Skip to main content

PHẢN BÁC: BÀ PHÓ OÁNH – “TAM GIÁC KHÔNG CÂN” NGA – TRUNG – MỸ

THẾ NÀO LÀ TAM GIÁC KHÔNG CÂN: NGA – TRUNG – MỸ?
BBC đưa tin ngày 17/12/2015, một quan chức TC là Bà Phó Oánh mô tả quan hệ Nga – Trung – Mỹ trong thế kỷ nầy như “tam giác” 3 cạnh không đều, nhưng ràng buộc nhau và kêu gọi 3 nước lớn thông hiểu nhau để cùng phát triển.
Bà Phó Oánh, cựu đại sứ, nay là chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc Hội Tàu Cộng vừa có bài viết trên trang Foreign Policy số đón năm mới 2016 với chủ đề “Beijing and Moscow Are Close, but Not Allies” nói về quan hệ Nga – Trung. Nhung bài phân tích cũng đề cập nhiều quan điểm của chính quyền Tàu Cộng về Hoa Kỳ, Bà Phó Oánh (từng là Thứ trưởng Ngoại giao TC) gọi đây là quan hệ 3 bên như: “Một tam giác không cân”:
CẠNH NGA – TRUNG NGẮN NHẤT:
Vì 2 bên những năm qua đã giải quyết nhiều vấn đề để đi đến thông hiểu nhau rất nhiều. Tuy nhiên, bà nói rõ: “Bắc Kinh & Moscow gần gũi, nhưng không phải là đồng minh”. Theo tác giả, dù một phần xã hội có “bức xúc lịch sử” như nhà Thanh để mất đất cho Nga hoàng. Nhưng, các thể chế sau nầy đều tìm cách hợp tác với Liên Xô & Nga.
Từ năm 2013, 2 nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Vladimir Putin gặp nhau nhiều lần, nhiều hơn hẳn các cuộc gặp với lãnh đạo những nước khác, theo bà Phó Oánh. Đây là quan hệ “tích cực và ổn định” hơn cả. Quan hệ nầy thậm chí được coi là “hình mẫu” đi từ chỗ thiếu vắng niềm tin đến chỗ tốt đẹp hơn bào giờ hết.
Tôi cho rằng nhận định của bà Phó Oánh có phần lạc quan tếu và đánh giá sai lầm về quan hệ Nga – Trung. Cạnh Nga – Trung tuy ngắn mà là sẽ dài nhất ở chỗ:
[1] KHỦNG HOẢNG UKRAINE, NGA MẤT ĐỊA BÀN CHIẾN LƯỢC VÀO TAY BẮC KINH:
Trong khi TT Ptin cố gắng giữ Ukraine trong vòng kiểm soát của Nga, Putin đã mất ảnh hưởng của mình trên địa bàn quan trọng khác là “Trung Á”. Hiện các quốc gia tại Trung Á, từng thuộc Liên Xô cũ đang ngày càng ngả về phía Bắc Kinh trong lĩnh vực đầu tư và thương mại. Nga thực sự đã mất địa bàn chiến lược này vào tay Bắc Kinh.
Dấu hiệu mới nhất trong mối quan hệ kinh tế sâu sắc giữa Bắc Kinh với Trung Á là Bắc Kinh đang thực hiện dự án lên đến 16,3 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nầy, gồm các lĩnh vực đường sắt, đường bộ, đường ống dẫn dầu qua Trung Á. Nổi bật hơn cả là làm hồi sinh “Con đường tơ lụa” giữa TC và Châu Âu. Tập Cận Bình đã đề xuất ý tưởng nầy năm ngoái trong chuyến thăm Kazakhstan, quốc gia lớn nhất Trung Á. Ngoài ra, Bắc Kinh còn được ưu đải hơn trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú của khu vực Kazakhstan là một nước sản xuất dầu lớn, Kyrgyzstan còn có mỏ khoáng sản lớn, còn Turkmenistan mạnh về sản xuất khí đốt tự nhiên.
Trong thế kỷ 19, Nga và Anh giành giật nhau quyền kiểm soát tại Trung Á với chiến thắng cuối cùng thuộc về Nga. Các khu vực chủ yếu là người Hồi giáo, gồm các quốc gia: Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan từng thuộc Liên Xô vẫn có xu hướng gần Moscow ngay sau khi LX tan rã. Nhưng, tình hình đang thay đổi khi một đối thủ lớn xuất hiện là Tàu Cộng đang loại dần Nga ra khỏi hẳn sân chơi Trung Á.
[2] THỊ TRƯỜNG BRICS:
Cả hai Nga và TC còn là thành viên của nhóm thị trường mới trỗi dậy là BRICS, thành viên của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á do Bắc Kinh đở đầu là AIIB và tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tuy nhiên, nền kinh tế của Tàu Cộng khổng lồ tạo cho nước nầy có lợi thế, lấn lướt Nga trong các tổ chức nói trên. Theo ông Anita Inder Singh, GS Trung tâm Hòa Bình & Giải quyết Xung đột tại New Delhi, gọi đó là “CÁC ĐỐI TÁC KHÔNG CÂN XỨNG: TÀU & NGA TẠI VÙNG ÂU – Á” (Unequal Partners: China and Russia in Eurasia) đăng trên Website The Dipplomat ngày 3/6/2015.
[3] TRUNG Á “ĐẤU TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC” GIỮA NGA & TÀU:
Việc Nga bị bao vây kinh tế không thể cung cấp cho các nước Trung Á tài chánh và đầu tư rộng rãi mà Bắc Kinh có thể cung cấp cho các nước này. Tàu Cộng đã thay thế vai trò của Nga cung cấp tài chánh chủ yếu cho vùng Trung Á. Bắc Kinh có lý do đầu tư mạng lưới giao thông vận tải tại khu vực nầy. Các phương tiện vận chuyển tốt hơn có thể kết nối TC với các thị trường châu Âu và giúp TC gia tăng khả năng tiếp cận nguồn dầu lửa của Kazakhstan, các mỏ khoáng sản ở Kyrgyzstan và khí đốt tự nhiên Turmenistan sản xuất. Dĩ nhiên, Moscow không hài lòng vì Moscow muốn duy trì nắm giữ các công ty của họ trong lĩnh vực dầu khí của Kazkhstan.
Với thái độ bề ngoài làm ra vẻ hữu nghị, hai bên cùng có lợi, Nga cường quốc hết thời do hậu quả cưỡng chiếm Crimea, can thiệp vào Ukraina và Syria. Bắc Kinh với tham vọng trở thành siêu cường. Cả hai đang vào một cuộc ganh đua để chiếm ưu thế tại vùng Âu – Á mà Bắc Kinh đang chiếm ưu thế tại vùng Âu – Á mà Bắc Kinh đang chiếm thế thượng phong. Rõ ràng, Bắc Kinh tuyên bố là “đối tác thân cận” của Nga, nhưng Bắc Kinh lại ra sức tranh giành ảnh hưởng với Moscow ngay tại các quốc gia thuộc sân sau của Nga.
[4] SÁCH LƯỢC “2 MẶT” CỦA TẬP CẬN BÌNH ĐÂM SAU LƯNG PUTIN:
Hành động của Bắc Kinh tại khu vực Trung Á là một chứng minh rõ ràng nhất: “Sách lược 2 mặt của Bắc Kinh đối với Moscow”. Trong khi, Tập Cận Bình không tiếc lời ca tụng quan hệ hợp tác với Nga trên nhiều lãnh vực, nhưng Bắc Kinh lại hào phóng đổ vốn để loại Nga ra khỏi sân chơi tại Trung Á, trong khi các tổ chức tài chánh của họ tìm mọi cách làm khó Nga. Theo nhận định của những nhà phân tích kinh tế & tài chánh về vấn đề nầy như sau:
  • Yuri Soloviev – Phó TGĐ Vneshtorbank (Nga) – nói: “Các ngân hàng TC lo ngại gặp rắc rối nếu làm ăn với các đơn vị tài chánh của Nga, bởi bọn họ còn có nhiều mối kinh doanh với Âu Mỹ. Đối với Bắc Kinh mà nói, Mỹ, EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc đều có giá trị hơn Nga. Người Tàu rất thực tế, họ sẽ không vì Nga mà thực hiện các vụ làm ăn lỗ vốn.”
  • Vladislav Zhukovsky – Nhà Phân tích Kinh tế Nga – nói: “Thái độ của ngành tài chánh TC không ảnh hưởng quá tiêu cực tới quan hệ Nga – Trung, song lợi ích của Nga dường như không quá ý nghĩa đối với Bắc Kinh. Cảm giác mất cân bằng và bất ổn này ngày càng trở nên mạnh mẽ.”
  • Bobo Lo – Chuyên gia các vấn đề Nga – nhận xét: “Tập Cận Bình thông qua các quốc gia thuộc Liên Xô cũ để triển khai chiến lược, mở rộng lợi ích của TC manh tên “một vành đai, một con đường”. Chiến lược này va chạm tới lợi ích của Nga và kế hoạch“liên minh kinh tế Á – Âu” của TT Putin. Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ Nga – Trung.
  • Tờ Kinh tế Đức Deutsche Wirtschafts Nachrichten số ra ngày 26/7/2015 cho biết: bất chấp cái gọi là “liên minh” với Nga, những căng thẳng giữa Nga – Ukraine, Bắc Kinh đang âm thầm có mặt ở Ukraine cứu vớt nền kinh tế đang khủng khoảng của nước này. Năm 2013, Bắc Kinh đã thuê 5% đất nông nghiệp của Ukraine (rộng bằng tiểu bang trung bình của Mỹ). Năm 2014, Bắc Kinh đã mua các công ty, xí nghiệp trong lãnh vực nông nghiệp với giá bèo, chỉ bằng một nửa, thậm chí còn rẻ hơn vì chiến sự.
  • Tờ Financail Times cho biết: Đầu tháng 7/2015, Ukraine đã trở thành nhà sản xuất lương thực lớn nhất cho TC. Rõ ràng, Tập Cận Bình đang chơi trò 2 mặt tại Ukraine và nhờ đó Bắc Kinh được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc khủng khoảng ở nước này.
  • Việc Bắc Kinh khởi động đề án “Con đường tơ lụa mới” đã hoàn toàn bỏ qua lãnh thổ Nga là cú đánh mạnh vào lợi ích kinh tế của Nga. Tuyến đường sắt cao tốc Container Normad đầu tiên theo hành trình Tân Cương (TC) – Dostyk (Kazakhstan) – Aktau – Alat (Azerbaijan) và là một bộ phận cấu thành của con đường tơ lụa mới đã chính thức khai trương ngày 3/8. Điểm đặc biệt là nó không đi qua lãnh thổ Nga. Không những thế, Bắc Kinh cạnh tranh sự sống còn với Nga về các tuyến đường trung chuyển ở lục địa Á – Âu, kiểm soát các nguồn lợi về dầu mỏ, khí đốt tại Trung Á. Nga hoàn toàn bị TC loại ra khỏi sân chơi Trung Á. Con đường tơ lụa quan trọng hơn hẳn so với tuyến đường sắt xuyên Siberia của Nga. Đây là một đòn cực hiểm mà Bắc Kinh làm phá sản trục chiến lược Nga – Trung đủ sức đối phó với Mỹ & phương Tây.
  • Chính sách dân số của TC sẽ thay đổi từ 1/1/2016, nguyên tắc “mỗi gia đình sẽ có một con” sẽ được bãi bỏ. Hoa Lục sẽ có tốc độ tăng trưởng dân số nhanh chóng. Lãnh thổ TC sẽ trở nên chật chội, nhu cầu một không gian sinh tồn cho dân Tàu càng cao. Nga sẽ phải đau đầu trước sự tăng trưởng nhanh chóng nầy.
[5] TẬP CẬN BÌNH ĐANG DÒM NGÓ MIỀN VIỄN ĐÔNG CỦA NGA:
Tham vọng của Tập Cận Bình không dừng lại ở Trung Á và Ukraine, họ Tập còn dòm ngó đối với vùng lãnh thổ trên sườn phía Bắc nước Tàu. Mao Trạch Đông đã từng thổ lộ vào năm 1964: “Khu vực phía đông của hồ Baikal là của chúng ta, nó đã trở thành lãnh thổ của Nga khoảng một thế kỷ trước đây. Kể từ đó, vùng đất Vladivostok, Khabarovsk, Kamchatka, Siberia và một số khu vực khác của chúng ta thuộc về lãnh thổ Liên Bang Xô Viết,” Mao có lần than phiền với Kissinger. “Liên Bang Xô Viết” đã xẻo bớt của Trung Quốc gần 2.000.000 km2.”
Theo A.A Khraamchilin – Phó giám đốc Viện Hàn Lâm khoa học Nga – một chuyên gia uy tín của Nga, viết trên báo “Bình luận Quân sự Độc lập” đã cảnh báo những người ngồi ở Điện Kremlin rằng: “Cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống Liên bang Nga, chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta”.
Tỷ phú Oleg Deripaska kết luận vấn đề này như sau: “Nga nên tích cực hợp tác với Hoa Kỳ và Châu Âu (EU), chứ không phải Trung Quốc”.
Tác giả Artem Bit dẫn ý kiến các chuyên gia dự đoán rằng : “Trong những thập kỷ tới, sự phát triển quá nóng của nền kinh tế sẽ kéo theo sự bùng nổ các vấn đề xã hội to lớn của Trung Quốc. Để kiềm chế những xu hướng tiêu cực, Bắc Kinh sẽ cố gắng xoa dịu tâm lý bất mãn của người dân bằng các cuộc xâm lược ra bên ngoài, đồng thời tìm cách chiếm đoạt nguồn tài nguyên ở khu vực Viễn Đông của Nga”.
Theo tác giả Alexandr Khamchikhin cuốn “Rồng Thức Giấc”.Những vấn đề nội tại của TC như một nguồn gốc mối đe dọa đối với nước Nga, Bắc Kinh có thể trở thành kẻ thù của Moscow một khi vấp phải một cuộc khủng hoảng chính trị xã hội nội bộ nghiêm trọng. Bắc Kinh khi đó sẽ cố gắng dập tắt động lực phẫn nộ của quần chúng, đồng thời tìm cách chiếm đoạt nguồn tài nguyên ở Viễn Đông và Siberia của Nga.
Tác giả Khamchikhin còn khẳng định rằng, người Tàu về mặt tâm lý luôn sẵn sàng tấn công một quốc gia láng giềng thân thiện. Họ đã được nhồi sọ từ khi còn nhỏ rằng: “Vùng Viễn Đông hay ngoại Baikal vốn là lãnh thổ của TC và cần phải trả lại. Tâm lý cấp tiến nầy được củng cố bằng cách cho người Tàu ồ ạt di dân sang các vùng Viễn Đông của Nga mà không ai có thể thống kê chính xác số lượng di dân là bao nhiêu?”
[6] PUTIN ĐỀ CAO CẢNH GIÁC KHI BẮT TAY TẬP CẬN BÌNH:
Theo ông Sergey M. Rogov – giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ & Canada của Viện Hàn lâm Khoa học Nga – nhận định: Cuộc chạy đua vũ trang Mỹ, Nga, Ấn Độ & TC không giống như thời chiến tranh lạnh, nó không phải là xung đột ý thức hệ giữa chủ nghĩa Xã hội và chủ nghiã tư bản. Theo ông Rogov, Ấn Độ có thể thành đối tác chiến lược của Mỹ nhằm kềm chế TC ở Ấn Độ Dương, trong khi Nga là nhà thầu cung cấp vũ khí cho cả Ấn – Trung. TT Putin nhìn sự trỗi dậy mạnh mẽ của TC như một hiểm họa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia. Nga cần TC để đối phó với Mỹ và Nato. Nhưng, Nga cũng cần quan hệ đối tác với Ấn Độ và cả VN nhằm kềm chế ảnh hưởng của TC ở khu vực trong tầm kiểm soát.
Việc Nga bán hệ thống phòng không hiện đại S-400 cho Ấn Độ, chỉ hơn một tháng sau khi bán 24 chiến đấu cơ Su-35 cho Bắc Kinh làm Tập Cận Bình chưng hửng. Bắc Kinh mới thấy, sự khôn lõi của mình đã không qua mặt được một Putin dày dạn kinh nghiệm chính trường. Ngay cả thế giới còn phải ngạc nhiên về những mục tiêu đa dạng của nước Nga và một Putin thực dụng đến thế.
Trong đó, đáng chú ý nhất là ngoài hợp đồng mua 5 hệ thống S-400 với giá 4,5 tỷ USD, còn có các hợp đồng về trực thăng quân sự và tàu chiến. Tổng giá trị các hợp đồng được ký kết giữa Nga – Ấn lên khoảng 7 tỷ USD. Đối với New Delhi, sở hữu S-400 để cân bằng sức mạnh quân sự ở khu vực châu Á nói chung và Đông Á nói riêng. Đối với Bắc Kinh, việc Nga bán hệ thống phòng không tiên tiến cho Ấn Độ là một đòn chơi khăm của Nga. Chỉ hơn một tháng sau khi bán 24 chiếc S-35 để tạo ưu thế cho không lực TC thì nó bị vô hiệu hóa khi Ấn Độ sở hữu S-400. VN cũng đang có khả năng sở hữu S-400 trong thời gian tới.
[7] NGA TĂNG CƯỜNG LỰC LƯỢNG KHÔNG QUÂN & BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÙNG VIỄN ĐÔNG CỦA NGA:
Theo Defence News, Không quân Nga vừa điều động thêm 3 tiêm kích MiG-31 tới căn cứ Tsentralnaya Uglovaya vùng Vladivostok, Viễn Đông. Theo Roman Martov, phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương, Nga: “Với các hệ thống kỹ thuật điện tử hàng không mới nhất, các tiêm kích đánh chặn MiG-31BM là nhân tố mới đóng vai trò nâng cấp phi đội không quân tại căn cứ Tsentralnaya Uglovaya. Các hệ thống điện tử và vũ khí mới khiến MiG-31BM hiệu quả hơn 2,6 lần phiên bản cũ,” ông cho biết thêm. “Lực lượng Không quân tại Vladivostook cũng sẽ dần thay thế những tiêm kích Su-27 và MiG-31 bằng những chiến đấu cơ thế hệ mới trong năm 2016. Hiện tại, Vladivostok đã được tiếp nhận tiềm kích thế hệ mới Su-30BM.
Ngoài MiG-31BM, hồi đầu năm 2015, vùng Viễn Đông còn được tăng cường hệ thống vũ khí chiến lược bằng các hệ thống tên lửa phòng không S-400. Theo kế hoạch, sẽ có 5 hệ thống S-400 bảo vệ bầu trời khu vực nầy. Ngoài ra, BQP Nga còn trang bị cho Quân Khu phía Đông 12 tiềm kích Su-35. Các chiến đấu cơ mới sẽ được trang bị cho trung đoàn tiềm kích chiến đấu 23, đóng quân tại căn cứ Dzemga, vùng Khabarovsk ở Viễn Đông.
Theo tạp chí Defence News nhận định, những hành động liên tiếp tăng cường quân sự cho vùng Viễn Đông của Nga, rõ ràng là biện pháp đề phòng TC của Moscow. Cũng theo tạp chí nầy, không chỉ có quân sự, điện Kremlin còn có chính sách nhằm ngăn chận dòng người Tàu xâm nhập bất hợp pháp vào vùng Viễn Đông.
Theo nguồn tin này, TT Vladimir Putin đã ủng hộ việc ban hành “luật trang trại”. Theo luật nầy, chính phủ Nga sẽ cung cấp miễn phí cho bất cứ ai sẵn sàng di cư đến vùng Viễn Đông của Nga nhằm tăng cường sức sống cho vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên nhưng rất thưa thớt dân cư này. Chính phủ Nga hiện đang sở hữu 614 triệu ha đất vùng Viễn Đông (99,5% đất đai), một phần trong số đó sẽ được phân phối lại cho các công dân Nga theo kế hoạch. Bộ trưởng Phát Triển Viễn Đông Alexander Galushka cho biết, chương trình này được bắt đầu trước khi kết thúc năm 2015 hoặc đầu năm 2016.
CẠNH MỸ – TRUNG: “VỪA ĐỒNG THUẬN VỪA BẤT ĐỒNG:
Theo cách nhìn của bà Phó Oánh, quan hệ Mỹ – Trung có đồng thuận tốt trên các vấn đề kinh tế vĩ mô, biến đổi khí hậu, sức khỏe toàn cầu, chống khủng bố và chống vũ khí hạt nhân, sau các hội đàm Tập Cận Bình – Barack Obama. Nhưng, trong vấn đề Biển Nam Trung Hoa, Đài Loan, nhân quyền, thương mại và một số chủ đề khác, bà Phó Oánh thừa nhận “Bắc Kinh và Washington có thể tiếp tục có bất đồng”.
Theo tôi sự bất đồng lớn nhất giữa Washington và Bắc Kinh sẽ còn tồn tại lâu dài cho đến khi nào Bắc Kinh từ bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp tại Biển Đông. Tờ Sputnik Nga số ra ngày 30/12/2015, cơ quan Nghiên cứu Mỹ Stratfor Global Intelligence cho rằng:“Năm 2016, Mỹ sẽ tăng cường họat động ở Biển Đông, đồng thời củng cố hợp tác quân sự với các nước đối tác chiến lược tại Châu Á – TBD. Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra ở các đảo nhân tạo đang tranh chấp, đồng thời mở rộng hợp tác với một số nước ven bờ Biển Đông. Tranh chấp sẽ căng thẳng một khi Tòa Trọng tài Thường trực The Hague, Hoà Lan sẽ tuyên bố kết quả sơ bộ vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Tàu Cộng”.
Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu số ra ngày 31/12/2015, có đăng bài của học giả Chu Phong, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, Đại học Nam Kinh (TC), cho rằng: “Tình hình Biển Đông năm 2016 chắc chắn sẽ không yên ả, rủi ro xung đột thậm chí sẽ tăng cao,” ông nói.“Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành gây áp lực dưới mọi hình thức với TC trong vấn đề Biển Đông từ răn đe vũ lực, ngoại giao pháo hạm đến tổ chức tập trận ở Biển Đông, phối hợp tuần tra Biển Đông, gây áp lực Bắc Kinh từ bỏ tham vọng xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của VN.”
Ngày 29/10/2015, Tòa trọng tài Thường trực LHQ đã công bố, họ có quyền thụ lý của Philippines, đã trực tiếp thách thức yêu sách“đường lưỡi bò” vẽ bậy bạ của giới cầm quyền Bắc Kinh. Đều nầy chắc chắn sẽ đánh thẳng vào tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh tại Biển Đông. Nếu Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của Tòa án kể trên, Mỹ và các nước ven Biển Đông sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của mình. Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe không bỏ qua sự kiện nầy, sẽ coi Biển Đông là con bài chiến lược để kềm chế TC. Với việc thực hiện Luật bảo đảm an ninh mới, năm 2016, Nhật Bản chắc chắn sẽ không ngừng cùng với Hải quân Mỹ can thiệp mạnh mẽ vào Biển Đông.
Bloomberg ngày 18/12/2015 đưa tin, một cuộc tranh luận đã nổ ra trong nội bộ Bộ Ngoại Giao TC chung quanh cách ứng phó cuộc“đấu tranh pháp lý” với Philippines khởi kiện “đường lưỡi bò” của TC tại Biển Đông ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). Điều nầy sẽ gây khó khăn và phức tạp cho Tập Cận Bình thực hiện “Giấc mơ Chệt”.
Các cuộc tranh luận nội bộ cho thấy, các quan chức ngoại giao TC rất lo sợ trường hợp Philippines thắng vụ kiện này (thắng kiện là cái chắc!) sẽ khiến Bắc Kinh bị dư luận quốc tế phỉ báng. Tập Cận Bình đã gắn việc bồi đấp, xây dựng các đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông với niềm tự hào quốc gia, trọng tâm chiến lược là phục hưng dân tộc Tàu Khựa, thực hiện “giấc mơ Chệt”.
Trương Bảo Huy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – TBD, Đaị học Lĩnh Nam (HK) bình luận: “Động thái nầy cho thấy, các quan chức Bộ Ngoại Giao TC thiếu một tầm nhình chiến lược, những người có xu hướng thuần túy ngoại giao mà thiếu một nền tảng chính trị như vẫn thường thấy ở các nhà hoạch định chính sách đối ngoại cấp cao tại các nước khác”.
Nick Bisley, GS Quan hệ Quốc tế Đại học La Trobe, Melbourne nhấn mạnh: “TC cũng dễ mắc sai lầm trong chính sách đối ngoại, các vấn đề chính trị nội bộ và cạnh tranh diễn ra trong bộ máy ngoại giao khiến cho việc giải quyết các vấn đề phức tạp luôn rất khó khăn. Đây là cuộc chơi tuơng đối mới, vì thế không có gì ngạc nhiên khi họ hoang mang.”
CẠNH MỸ-NGA: “CĂNG THẲNG VÌ NHIỀU CHUYỆN”:
Cạnh “Mỹ – Nga” trong tam giác là dài nhất, hàm ý Washington và Moscow xa nhau nhất và thường xuyên căng thẳng vì nhiều hồ sơ, từ châu Âu tới Trung Đông. Đặc biệt từ khi Hoa KKỳ áp đặt cấm vận với Nga thì quan hệ này càng căng thẳng.
Theo tôi, cạnh Mỹ – Nga là ngắn nhất trong tam giác không cân Nga – Trung – Mỹ, tôi chứng minh:
[1] Thỏa thuận hạt nhân Iran và việc rút vũ khí của các phe xung đột ở miền đông Ukraine là dấu hiệu rõ nét của sự phục hồi trong quan hệ Mỹ – Nga, tờ DWN đưa ra nhận định: Dấu hiệu rõ ràng của việc phục hồi quan hệ Mỹ – Nga được thể hiện trong bài phỏng vấn của TT Obama với phóng viên Thomas Friedman của tờ New York Times vào ngày 22/7/2015.
Chỉ một vài tuần trước, giới chức Mỹ còn gọi Nga là mối đe dọa an ninh lớn nhất thế giới bên cạnh Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), tuy nhiên, giờ TT Obama lại thừa nhận rằng, thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ không thể thành công nếu thiếu Nga. Ông Obama đã đề cao vai trò xây dựng của TT Putin và đội đàm phán của Nga bằng những từ ngữ thân thiện nhất.
Theo DWN, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry đang cố gắng bình ổn lại tình hình ở Ukraine và chuyến công du đến Moscow của ông Kerry vào một tháng trước cho thấy rằng, cả 2 bên đều đã có những nổ lực đúng hướng trong việc hợp tác giải quyết khủng hoảng. Phe ly khai ở miền Đông cũng đã bắt đầu tự động rút vũ khí khỏi chiến tuyến vào ngày 18/7/2015, một dấu hiệu cho thấy tình hình Ukraine đang dần xuống thang theo đúng lộ trình.
Tuy nhiên, theo DWN, việc cải thiện quan hệ giữa Moscow và Washington khiến các nước EU lo ngại sau nhiều tháng đối đầu với Moscow do chính sách trừng phạt Nga, vốn đã gây ảnh hưởng to lớn đến kinh tế bản địa. Giải pháp hiệu quả nhất của EU hiện nay là gỡ bỏ trừng phạt Nga càng sớm càng tốt để tránh thiệt hại cho kinh tế nước mình.
[2] Chiều ngày 28/9/2015, diễn ra cuộc gặp gỡ chính thức giữa TT Barack Obama và TT Vladimir Putin, lần đầu tiên sau 2 năm. Nội dung chính thảo luận các vấn đề nóng nhất hiện nay là cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và cuộc chiến tại Syria đang gây ra một làn sóng di dân chưa từng có kể từ sau Chiến tranh lạnh. Cuộc gặp cấp cao Nga – Mỹ sẽ hướng tới phá tan băng các ngoại giao giữa Mỹ và Nga, bởi trước mắt 2 nước nầy có quá nhiều vấn đề phức tạp cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau về trách nhiệm giải quyết đối với những đề nóng toàn cầu.
[3] Vừa mới đây, tại Thượng đỉnh G20 tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, TT Obama bắt tay TT Putin. Nhưng, đến ngày 31/12/2015, TT Putin ký văn bản an ninh quốc gia coi Hoa Kỳ là mối đe dọa an ninh. Lần đầu tiên từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, Moscow nêu đích danh Washington là đối thủ. TT Putin thừa biết rằng, Mỹ không có tham vọng chiếm hữu đất đai lãnh thổ của một quốc gia khác như Tàu Cộng, ngay cả vấn đề Alaska, đã có 22.000 người dân Mỹ ký tên yêu cầu chính phủ Mỹ trả Alaska cho Nga. Có phải chăng là TT Putin đánh lạc hướng Tập Cận Bình, người bạn tốt đang đâm sau lưng mình?
KẾT LUẬN:
Bà Phó Oánh mô tả quan hệ Nga – Mỹ – Trung trong thế kỷ nầy như “tam giác” 3 cạnh không đều nhau nhưng ràng buộc nhau và kêu gọi 3 nước lớn thông hiểu nhau để cùng phát triển.
Trên thế giới ngày nay, không phải chỉ có Nga – Mỹ – Trung là nước lớn. Các nền kinh tế lớn nhất tính theo tổng sản lượng quốc nội (GDP) trong năm 2014 như sau:
  • Hoa Kỳ: 17.419.000 triệu USD
  • Tàu Cộng: 10.360.105 triệu USD.
  • Nhật Bản:4.601.461 triệu USD.
  • Đức: 3.852.556 triệu USD.
  • Anh: 2.941.886 triệu USD.
  • Pháp: 2.829.192 triệu USD.
  • Brazil: 2.346.118 triệu USD
  • Italy: 2.144.338 triệu USD.
  • Ấn Độ: 2.066.902 triệu USD.
  • Nga: 1.860.598 triệu USD.
Đế quốc Nga trên đà suy tàn vì hậu quả xâm lược Crimea, can thiệp vào Ukraina và Syria, TT Putin chỉ còn dựa vào kho vũ khí nguyên tử và sức mạnh quân sự để răn đe Mỹ và EU. Tập Cận Bình không học được của Hitler và Putin khiến Đông Nam Á ngày càng không thân thiện với Bắc Kinh trong những vụ tranh chấp lãnh thổ phi pháp. Ngoại trừ Việt Nam, các quốc gia ĐNÁ đang ngày càng phản ứng mạnh trước các hành động đe dọa chủ quyền bằng việc Bắc Kinh liên tục xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của họ. Indonesia theo gương Philippines sẽ nhờ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) phán quyết về các tuyên bố gây tranh cãi của Bắc Kinh đối với quần đảo Natuna.
Thái độ hung hăng, ngang ngược quyết đoán của Bắc Kinh trong việc tranh chấp lãnh thổ đã khiến cho Malaysia (thành viên ASEAN) ngả hẳn về phiá Mỹ và động thái mới đây vào ngày 7/12/2015, Singapore đã đồng ý cho Mỹ mượn sân bay làm bàn đạp tuần tra Biển Đông. Mỹ sẽ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon để thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Với việc Bắc Kinh đang ngày càng bị cô lập, thái độ hung hăng quyết đoán của Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ đang ngày càng đẩy các nước ĐNÁ về phía Hoa Kỳ và hoan nghinh chính sách “xoay trục về Châu Á-TBD” của Washington.
Thủ tướng Shinzo Abe và Narendra Modi đang định hình tương lai Á Châu chớ không phải Tàu Cộng. Ông Modi tin Ấn Độ và các cường quốc Á Châu khác cần phải thúc đẩy việc chống lại “tư tưởng bành trướng” của Tàu Cộng mà ông nhìn thấy họ đã xâm lấn lãnh thổ. Học giả Daniel Twining, thành viên cao cấp về châu Á từ Marshall, ngày 24/12/2015, đưa ra bình luận trên Nikkei Asian Review: “Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đang làm việc cùng nhau, thực hiện quyền của mình để định hình tương lai cho châu Á”.
Chuyến thăm Ấn Độ gần đây của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe diễn ra trong thời điểm chuyển tiếp của các cường quốc hàng đầu châu Á, Ấn Độ đã vượt Bắc Kinh trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, thị trường phát triển năng động nhất châu Á. Còn Nhật Bản trên đà phục hồi tăng trưởng kinh tế và hoạt động theo khuôn khổ pháp luật mới, giúp quốc gia này dễ dàng hơn trong việc theo đuổi hợp tác quân sự với các nước cùng chí hướng như Ấn Độ.
Bản đồ Âu – Á đang được vẽ lại khi Bắc Kinh tiến về phía Tây băng qua “con đường tơ lụa” phát triển cơ sở hạ tầng sang Trung Đông và Châu Âu, trong khi Ấn Độ nâng chính sách hướng Đông thành đạo luật. Sự tương tác của những động lực gồm một Trung Quốc phát triển chậm lại, nhưng đầy tham vọng bành trướng bá quyền, một Nhật Bản đang dần phục hồi và một Ấn Độ hiện đại hóa khẳng định mình trên toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương sẽ định hình tương lai Châu Á – TBD, chớ không phải Tàu Cộng.
Cả Ấn Độ và Nhật Bản đều có tranh chấp lãnh thổ với TC qua biên giới Himalaya và quần đảo Senkaku ở Hoa Đông. Nhưng, cả hai đều đặc biệt quan tâm đến việc tuân thủ “tự do hàng không & hàng hải ở Biển Đông” và cực lực phản đối yêu sách ngang ngược của Bắc Kinh đòi chủ quyền phi lý đối với gần toàn bộ vùng biển nầy nhằm kiểm soát các cửa ngỏ ra vào Thái Bình Dương và Hoa Đông, đe dọa trực tiếp sự chuyển vận hàng hóa của Ấn Độ với các đối tác và thị trường Đông Á.
Hội nghị thượng đỉnh Ấn – Nhật là một cuộc gặp gỡ giữa 2 nhà lãnh đạo đang tìm cách khôi phục vị thế quốc gia thông qua tăng trưởng kinh tế và chính sách đối ngoại. Nó còn báo trước một sự thay đổi của trật tự mới ở châu Á -TBD. Tương lai quan hệ Ấn – Nhật có ý nghĩa to lớn, nó chứng minh Tàu Cộng không thể thống trị châu Á-TBD, đừng nói tới tham vọng thống trị cả thế giới. Ấn Độ và Nhật Bản hợp tác và cùng làm việc với Hoa Kỳ là đối tác quan trọng nhất.
Gần đây, Ấn Độ tăng cường sức mạnh quân sự, hợp tác quốc phòng an ninh và tập trận  quân sự với các nước khác, kiểm soát vững chắc và khẳng định lợi ích quốc gia ở Biển Đông, nhằm ngăn chận TC cả trên biển và dọc theo biên giới Ấn – Trung. Theo Deccan Herald ngày 29/12/2015 cho biết, Bắc Kinh đã thông qua các kênh ngoại giao tỏ vẻ khó chịu với  Ấn Độ về việc New Delhi can thiệp sâu hơn vào tình hình Biển Đông. Bắc Kinh nói rằng, những nước ngoài Biển Đông nên tôn trọng nỗ lực của các nước “trong Biển Đông” để duy trì hòa bình và ổn định. Bắc Kinh đưa ra những lời phàn nàn sau khi Thủ tướng Narendra Modi và Thủ tướng Shinzo Abe ngày 12/12/2015 kêu gọi tất cả các nước tránh các hành động đơn phương có thể dẫn đến căng thẳng ở Biển Đông. Rõ ràng, Tàu Cộng đang luỡng đầu thọ địch. Một khi Biển Đông xảy ra xung đột, Nhật Bản có thể khóa chặt chuỗi đảo bằng trận địa tên lửa.
Vượng Báo ngày 20/12/2015 bình luận: “Từ Hoa Kỳ xuống Biển Đông, quân đội PLA đang lâm vào tình trạng trước và sau lưng đều thọ địch. Trong lúc cả thế giới dồn chú ý vào cục diện Bắc Kinh tiếp tục leo thang ở Biển Đông, Nhật Bản lại tuyên bố với báo chí Anh, thừa nhận đang thực hiện kế hoạch hệ thống trận địa tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không đặt trên 200 hòn đảo kéo dài suốt 1.400 km từ đất liền Nhật Bản cho tới Đài Loan, nhằm mụch đích cầm chân lực lượng Hải quân TC không thể bành trướng ra Tây Thái Bình Dương. Tàu chiến TC từ bờ biển phía Đông muốn tiến thẳng ra Thái Bình Dương buộc phải vượt qua hàng rào tên lửa dầy đặc nầy, nó được bố trí bắt đầu từ đảo Õsumi – Tokara – Amamai – Okinawa – Miyako – Yaeyama làm thành hình vòng cung, để giành thế thượng phong trước Hải quân TC. Phó Đô đốc Joseph Aucoin, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, xem Nhật Bản củng cố thế trận ở biển Hoa Đông là sự bổ sung cho chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ.
Trước khi chấm dứt bài viết nầy, tôi muốn nói với bà Phó Oánh nên khuyên Tập Cận Bình từ bỏ tham vọng bành trướng xuống Biển Đông, chấm dứt cải tạo bồi đấp xây dựng 7 đảo đá trong quần đảo Trường Sa của VN thành các pháo đài biển bao vây quanh hải phận Việt Nam gồm: Đá Subi – Đá Gaven – Đá Chữ Thập – Đá gạc Ma – Đá Châu Viên – Đá Tư Nghĩa – Đá Vành Khăn. Bắc Kinh đã bỏ ra hàng tỷ USD để xây dựng những đảo nhân tạo kể trên chỉ để bao vây và uy hiếp Việt Nam thì phí quá! Vì nó không thể nào chế ngự thế trận tại Biển Đông của Ấn Độ – Nhật Bản. Hải quân Hoa Kỳ chỉ cần khóa chặt đầu và cuối eo biển MALACCA thì kinh tế của TC vốn trên đà xuống dốc sẽ  nhanh chống phá sản. Mỹ đã triển khai phi cơ trinh sát hiện đại P8 Poseidon tại Singapore không ngoài mục đích trên…
                   NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...