Skip to main content

Đại hội 12: Cuộc khủng hoảng toàn diện, sâu sắc và trầm trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sau những ngày chuẩn bị cho cuộc đại hội đảng CS lần thứ 12 đầy sự tốn kém và công phu, với những màn tung hứng, bưng bít cũng như dọa nạt... đại hội sẽ khai mạc vào ngày 21/1/2016.

Sự kiện một đảng độc tài đang cai trị đất nước vào đại hội kéo theo sự chú ý của một số người dân. Bởi lẽ đơn giản, dù muốn hay không, đảng vẫn là một gông cùm, một cái ách trên đầu, trên cổ dân tộc này.
Trước thềm đại hội đảng, thử nhìn lại tình thế và vị thế hiện nay của đảng, ta thấy Đảng CS đang ở vào giai đoạn khủng hoảng toàn diện, sâu sắc và trầm trọng chưa từng có.
Cuộc khủng hoảng về tư tưởng
Cũng như một thời gian dài trong "hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa", ở Việt Nam, Chủ nghĩa Marx-Lenin được xem là kim chỉ nam trong mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam để "đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội". Từ trước đến nay, hệ thống tư tưởng, chủ nghĩa này đã được dày công đưa vào mọi lĩnh vực xã hội, từ đường lối, giáo dục, hành động.
Cả hệ thống cộng sản thế giới với gần 2/3 thế kỷ đã tốn không biết bao nhiêu tiền của, công sức để tạo ra hàng loạt các nhà nghiên cứu, các nhà lý luận nhằm tô vẽ và giải thích, áp dụng chủ nghĩa này trên hệ thống Cộng sản thế giới đã có một thời đông đúc. Qua đó đặt ra mô hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản.
Thế nhưng Chủ nghĩa Mác - Lenin được áp dụng một số nơi trên thế giới mà điển hình là ở Liên bang Xô Viết, qua một thời gian ngắn ngủi 74 năm, đã đưa đến sự sụp đổ không thể cưỡng lại không chỉ về lý luận mà cả hệ thống các nước Cộng sản.
Mô hình Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản, đã được chứng minh là hệ thống mô hình xã hội độc tài và không tưởng, là chiếc bánh vẽ cho nhân loại đã nhanh chóng bị loại trừ ở hầu hết các nước trên thế giới.
Thế rồi, trước tình hình "sợi chỉ đỏ" Mark - Lenin bị đứt đoạn và bị vứt vào sọt rác lịch sử thế giới, đảng CSVN chới với, khủng hoảng về tư tưởng và đường lối. Khi đó, cái gọi là "Tư tưởng Hồ Chí Minh" xuất hiện.
Kể từ khi Cộng sản vào Việt Nam, qua cả thời kỳ dài sau 1945 rồi 1975 cũng như thời kỳ gọi là "đổi mới" 1985, người dân Việt Nam không hề nghe đến một từ, một câu nào về cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" - nhóm từ này không hề xuất hiện trong xã hội không chỉ khi Hồ Chí Minh còn sống, mà cả hàng mấy chục năm sau. Cái gọi là "Tư tưởng Hồ Chí Minh" chỉ xuất hiện tại đại hội Đảng CS lần thứ VII vào năm 1991.
Dù được quảng bá rằng: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của ông được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết, hệ thống hóa. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mark-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam". Nhìn lại, trong suốt cuộc đời Hồ Chí Minh, không hề có một hệ thống tư tưởng, học thuyết được trình bày rõ ràng. Ở đó chỉ có những bài viết, bài nói chuyện và cái gọi là "Tư tưởng Hồ Chí Minh" là những hệ thống suy diễn và lắp ghép nhằm để thay thế sự thiếu vắng một hệ thống tư tưởng cần thiết cho đảng CSVN.
Ngay trong Chủ nghĩa Mark - Lein, Lênin viết: "Thực tiễn cao hơn nhận thức, lý luận. Vì nó có ưu điểm không những của tính phổ biến mà còn của tính hiện thực trực tiếp". và "Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông".
Vậy nên, khi cái gọi là "Chủ nghĩa Mark - Lenin", cái gốc không thể còn có chỗ đứng trong lịch sử thế giới, thì cái ngọn của nó là "Tư tưởng Hồ Chí Minh" làm sao có thể tồn tại khách quan.
Khủng hoảng về lý luận
Hệ thống tư tưởng và lý luận mà đảng CSVN đang lấy làm "kim chỉ nam" cho mọi hành động của mình, đều coi việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản là mục đích.
Tuy nhiên, ngay từ khi đảng giành quyền lãnh đạo đất nước này đến nay đã hơn 70 năm, cả hệ thống Lý luận được phát huy, hệ thống giáo sư, tiến sĩ nhiều không kể xiết. Vậy mà đến này, đất nước này vẫn được Đảng dẫn dắt đi với một sự tù mù đáng sợ.
Cái gọi là "Chủ nghĩa xã hội" vẫn là bóng chim, tăm cá và chưa hề hình thành thậm chí là trong đầu óc những người giỏi trí tưởng tượng nhất mà không bị hoang tưởng.
Hai đời Tổng Bí thư Đảng CS đã thú nhận những câu nổi tiếng như sau: "Chủ nghĩa Xã hội sẽ dần dần sáng tỏ" - Nông Đức Mạnh. Còn Nguyễn Phú Trọng thì khẳng định ngay từ đầu thế kỷ 21 rằng: "Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở VN hay chưa”.
Sự tù mù đến mức tại Đại hội XI, trong phương hướng, giải pháp xây dựng Đảng vẫn phải: “Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về Đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta...”
Té ra không chỉ từ xưa đến nay, đảng đã dẫn đất nước này đi theo con đường tù mù không chỉ người dân không thông, mà ngay cả Đảng cũng chưa rõ nó là gì.
Điều e ngại không phải không có cơ sở rằng: Nhỡ mai kia, khi đến được Chủ nghĩa xã hội thật, nó sẽ là những khu trại tập trung như khu Auschwitz thời Đức Quốc xã thì sao? Mà căn cứ thực tế gần đây, thì nỗi lo sợ này không phải là không có cơ sở.
Victor Hugo đã nói rõ: "Chủ nghĩa cộng sản là giấc mơ của vài người, nhưng là cơn ác mộng của tất cả mọi người".
Khủng hoảng lãnh đạo và đường lối
Dù đảng CS luôn tự hào rằng đó là đội quân tiên phong, là trí tuệ nhân loại, là lương tâm thời đại... thì việc rõ nét nhất là đảng thiếu trầm trọng một đội ngũ lãnh đạo đủ tài và đủ tâm để có thể đảm đương được những quyền lãnh đạo mà đảng đã tự giành về mình.
Người ta đã chứng kiến một Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng với cả một quá trình 10 năm từ 2001 đến 2011 sau khi đã qua cả chục năm ở Quốc hội cũng là của đảng nốt. Thế nhưng, điều ông ta để lại là gì? Chỉ là một đám đảng viên công chức đã thành "một bầy sâu" - Trương Tấn Sang. Điều mà ông ta đạt được rõ nét nhất là cô vợ trẻ sau khi về hưu và ngôi nhà như cung điện được lan truyền trên mạng Internet.
Người dân cũng chứng kiến một Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng với biệt danh Trọng Lú. Thậm chí, một tờ báo nhà nước còn "tự hào" về TBT với biệt danh này. Điều mà ai cũng thấy được mức độ "lú" của ông ta qua các phát biểu về biển đảo, về tham nhũng, về lãnh thổ đất nước...
Không chỉ có vậy, những quan chức của đảng giữ các chức vụ khác như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng.... cũng không kém phần lú lẫn và hài hước.
Chính những người lãnh đạo như vậy đã tạo ra một hệ thống đảng viên, quan chức, công chức... không cần đề cập nhiều mà chỉ cần nhìn vào tình trạng đất nước và sự hỗn loạn của xã hội thì đủ hiểu.
 Với dàn lãnh đạo đã đề cập ở trên, họ đưa ra những chính sách kinh tế xã hội mà hậu quả nó là nền kinh tế khánh kiệt, tài nguyên bị tận diệt và đầy rẫy những sự suy đồi. Hệ thống tập đoàn kinh tế nhà nước được lấy làm chủ đạo, xây dựng thành những "quả đấm thép" đã thực sự giáng mạnh những cú thôi sơn vào mặt nhân dân với những tập đoàn đốt hàng tỷ đô la của người dân bởi tham nhũng, bởi phá sản... Kết quả hiện nay là "Cả nước làm cả năm không đủ cho doanh nghiệp nhà nước trả nợ".
Nhân nào thì quả ấy mà thôi.
Khủng hoảng lương tâm, đạo đức và chính nghĩa
Nhìn lại xã hội Việt Nam hiện nay, hệ thống tư bản đỏ gồm các đảng viên thao túng nguồn lực, vật chất, của cải của xã hội nhằm vinh thân phì gia, nhằm ăn chơi vô độ mặc cho dân nghèo xơ xác không đủ tiền đi viện, mẹ chấp nhận chết để con có tiền đi học... là hàng loạt câu chuyện cười ra nước mắt ở xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Người dân Việt Nam gần đây không lạ với những quan chức của đảng tham nhũng kinh hoàng, nuôi gái, chơi bời, mua dâm... và đủ mọi hình thức cướp bóc, phá hoại tài sản người dân dù miệng vẫn leo lẻo những điều tốt đẹp và ân nghĩa. Thế nhưng, dù hô hào mấy chục năm nay, đảng vẫn không thể làm suy giảm hệ thống tham nhũng và quốc nạn này. Chỉ vì như lời Nguyễn Phú Trọng, đảng chỉ sợ "vỡ cái bình" tham nhũng, nếu "đánh chuột".
Để thâu tóm tài sản từ người dân, hàng loạt chính sách thuế má bóc lột người dân đến tận xương tủy được thi hành.
Để thực hiện quyền lực của mình, đảng sử dụng hàng loạt con em nhân dân vào các lực lượng nuôi dưỡng bằng tiền dân nhưng "Chỉ biết còn đảng, còn mình".
Nhưng, trước hết, đảng đã khủng hoảng thật sự ở sự chính danh và chính nghĩa. Cái gọi là người dân đặt niềm tin, người dân ủy thác vào đảng lãnh đạo... đã dần dần được chứng minh bằng những hành động cụ thể ngược lại. Người dân đều hiểu rằng, những lời tuyên truyền có cánh, những chiến dịch truyền thông rộng rãi hàng hơn nửa thế kỷ qua về đảng đã bộc lộ nhiều điều dối trá và ảo tưởng.
Trong khi tự giành lấy vai trò lãnh đạo đất nước, nhưng lãnh thổ Tổ Quốc bị mất dần vào tay "bạn vàng" của mình, đảng đã không có những thái độ và biện pháp hữu hiệu để gìn giữ. Ngược lại, đảng chỉ chăm lo khư khư ngậm mồm ngồi im để giữ cái ghế độc tài cai trị của mình. Mới đây, Nguyễn Phú Trọng đã không ngần ngại nói rõ: "Nếu xảy ra đụng độ trên Biển Đông, liệu chúng ta có còn được ngồi yên ở đây để bàn Đại hội đảng được không?" Câu nói đó đã bộc lộ tất cả bản chất của đảng cộng sản.
Vậy, đạo đức và lương tâm ở đâu khi đảng đang được người dân bỏ những đồng tiền mồ hôi xương máu của mình để nuôi đảng béo tốt?
Tạm kết
Nếu kể cho hết những mặt khủng hoảng của Đảng CSVN hiện nay, hẳn còn phải tốn nhiều thời gian và giấy mực.
Duy chỉ có một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng: Sau hơn tám mươi năm tồn tại ở Việt Nam, người dân Việt Nam đã được bài học cay đắng và cuộc khủng hoảng nặng nề cái gọi là "lòng tin tuyệt đối" vào đảng của người dân đã và đang làm cho đảng ngày càng thể hiện rõ hơn bản chất của mình, điều mà cả hệ thống tuyên truyền khổng lồ không thể cứu vãn.
Bởi, ngay cả Các Mác, ông tổ của chủ nghĩa Mark - Lenin đã nói rằng: "Chỉ có loài vật mới quay lại nỗi đau của đồng loại để chăm lo cho bộ lông của mình".
Và khi người dân nhận ra điều đó, đảng hết chỗ đứng trong lòng nhân dân.
Hà Nội, ngày 21/1/2016, ngày Khai mạc đại hội đảng CSVN

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...