"...Nhắc đến Đinh Cường, người yêu nghệ thuật nghĩ ngay đến dòng tranh thiếu phụ đài các, ẩn hiện bên thành quách rêu phong; trong cảnh có người và trong người có cảnh, rất mỹ miều và sang trọng..."
Họa sĩ Đinh Cường
Tôi vừa hay tin Họa sĩ Đinh Cường ra đi tối ngày 8 tháng 1 năm 2016. Một buổi tối Paris mưa âm thầm, nhè nhẹ tiễn chân anh đi về cõi khác đời. Đinh Cường là một họa sĩ tài danh, có nhiều tác phẩm và nhiền bạn bè trong mọi giới. Riêng tôi và Họa sĩ Đinh Cường có vài kỹ niệm với nàng An, vui nhau bên "cốc bia hơi" của thời cải thiện, tại báo Lao Động trước nhà thờ Đức Bà Sài Gòn năm 1981. Ba chúng tôi nghiệp đời khác nhau, anh Đinh Cường Họa sĩ, nàng An báo chí, còn tôi Nhiếp ảnh gia. Thời ấy tình tràng hơn cả cốc bia hơi, không bao lâu mỗi người đi mỗi hướng, cảnh chia tay hẹn sau này hội ngộ. Đến năm 1983 tôi đi Pháp, năm 1989 anh Đinh Cường đi Hoa Kỳ, quê nhà chỉ còn lại nàng An, riêng Họa sĩ Đinh Cường hội ngộ với tôi hai lần tại Paris, còn nàng An đã 33 năm chưa gặp lại, nếu ngày ấy có hội ngộ cũng không còn vui như thuở ấy. Hôm nay, tôi và nàng An từ xa thắp nén hương lòng dâng lên thiên cảnh quyện vào linh hồn anh vẽ thành chân dung siên thoát, tỏa ngát lời thơ trong tranh thiếu nữ.
Họa sĩ Đinh Cường sinh năm 1939, tại Thủ Dầu Một - Bình Dương; tốt nghiệp Trường cao đẳng mỹ thuật Huế năm 1963, đến năm 1964 tốt nghiệp giáo khoa hội họa Trường cao đẳng mỹ thuật Gia Định.
Họa sĩ Đinh Cường có thời gian dài dạy hội họa ở Huế, tại Trường nữ trung học Đồng Khánh và Trường cao đẳng mỹ thuật Huế. Năm 1989, ông sang Hoa Kỳ định cư ở tiểu ban Virginia cùng vợ và ba người con.
Họa sĩ Đinh Cường bệnh một thời gian khá dài đã trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện tiểu bang Virginia-Hoa Kỳ, vào lúc 21g40 giờ địa phương, ngày 8/1/2016.
Xưởng vẽ Đinh Cường
Họa sĩ Đinh Cường ra đi và để lại những người bạn thân thương như Bửu Ý, Phạm Văn Hạng, Nguyễn Trung, Lê Tài Điển, Nguyễn Cầm, Trương Đình Quế và Trịnh Cung là những người bạn thân thiết trong cả cuộc sống lẫn nghệ thuật.
Trong một lần viết về Đinh Cường, nhạc sĩ họ Trịnh cho rằng: "Trong hội họa, tôi gọi Đinh Cường là thi sĩ của hoài niệm". Điều này, có lẽ do họa sĩ Đinh Cường đã định hình được một phong cách sáng tạo riêng cho mình.
Nhắc đến Đinh Cường, người yêu nghệ thuật nghĩ ngay đến dòng tranh thiếu phụ đài các, ẩn hiện bên thành quách rêu phong; trong cảnh có người và trong người có cảnh, rất mỹ miều và sang trọng...
Bên hồ Đà Lạt
Thiếu nữ trong Thành Nội
Thiếu nữ và hoa dogwood
Huỳnh Tâm
Comments
Post a Comment