Dân Luận: Dù sao đây cũng mới chỉ là bình luận ngoài lề, chúng ta hãy cùng chờ xem kết quả này có quá "lạc quan" hay không. Một sự thỏa hiệp giữa hai bên có nhiều khả năng xảy ra hơn là một bên thắng hoàn toàn thế.
Hạ màn!
Dũng thắng!
Chủ trương ký TPP được thông qua. Sẽ quyết định định hướng kinh tế và do đó cả định hướng về xu hướng đối ngoại của Việt Nam trong một thập kỷ tới.
Tin khác bên lề: Phiên toà xử Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh hoãn ngay trong ngày 13/01/2016, coi như một chỉ dấu của phe thắng thế và nỗ lực xoá bớt sự xấu xí trước các đối tác chính trong TPP.
Ít nhiều, cũng coi như có vài tia le lói sáng.
Khoảng tháng 5/2014, cách đây hơn một năm rưỡi, anh viết bài này: Lãnh đạo trong thời kỳ chiến tranh https://www.facebook.com/notes/lang-anh/lãnh-đạo-trong-thời-kỳ-chiến-tranh/10201184034282996. Giờ đọc lại ít nhiều vẫn có tính thời sự.
Cuối cùng, mỗi chúng ta nên làm điều gì??? Câu trả lời đây:
Kỳ bầu cử đại biểu quốc hội tới. Mỗi người hãy xứng đáng là một cử tri có nhân cách và có trách nhiệm với chính số phận của mình. Hãy xem xét thật kỹ từng ứng viên, hãy tự tay đi bỏ lá phiếu của mình. Hãy thẳng tay gạch những cái tên bạn cho là vô đạo đức hay chỉ là những kẻ bù nhìn. Kể cả việc điều đó khiến bạn phải gạch trắng danh sách khiến lá phiếu không hợp lệ. Ngay cả tình huống ấy, cũng chính là sự trưởng thành xã hội và lá phiếu của bạn sẽ được ghi nhận thành một viên đá cho nền tảng tương lai. Hãy sống có nhân cách, đừng để nỗi nhục lịch sử khi một bà nội trợ đi bỏ phiếu thay cho cả gia đình và ghi phiếu theo hướng dẫn của cảnh sát khu vực hay tổ trưởng dân phố cứ tái diễn hết kỳ này qua kỳ khác, để đất nước chìm trong tăm tối ngót 40 năm qua. Với những người có điều kiện dự các cuộc họp tiếp xúc cử tri, hãy phát động một phong trào giám sát xã hội sâu rộng: Quay clip ghi lại từng lời cam kết của các ứng viên, post rộng rãi lên mạng xã hội để khiến chúng khó có thể hành động vô trách nhiệm và đốn mạt như những gì đã diễn ra phổ biến vài thập niên qua. Hãy có trách nhiệm với chính mình, với thế hệ mai sau và với tương lai đất nước. Đó chính là nền tảng giúp xã hội này thay đổi, chứ không phải là điều gì xa xôi.
P/S: Riêng vị trí lãnh tụ trọn đời của anh, về nguyên tắc thì đại loại là không có chuyện anh từ chức. Một đời anh đi theo Đảng. Anh không yêu cầu và đề nghị điều gì, hay xin được làm vị trí gì. Đảng bảo làm gì, Đảng yêu cầu gì thì anh làm nấy. Hội nghị liên ban chấp hành TƯ Đảng các khoá nhóm họp trước đây đã bỏ phiếu với mức độ nhất trí cao, bầu trọn anh Lãng làm "Trường hợp đặc biệt" giữ chức lãnh tụ trọn đời. Chừng nào còn Đảng thì còn mình, đại loại đéo có chuyện anh từ chức nhé :P
Facebooker Nguyễn Kim: Hôm nay 13/1/2016,hội nghị trung ương lần thứ 14 họp thông qua danh sách ứng cử viên cho chức danh tổng bí thư bằng cách bỏ phiếu kín. Xét về tâm lý thì chả ông Tổng bí thư mạnh nào muốn thông qua danh sách kiểu "xanh chín" này. Nếu là ông Tổng bí thư có quyền uy thì ông ấy chỉ thích đọc danh sách đề cử để hội nghị biểu quyết thông qua bằng cách giơ tay để ông ấy còn giám sát từng uỷ viên. Nhưng lần này ông Trọng đã phải dùng phương pháp bỏ phiếu kín cho thấy ông không mạnh. Mà người mạnh trong trung ương lại là anh X. Có thể về ngắn hạn nếu một lãnh đạo không mạnh sẽ để Việt nam bất lợi khi biển Đông đang bị Trung Quốc xâm lấn nhưng Trung Quốc không thể lấy được biển Đông nếu không có sự đồng ý của Mỹ. Việc Mỹ cho tầu đi tuần tra trên biển Đông đã khẳng định biển Đông không phải của Trung Quốc. Dù không thích những ta thấy Trung Quốc cũng không dám có một hành động nào gọi là quyết liệt phản đối cuộc tuần tra này của Mỹ.
Trở lại vấn đề đại hội của đảng cộng sản Việt Nam. Một tổng bí thư không mạnh rất dễ nảy sinh ra phản ứng của một đối trọng khác mạnh hơn đó là ông Dũng. Đại hội đảng lần thứ 12 này, ông Dũng chắc chắn vẫn nằm trong danh sách đoàn chủ tịch. Vậy nếu ông Dũng không còn trong danh sách đề cử thì rất có thể ông ấy phải chơi cú chót. Phát ngôn của ông Dũng sẽ phải đánh bài ngửa như ông ấy đã từng phát ngôn ở quốc hội khi bị yêu cầu từ chức vì vụ Vinashin.
Liệu điều đó có xảy ra hay không ???
Comments
Post a Comment