Skip to main content

VÌ SAO NGUYỄN TẤN DŨNG CÓ SỐ PHIẾU ĐỀ CỬ THẤP?



Bộ Chính Trị vừa kết thúc bàn bạc về nhân sự đưa ra trung ương 14, gần như ngay sau khi tan cuộc họp ít giờ. Nhiều hãng thông tấn quốc tế như BBC, RFA đã có thông báo về kết quả nhân sự đưa ra. Trong danh sách này không có tên của Nguyễn Tấn Dũng.

Những cái tên được nêu ra là Trần Đại Quang, chủ tịch nước; Nguyễn Kim Ngân chủ tịch quốc hội; Nguyễn Xuân Phúc thủ tướng và cuối cùng là Nguyễn Phú Trọng làm TBT thêm một vài năm.

Các bản tin khiến người đọc loáng thoáng thấy Nguyễn Tấn Dũng đã bị hạ bệ và rời khỏi cuộc chơi.

Để củng cố thêm, nguồn tin khác đưa ra cho rằng ông Dũng chỉ được Bộ Chính Trị ủng hộ có 1 trên 16 phiếu giới thiệu ông ở lại.

Gần như mọi người đều cảm giác đây là bộ tứ mới chính thức ra mắt công chúng. Mọi việc đã hạ màn.

Nhưng không, đây là một sự lập lờ. Nếu đọc kỹ, chúng ta sẽ thấy đây chỉ là danh sách đề nghị của BCT giới thiệu để trung ương 14 đồng ý đem ra đại hội 12 bầu phiếu.

Và Nguyễn Tấn Dũng có phải bị thất thế không? Chẳng phải. Đương nhiên trong danh sách của BCT không có tên ông Dũng. Bởi ông Dũng vốn đã không tin tưởng sự công bằng của Bộ Chính Trị do ông Trọng dẫn dắt. Bởi vậy, ông Dũng không làm đơn xin BCT để được tái cử. Do đó BCT chỉ xét duyệt những người có đơn xin được ở lại, trong đó có ông Trọng.
Vừa là người viết đơn xin, vừa là người đứng đầu trong tổ chức xét duyệt đơn xin ấy. Ông Trọng có tên ở lại và được BCT giới thiệu làm TBT.
Với cái nghị quyết 244 mà chính ông Trọng ký, quy định là BCT đưa ai ra đề cử thì người đó được. Ngoài ra trung ương đề cử ai, người đó phải rút, vì không rút là trái nghị quyết 244.
Đây là điều khôi hài và quái gở nhất của cơ chế cộng sản, Chúng ta thường nói ở đất nước này, không có luật. Người ta thích áp dụng luật thế nào cũng được, cần thì người ta đẻ ra thông tư, nghị định để xử lý thay cho luật theo từng lúc có lợi cho họ.

Trong cuộc chơi của Đảng, trên cương vị ngừoi đứng đầu, ông Trọng tự xin tham gia trò chơi, ông vừa đóng vai ban tổ chức, lại vừa là người đặt ra điều kiện, quy tắc chơi. Thiếu nước ông soạn nghị quyết của Bộ Chính Trị ấn định ông làm TBT tiếp.

Hãy nên nhớ rằng, những danh sách mà báo chí đề cập kia, chỉ là danh sách của Bộ Chính Trị do ông Trọng làm chủ đưa ra. Một danh sách được lập ra trên những quy tắc do chính ông Trọng soạn ra.

Tất nhiên trong danh sách như thế không thể nào có tên những người mà phe ông Trọng không thích. Chẳng hạn như ông Nguyễn Thiện Nhân. Còn ông Dũng không có tên là đương nhiên, vì ông Dũng không làm đơn xin như ông Trọng, thì sao Bộ Chính Trị đứng đầu là ông Trọng xét duyệt được. Đây là cái rất khôn của ông Dũng, nếu ông đưa đơn, chắc chắn ông sẽ bị gạt. Như thế ông Dũng chả có gì để kêu ca được, ông đã gửi đơn xin người ta tức ông chấp nhận cuộc chơi người ta đặt ra. Nếu bị gạt kêu vào đâu.

Tuy ông Dũng không nạp đơn xin Bộ Chính Trị, nhưng nguồn tin tiết ra ông Dũng được BCT cho phiếu rất thấp. Tin này làm người ta cảm giác ông Dũng đồng ý luật chơi của BCT, và đã bị điểm thấp. Qua đó để cho uy tín của ông Dũng bị thấp đi.

Đây là trò mèo để bịp dư luận, như kiểu bài báo mới đây có tên Nhân Dân đặt trọn niềm tin, giao phó trách nhiệm cho Đảng dẫn dắt. Nhân Dân nào đồng ý với Đảng mà nói rằng họ giao phó cho trách nhiệm cho Đảng? Ông Dũng cũng có xin xỏ BCT bỏ phiếu đề cử ông ấy đâu, mà tin tức nói BCT bỏ phiếu thấp cho ông ấy?

Đến đây càng thấy luật văn minh, công bằng với cộng sản là một điều xa lạ. Mường tượng đến những nhà đấu tranh dân chủ, ra toà không hề được tranh luận, công tố viên đọc luật, toà xem lý lịch, người dự là người của công an Đảng. Toà tuyên án và kết thúc phiên toà.

Thật trớ trêu, số phận của người từng chỉ đạo bắt bớ, xét xử Cù Huy Hà Vũ, Trương Duy Nhất và sắp tới là Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bây giờ, ông Dũng lại là một nạn nhân của những luật chơi bất công mà chính ông từng dùng để hại người khác.

Đau đớn hơn, người điều khiển luật lại chính là đồng chí của ông, những người mà ông cũng đã bỏ nhiều công sức để bảo vệ chế độ, tức bảo vệ quyền lợi, vị trí của họ. Ông không như những người kia họ đứng hẳn về phía đối lập. Họ không bị đồng chí của họ xử ép, họ bị những kẻ họ công khai chỉ trích xử ép họ. Nhân dân hiểu họ và luôn bên họ.

Tin rằng qua vụ này, ông Dũng sẽ hiểu sự ấm ức của những người từng bị ông chỉ đạo xử ép và thân nhân cùng bạn bè họ.

Tuy nhiên thì ông Dũng vẫn còn một cửa hẹp, đó là trung ương đề nghị thêm tên ông vào danh sách tái cử, ra đến đại hội ông có được số phiều cần thiết để tiếp tục đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cấp cao.

Hoặc còn một cửa nữa đỡ phải trông đợi vào trung ương, đại hội lỡ rủi các đối thủ của ông lại giờ trở như họ từng làm. Đó là học Nguyễn Ánh, người mà đã bao lần thảm bại, nhờ hòn đảo Phú Quốc và đồng bào ở các tỉnh Nam Bộ mến yêu mà làm nên nghiệp lớn. Cửa này là sáng nhất và ở trong tay mình quyết định.


Người Buôn Gió
(13 tháng 01 2016)

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...