Skip to main content

Đại biểu dự đại hội 12 lạnh sống lưng khi biết Ngân hàng sắp vỡ nợ.

“Trong 2 năm 2014 - 2015, Ngân hàng Nhà nước không đóng góp bất kỳ một đồng nào cho Ngân sách nhà nước. Đó là chưa kế năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đang lỗ 6.090 tỷ đồng” - Đó là những con số gây sốc đối với bất kỷ ai đang quan tâm đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.





Liêu có lơi ích nhóm? 

Sau rât nhiêu tuyên bô khá hùng hồn trên diễn đàn báo chí vê việc đã ổn định tỷ giá, ổn định lãi suất, giải quyết nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước, nhưng khi FED tăng lãi suất, Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ ngay lập tức giá trị VND liên tục chao đảo. Chỉ một cơn “hắt hơi, sổ mũi” của hai nền kinh tế này đã khiến người đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam buộc phải “phá bỏ cam kết ” về việc cố định biên độ tỷ giá khiến cho doanh nghiệp trở tay không kịp. Nhưng điều đó chưa nói hết lên bức tranh toàn cảnh về sự yếu kém trong hoạt động của hệ thống ngân hàng mà căn nguyên là tư duy hành chính hóa không tuân thủ quy luật thị trường trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. 

Theo nguyên tắc kinh doanh yếu kém, thua lỗ phải đóng cửa, phá sản nhưng thực tiễn về tình trạng nợ xấu, thua lỗ của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy việc chưa có ngân hàng nào ở Việt Nam bị phá sản. Tình trạng này không phải xuất phát từ chồ ngân hàng ở Việt Nam hoạt động quá hiệu quả mà là xuất phát từ duy bao bọc của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại, của “mẹ” đối với các “con” thông qua việc mua lại, cho sáp nhập, hợp nhất, xử lý theo các biện pháp hành chính nhăm “cứu” các ngân hàng bị thua lồ. 

Lý giải cho việc làm “chẳng giống ai” này, Ngân hàng Nhà nước cho rằng nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Nhưng điều lạ là khi đặt ra quy định về bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước lại không tính đầy đủ “quyền lợi người gửi tiền” và trách nhiệm của bảo hiếm tiền gửi đối với toàn bộ khoản tiền gửi của người dân. Vậy thì việc mua lại ngân hàng có phải là vì “quyền lợi của người gửi tiền?”. Cho đến thời điếm này, Ngân hàng Nhà nước đã mua ba ngân hàng với giá 0 đồng gồm Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng Xâỵ dựng Việt Nam (VNCB) và Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) đồng thời tiến hành sáp nhập hàng loạt các ngân hàng vào với nhau, trong đó có việc nhập các ngân hàng thương mại nhà nước không năm cổ phần vào các ngân hàng do nhà nước nắm cố phần chi phối. Đối với việc “mua ngân hàng với giá 0 đồng”, nói là “0 đồng” nhưng thực chất Ngân hàng Nhà nước phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ đế duy trì sự hoạt động của các ngân hàng này. Với việc sáp nhập các ngân hàng cũng diễn ra với kịch bản tương tự.


Dù sức ép từ dư luận xã hội rất lớn, các đại biểu Quốc hội có yêu câu nhưng đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa từng công bố cho báo chí hoặc Quôc hội biết là nợ xấu không có khả năng thu hồi ở các ngân hàng đã “mua” là bao nhiêu? chi phí để sở hữu chúng, tức những khoản tiền phải bỏ ra để các ngân hàng này không rơi vào tình trạng phá sản là bao nhiêu, phương án phục hồi là như thế nào?. 

Câu hỏi đặt ra là tiền ở đâu để Ngân hàng Nhà nước duy trì sự hoạt động của các ngân hàng yếu kém này? Câu trả lời rất rõ ràng đó là tiền gửi của người dân chứ không thế là tiền nào khác. Khi cơ cấu lại Ngân hàng Xây dựng, ông Nguyễn Phước Thanh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã khăng định phải cần khoảng 40 ngàn tỉ đồng đế ổn định hoạt động Ngân hàng Xây Dựng, sau khi Ngân hàng này được Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng, trong khi tổng tài sản của NH này vào thời điểm bị mua lại là khoảng 27 ngàn tỉ đồng. Tức là có thê cân đên 1,5 lần giá trị tài sản trên số sách để ổn định 1 ngân hàng. Nếu lấy đây là chuấn đế tham chiếu, thì chúng ta cần phải có hàng nhiều trăm ngàn tỉ đồng đê ổn định hệ thống ngân hàng. Tất nhiên số tiền này không phải chi ngay mà là số tiền cần có sẵn (tính thanh khoản ngay lập tức) đế chi ra trong quá trình tái cơ cấu các Ngân hàng yếu kém, mà có thể kéo dài trong nhiều năm. Với số tiên bỏ ra lớn như vậy rõ ràng là gánh nặng vô hình làm trì trệ sự phát triển kinh tế của đất nước, vì đây là một nguồn lực không nhỏ không tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Hệ quả có thể thấy được nhưng tại sao Ngân hàng Nhà nước không dám “buông” mà vẫn cố “cứu” những ngân hàng yếu kém? Phải chăng có tính lợi nhóm ở đây? Chính vì “sự chống lưng” này mà đã có những cú làm ăn vô tội vạ của những người quản lý ngân hàng dẫn tới hàng loạt vụ án gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng đã xảy ra, để lại hệ quả không hề nhỏ cho nền kinh tế đất nước. 

Nợ xấu ngân hàng- lấy túi nọ bỏ túi kia 

Trong rất nhiều kỳ họp Quốc hội, đã có rất nhiều ý kiến của đại biểu bày tỏ sự lo lắng về tình trạng nợ xấu ngân hàng ở mức độ đặc biệt nguy hiếm bởi đã có lúc nợ xấu lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đại biểu Trần Du Lịch còn ví von nợ xấu ngân hàng giống như “cục máu đông” của nền kinh tế, nếu không giải quyết được có thế gây “đột tử”. Trước áp lực quá lớn phải giải quyết “cục máu đông”, và yêu cầu của Chính phủ phải đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% vào cuối năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã ép các ngân hàng phải đưa tỷ lệ nợ xấu xuống bằng cách bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản các tố chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. 

Tính đến giữa năm 2015, các tổ chức tín dụng đã bán lại cho VAMC 158.000 tỷ đồng nợ xấu. Sau khi “làm sạch sổ sách” bằng cách chuyến nợ cho VAMC, Ngân hàng Nhà nước hoan hỉ báo tin đã đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%. Thế nhưng sự thật khá phũ phàng là ngay sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố đã đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% thì Tổng giám đốc VAMC lại trả lời trên truyền hình rằng với số nợ xấu được mua về, tỷ lệ giải quyết được rất nhỏ. Như vậy có thế thấy việc mua bán nợ của các tổ chức tín dụng với VAMC chỉ là động tác “chuyển nợ xấu từ túi nọ sang túi kia” chứ bản chât không hề thay đổi. 

Theo các chuyên gia ngân hàng thì việc mua bán nợ xấu với VAMC chả khác nào “trò trẻ con” và “làm xiếc trên sổ sách” bởi không phải ngân hàng thuơng mại cứ bán nợ cho VAMC là khoản nợ đó được xóa hoàn toàn. Theo quy định: Sau 5 năm nếu VAMC không xử lý được hết nợ xấu thì ngân hàng thương mại phải lấy lại món nợ đó và "ôm" số nợ này. Như thế, rủi ro chính vẫn là các ngân hàng thương mại vì họ bán nợ đi mà không biết được chiết khấu và hưởng được bao nhiêu trong khi vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho các khoản nợ để giảm trừ giá trị trái phiếu. Chính vì điều này đã dẫn đến tình trạng các ngân hàng thà "ém" nợ xấu xuống dưới tỷ lệ 3% đế không phải bị "bêu danh" vào danh sách của VAMC vì đằng nào sau 5 năm nếu không xử lý hêt họ vẫn phải "ôm" lại những món nợ này. 

Đến cuối 2015, với tinh thần “triệt để xử lý nợ xấu” về dưới mức 3% , tỷ lệ nợ xấu tại phần lớn các ngân hàng được thế hiện trên so sách đã giảm đáng kê so với đầu năm. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng nợ có khả năng mất vốn vẫn tăng mạnh tại nhiều ngân hàng. Cụ thể đến giữa tháng 9/2015, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (BID) đang ôm “cục nợ” có khả năng mất vốn (nhóm 5) lên đến 5,630 tỷ đồng, tăng 72% so với đầu năm 2015. Đó là chưa kể đến khoản nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) cũng không thua kém bao nhiêu với hơn 5,100 tỷ, đẩy tổng nợ xấu của BIDV tăng 32% lên hơn 11,900 tỷ đồng. Đồng thời, nợ quá hạn của ngân hàng cũng ngất ngưởng gần 23,100 tỷ, trong đó nợ quá hạn trên 3 tháng hơn 6,400 tỷ đồng. 

Nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng Ngoại thương VN - Vietcombank (VCB) cũng vừa vượt ngưỡng 4,900 tỷ đồng, tăng 38% so với đâu năm, còn nợ quá hạn hơn 9,300 tỷ đồng. Tại Ngân hàng Công thương VN - VietinBank (CTG), nợ quá hạn hơn 8,600 tỷ, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 30% lên 2,685 tỷ đồng. Với quy mô và con số tuyệt đối nhỏ hơn nhưng tốc độ tăng nợ có khả năng mất vốn tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) nổi trội hơn cả với hơn 1,560 tỷ đồng, cao gấp 3 lần hồi đầu năm. 

Những số liệu tỷ lệ nợ xấu "đẹp như mơ" vừa được các ngân hàng công bố khiến dấy lên không ít hoài nghi, rằng đang có cuộc chạy đua công bố nợ xấu thấp nhằm che giấu nợ chứ không phải đã thực chất xử lý được nợ? 

Giải quyết nợ xấu, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là một bài toán khó, cân phải giải quyết một cách căn cơ, triệt để, thực chất thì mới mang lại hiệu quả cho nền kinh tế đất nước chứ không phải chỉ bằng những thủ thuật lấy lòng dư luận./.

Góc khuất ĐH 12

http://gockhuatdaihoi12.blogspot.ca/2016/01/hoat-ong-ngan-hang-nha-nuoc-su-that-en.html?m=1

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...