Ảnh bìa: Mặt giày (Internet)
Đứng thứ 4 về giá trị Passport. Giành ngôi vị Á quân về tham nhũng. Và những ông Chánh án vừa mua dâm vừa xử tội mại dâm da mặt dày nhất Vịnh Bắc Bộ. Nào mình cũng To say: Hello Viet Nam.
1. Á quân cấp hành tinh
Xin bắt đầu TKT (tin khó tin) hôm nay bằng một tin rất ngớ ngẩn: Việt Nam đã xếp hạng Á quân thế giới về tham nhũng! Chỉ sau Ấn Độ!
Nói ngớ ngẩn, bởi đánh giá này, dẫu là từ đại diện Ngân hàng thế giới, một trong những nhà tài trợ lớn của Việt Nam, nhưng đó là cái nhìn của... khoai tây.
Cái gì là điểm nóng! Cái gì là tham nhũng cao thứ 2 toàn cầu!
Xin nói ngay, PMU18; PCI; hay hiện giờ là JTC (là gì xin mời tra gúc) chỉ là những con sâu, những cá biệt thôi!
Chúng tôi có Hà Nội, TPHCM, và cả Đà Nẵng nữa, sục sạo cả năm không phát hiện vụ nào!
Chúng tôi có hội Minh thề giành “chỉ dân thề”. Có những lời thề độc 100% không tham nhũng!
Chúng tôi có công thức soi tham nhũng riêng.
Chúng tôi có công thức soi tham nhũng riêng.
Và mới tinh, hôm qua, chúng tôi lại có thêm một bộ (Tài Môi) 10 năm chưa phát hiện tham nhũng!
Chúng tôi phản đối đến cùng! Chúng tôi chống tham nhũng không thể thua Ấn Độ được!
Cán bộ chủ chốt của Thanh tra chính phủ Lào tập phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam (Ảnh: TTCP) |
2. Liêm sỉ giờ đã xa xỉ quá rồi?!
Tất nhiên, thi thoảng ở ta cũng có vài vụ tham nhũng “từ kheo chân trở xuống”.
Chẳng hạn một ông Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Cao Bá Quát - Gia Lai vừa bị khởi tố về hành vi Tham ô tài sản.
Theo Công an, lợi dụng việc chi trả tiền hỗ trợ cho học sinh bán trú, ông hiệu trưởng đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm dụng, chi trả trái quy định. Cụ thể, trong số 980 triệu đồng tiền hỗ trợ cho học sinh nhưng ông hiệu trưởng đã cắt xén 137 triệu đồng.
Tôi nhớ đến Hà Giang, đến cái vụ cho học sinh ăn mì tôm vì các cháu... ngán thịt!
Hay liêm sỉ thật sự giờ đã xa xỉ quá rồi?!
Xem tại đây
Hiệu trưởng trường Cao Bá Quát đã cắt xén 137/980 triệu tiền hỗ trợ học sinh (nongnghiep) |
3. Khi thầy cô trở thành “cung bò cạp”
Hơn 500 sinh viên đang có nguy cơ bị kỷ luật vì “tội” không đóng BHYT.
Chuyện xảy ra ở trường ĐH KHTN TPHCM và nhà trường, thẳng toẹt: Sẽ kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo; trừ điểm rèn luyện đối với những sinh viên không đóng BHYT!
Tôi phải nói ngay là tôi ủng hộ việc tự nguyện tham gia BHYT. Nó bản chất là một phép chia rủi ro, một sự tương hỗ. Có điều, cái biện pháp bắt buộc, duy trì bằng nhà trường, bằng kỷ luật đang khiến chính cả các thầy cô dị ứng!
Một thầy giáo đã comment thẳng dưới bài viết: Tôi là giáo viên nhưng giờ cũng trở thành dân đòi nợ mướn vì cái BHYT này. BGH yêu cầu bắt buộc học sinh đóng. Học sinh không có tiền cũng phải bán rồi trả góp từ từ, hàng ngày hàng tuần phải nhắc đóng, đến cuối năm học sinh không đóng đủ bắt giáo viên đến tận nhà đòi, đòi không được thì lập danh sách đưa lên ủy ban phường, chán thiệt!
Tôi có cảm giác việc ép nhà trường này đang khiến thầy cô trong mắt học trò không khác gì cô giáo cung bò cạp!
Sợ hãi thì có chứ những “kẻ đòi nợ thuê” không bao giờ tìm kiếm được sự kính trọng cả. Và vì thế, sự ác nhân bất đức này tôi nghĩ cần phải được dừng lại!
Xem tại đây
và tại đây
Việc đưa BHYT xuống thu bắt buộc tại trường học đang biến thầy cô thành những kẻ đòi nợ? (VNN) |
4. Chụp ảnh gửi cho tôi
Báo Lao Động, rất hồn nhiên đưa trên tít 2 chữ “tuyên chiến”! Ừ, “nạn quà tết” thì đúng rồi! Cầm nhiều trả lại bao nhiêu?- hỏi thế cũng không sai. Nhưng sao lại tuyên chiến! Ai tuyên và chiến với ai!
Bài báo có kể mấy chuyện tiếu lâm đọc cũng thích. Chẳng hạn ngoài chuyện quan chức Bộ Tài chính trả lại cái lọ hoa, giờ có thêm 10 năm Bộ Công Thương có 4 cán bộ trả lại quà!
Cán bộ tự giác trả quà! Nhiều bộ ngành địa phương cả 10 năm không phát hiện. Cả nước thì cả năm mới 30-32 trường hợp trả quà.
Vậy thì đường dây nóng làm gì?
Vậy thì tuyên chiến với ai!
Huống chi muốn xử lý thì cứ phải “chụp ảnh gửi cho tôi” chứ không thể lời nói gió bay bôi nhọ cán bộ ta bằng một cái thư nặc danh hay một cú điện thoại vớ va vớ vẩn được!
Xem tại đây
Trả quà chỉ có trong tiểu thuyết mà thôi! (Internet) |
Người già chuyện lại xuất hiện rồi thưa các bạn. Và đó là một câu chuyện thuộc lĩnh vực... văn nghệ.
Một ý tưởng phim boom tấn năm Thân. Ồ, không phải là hành tinh khỉ của đạo diễn Matt Reeves- Phim này cổ rồi!
Mà là một bộ phim hành động bạo lực pha chút thuyết âm mưu có thể dài tập tới năm Mậu Thân 2028. Phim ăn theo bom tấn năm Mùi “Hoa vàng- cỏ xanh” với tên gọi là “Tôi thấy khỉ già trên cỏ non”!
Mà là một bộ phim hành động bạo lực pha chút thuyết âm mưu có thể dài tập tới năm Mậu Thân 2028. Phim ăn theo bom tấn năm Mùi “Hoa vàng- cỏ xanh” với tên gọi là “Tôi thấy khỉ già trên cỏ non”!
Đọc đi bạn. Bá đạo đến từng cọng tóc!
Xem tại đây
Ảnh chế theo phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” (Internet) |
6. Da mặt dày nhất Vịnh Bắc Bộ
Tờ Tiền Phong có một bài phóng sự bá đạo về mại dâm “phố núi”. Thôi thì vẫn hình ảnh truyền thống các cô gái nhanh chậm, trá hình, mà khách hàng được gọi là “con mồi”.
Nhưng có một chi tiết cực đáng chú ý: Chánh án TAND huyện Ea Kar, Đắk Lắk Nguyễn Văn Bằng đi mua dâm và bị ghi hình đang hành sự tại “hiện trường”.
Sự thể sẽ chỉ là chuyện đàn bà - đàn ông xưa như trái đất nếu như sau đó vị chủ nhà cameraman giải thích lý do quay clip là để “đấu tranh với việc ông Bằng vừa là khách mua dâm, lại vừa ngồi ghế thẩm phán xử vợ chủ quán về tội tổ chức bán dâm”.
Ha ha. Bá đạo đến từng hạt gạo.
Mở ngoặc là sau đó chính vị Chánh án đã thừa nhận trước Huyện ủy Ea Kar rằng “nhân vật” trong clip chính là ông.
Mở ngoặc cái nữa là ông Chánh sau scandal phim heo được điều chuyển công tác lên... TAND tỉnh với lý do: Để... tự nhìn nhận lại bản thân mà khắc phục, sửa chữa.
Tôi tò mò quá. Không biết khi ngồi ghế phán quan ngài Chánh mang bộ mặt nào. Cái da mặt dày cỡ nào. Có triệu tập “nhân chứng” gái bán dâm đến không!
Xem tại đây
7. Chẳng lẽ lỗi tại ông giời?
Thưa các bạn, sự kiện 56 người Việt “mất tích” trên đảo Jeju- Hàn Quốc vừa được một tờ báo nhìn nhận - hơi tự kỷ - dưới giác độ thứ hạng của những chiếc Passport.
50 ngàn người lao động bỏ trốn!
Những phụ nữ du lịch sang Singapore bị từ chối cho nhập cảnh, bị kỳ thị như gái bán dâm!
Những siêu thị ở Thái, ở Nhật đề biển chống trộm cắp bằng tiếng Việt!
Chiến dịch chống săn bắt tê giác “cắn móng tay” mà Nam Phi giành riêng cho Việt Nam!
Cảnh người Việt trộm chó bị bắt trói quỳ trên đường phố!
Và giờ là 56 người “mất tích” ở Jeju - Hàn Quốc.
Không ngẫu nhiên, chiếc Passport Viet Nam đứng thứ 4 - từ dưới lên trong bảng xếp hạng của tổ chức xếp hạng Passportindex.org.
Chúng ta có thể tự an ủi chính mình rằng đó không phải là bản chất, không phải là hình ảnh người Việt vốn kiêu hãnh và đầy tự trọng! Nhưng nếu sau vụ này, Jeju- hòn đảo miễn visa du lịch cho gần hết thế giới từ 2002, bắt đầu quay lại chế độ visa cho người Việt thì đúng chúng ta còn trách ai khác ngoài chính mình?!
Tôi thấy tổn thương! Và ở vị trí của một người viết báo, tôi sẽ không mở ngoặc kép gọi việc trốn ở lại là “mất tích”. Điều đó là không công bằng với những đồng bào tự trọng và đang bằng những hành động nhỏ bé nhất để gìn giữ hình ảnh người Việt, hình ảnh tổ quốc mình!
Và lần này, không giỡn chơi. Hãy làm gì đó để thực sự người ta nghĩ về người Việt đẹp đẽ kiêu hùng như Hello Viet Nam!
Xem tại đây
Người Việt từng bị bắt quỳ giữa phố vì ăn trộm chó ở Đài Loan (Internet) |
8. Ấn tượng hôm nay: Có một người cha đang tuyệt vọng
Hôm qua, tôi bắt gặp bức ảnh một người cha rong ruổi, xác xơ với một tấm biển tìm con thất lạc.
Đã nửa năm rồi, người cha khốn khổ ấy đã rong ruổi khắp mọi miền đất nước tìm đứa con trai giờ chừng 3 tuổi bị bắt cóc ngày 21.6 năm ngoái! Công an Lâm Đồng đã lập chuyên án rồi mà từ đó đến giờ vẫn “chưa rõ nguyên nhân”.
Tôi cũng là một người cha. Tôi biết chắc là ông ấy sẽ không dừng lại dẫu là trong ánh mắt thẫn thờ đến vô hồn kia có gì đó như là tuyệt vọng.
Xây tháp mà làm gì các bạn! Làm ơn hãy chia sẽ hình ảnh cháu Vương! để biết đâu, ông giời có mắt.
Chuyện cổ tích từ ngàn đời nay bao giờ cũng có một cái kết. Phải chăng được viết nên bởi tình cảm và sự sẻ chia giữa những con người?!
Xem tại đây
Người cha nửa năm rong ruổi tìm con thất lạc (ttvn) |
Hình cháu bé mất tích
ĐÀO TUẤN (TỔNG HỢP)
|
Comments
Post a Comment