Vì tôi nhận thấy đất nước mình bị đã dồn sát vào chân tường của sự suy thoái: 1. Chính quyền đã suy thoái đến tận cùng chưa? – Rồi. 2. Nhân dân đã bỉ cực đến tận cùng chưa? – Rồi. 3. Đảng đã lộ hết sự phản động hại dân, hại nước, chống lại xu thế tiến bộ của loài người chưa? – Rồi. 4. Nhân dân muốn phế bỏ đảng chưa? – Muốn 5. Nhưng nhân dân như nhân dân Việt Nam mình đa số là cơ hội ăn theo nói leo, hành động theo bày đàn, liệu có thể có một cuộc cách mạng cam như nhiều nước trên thế giới không? – Không. 6. Vậy thì đến bao giờ nhân dân có thể vùng lên thay đổi thể chế? – Không bao giờ. 7. Con đường duy nhất để Việt Nam có thể thay đổi thể chế là con đường thượng tầng phân hóa, các phe nh...

Cần Bắt Giam Ông Nguyễn Phú Trọng

Chân dung ông Nguyễn Khắc Mai. THƯ ÔNG NGUYỄN KHẮC MAI KIẾN NGHỊ BẮT GIAM ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG Hà Nội, ngày 21-1-2016 Kính gửi: – Ông Chủ tịch nước, – Ông Thủ tướng Chính phủ Kính gửi hai ông, Tôi là một công dân có tuổi, từng rất tôn trọng tính tôn nghiêm của những thực thể xã hội thiêng liêng, như Tổ quốc, Dân tộc, Tôn giáo, Nhà nước, Gia đình, Đảng chính trị, xin kính gửi đến Chủ tịch, Thủ tướng lời thỉnh cầu sau: Nhân đọc thấy thông tin trong một bài báo tố cáo Ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư của Đảng phạm 14 tội danh đều có tính chất phản quốc, làm hại đến chủ quyền và lợi ích Quốc gia của Việt Nam. Bài báo khẳng định đây là thông tin từ 4,5 vị ủy viên TƯ Đảng đã dự Hội nghị TW14. Nhận thấy đây là một sự việc nghiêm trọng, như tôi nhận thức, nó xâm phạm đến tính tôn nghiêm của Quốc gia, của Nhà Nước, của Đảng lãnh đạo. Vì thế tôi thỉnh cầu Hai vị mấy việc sau đây: 1. Phải cho điều tra và công bố công khai ngay cho nhân dân, cho dư luận...

Tường thuật trực tiếp giải đấu vô địch UVBCT.

Xin chào các bạn khán thính giả  đang theo dõi trận đấu vô địch UVBCT. Trước mặt chúng ta là trận chung kết lịch sử đầy kịch tính giữa hai đội Đảng và Chính Phủ. Trân đấu được tổ chức trên sân vận động Ba Đình, thành phố Hà Nội.  Trên khán đài, chiếc cúp TBT đã được chuyển đến. Cho đến giờ phút này, khi mà trận đấu không còn nhiều thời gian. Chỉ vài phút nữa thôi tiếng còi kết thúc trận đấu sẽ vang lên.  Lợi thế đang nghiêng hoàn toàn về đội Đảng, hầu hết các siêu sao của đội Đảng đều đã được tung vào sân, cả ẩn danh hay chính danh. Chiến thắng đang đến gần với đội Đảng, rất gần,  bởi thế nhiều cầu thủ từ bên nước ngoài hay ẩn kỹ bấy lâu trong nước đều xuất trận. Tỷ số đang nghiêng về đội Đảng.  Nếu như diễn biến không có gì thay đổi, đội Đảng sẽ chiến thắng và người nâng cao chiếc cúp TBT lại là Nguyễn Phú Trọng.  Tất cả các cầu thủ đội Đảng đêu dâng lên tấn công, sức ép trên toàn sân. Cầu thủ Vũ Ngọc Hoàng, Võ Tiến Trung tung hoành bên hai cánh khiến đội ...

Tin NÓNG: BÙI VĂN NAM hay TÔ LÂM, và NGÔ XUÂN LỊCH hay ĐỖ BÁ TỴ

4 trường hợp uỷ viên Trung ương “đặc biệt” được giới thiệu tái cử  Nguyên Vũ VNEconomy  4 trường hợp được đề cử vào danh sách Trung ương khóa 12, để Đại hội xem xét, quyết định...  Từ trái sang: ông Uông Chu Lưu, ông Bùi Văn Nam, ông Đỗ Bá Tỵ và ông Huỳnh Phong Tranh. Bên cạnh trường hợp “đặc biệt” của ủy viên Bộ Chính trị là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương khoá 11 còn giới thiệu bốn trường hợp ủy viên Trung ương “đặc biệt” tái cử khoá 12. Đây là nguồn tin từ Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Vũ Trọng Kim. Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội Đảng lần thứ 12, ông Kim cho biết, đây là những trường hợp quá tuổi theo quy định tái cử, nhưng được đề cử vào danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa 12, để Đại hội Đảng xem xét, quyết định. Bốn trường hợp “đặc biệt” đó gồm: - Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (sinh năm 1955). - Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an...

Đại hội 12: Bất ngờ ở ‘phút 89’?

Đại hội 12 dự kiến sẽ công bố và ra mắt vị Tân Tổng bí thư của Đảng CSVN vào ngày 28/01/2016. Photo: Hoang Dinh Nam AFP. Chính trị ở Việt Nam dưới chế độ Cộng sản từ trước tới giờ luôn đơn điệu. Rất ít, hay không có, thay đổi và hiếm khi có bất ngờ. Thường bầu cử chưa diễn ra, người ta đã biết ai sẽ được bầu, ai sẽ trúng cử. Nhưng xem ra, với những gì đã và đang xẩy ra trước và trong Đại hội 12, đặc biệt trong ngày Chủ nhật 24/01 này, chính trị Việt Nam cũng có nhiều điều bất ngờ, khó đoán. Với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – một trong những người thuộc trường hợp quá tuổi – được Đại hội 12 giới thiệu tái cử, bầu cử lãnh đạo tại đại hội này cũng gay cấn, gây nhiều hồi hộp không thua gì các cuộc bầu cử ở các nước tự do, dân chủ. Mãi tới ngày hôm qua (23/01), nhiều người trong giới quan sát và dư luận Việt Nam nói chung đều cho rằng sự nghiệp chính trị của ông Dũng đã được định đoạt và sẽ kết thúc sau Đại hội 12. Trái lại, người chắc chắn sẽ ở lại và tiếp tục nắm giữ chức...