Skip to main content

30/4, nói về một cuộc chiến thống nhất khác

Tuấn Khanh (Ba Sàm) – Sau khi cá và biển chết, những con người Việt Nam đầu tiên chịu nạn bởi ánh hào quang phát triển XHCN đang bắt đầu quằn quại trên đất liền. Miền Trung giàu có biển khơi sẽ còn nhiều năm nữa nằm trong sự sợ hãi của khách du lịch toàn cầu, bởi sự chọn lựa dứt khoát giữa thép và cá tôm từ chính quyền.

Bản đồ người TQ có mặt khắp lãnh thổ VN
và những công nhân TQ ở VN. Nguồn: internet
41 năm sau ngày chấm dứt cuộc chiến tranh có tên gọi thống nhất Bắc Nam, vào 30/4 năm nay, nhân dân Việt Nam lại có dịp nhìn thấy một cuộc chiến “thống nhất” khác đang phủ bóng lên quê hương mình: Cuộc chiến âm thầm từ lâu mang bóng dáng của người bạn Trung Quốc.
Chưa bao giờ trên trên toàn Việt Nam, nỗi sợ hãi có tên gọi Trung Quốc đang hình thành rõ như vậy, bao gồm thực phẩm, hàng hoá, văn hoá mới, môi trường, chính trị… Khắp nơi, một cuộc chiến không tiếng súng đang diễn ra nhưng thất bại luôn thuộc về con người Việt Nam.
Mỗi lúc càng không thể chối cãi: nạn ung thư về thực phẩm tăng nhanh trong toàn dân, nền kinh tế lệ thuộc leo thang một cách ngu ngốc vào Bắc Kinh, biển và đất liền bị công khai cưỡng đoạt dần dần, người Trung Quốc di cư ồ ạt và thiếu minh bạch vào Việt Nam, biến nhiều điểm quan yếu của tổ quốc thành tô giới riêng của người Trung Quốc.
Thậm chí năm 2016, đã có những nơi chỉ buôn bán, sinh hoạt cho người Trung Quốc và dùng tiền nhân dân tệ, không tiếp người Việt. Giai đoạn mới cuộc chiến “thống nhất” đã đến.
Mới đây, từ thảm hoạ môi sinh kinh hoàng xảy ra ở Vũng Áng, nhiều người Việt vẫn nghĩ rằng Formosa Hà Tĩnh chỉ là công ty Đài Loan. Thế nhưng tiết lộ trên trang web mang tên Trần Đại Quang, tên của chủ tịch nước hiện tại ở Việt Nam, cho biếthệ thống đó hoàn toàn là Trung Quốc.
Tin cho biết, theo công văn số 1407114 của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đề đạt với chính quyền Hà Tĩnh về số lượng nhà thầu làm việc cho hệ thống này, thì trong số 28 công ty thầu, đã có đến 25 công ty Trung Quốc (không phải Đài Loan), chỉ có 3 công ty Việt Nam. Số lượng công nhân Trung Quốc cũng lên đến 10.000 người.
Bài viết trên trang web Trần Đại Quang làm một phân tích ngắn về số tiền đầu tư và cổ phần mà các công ty mang mác Đài Loan đại diện ở Vũng Áng, đã chỉ ra một khoảng trống bí mật, cho thấy các công ty vỏ bọc này sau một thời gian ra mặt đã im lặng rút dần, nhường chỗ cho “ông chủ” mới, ẩn danh, chiếm gần 50% vốn. Nguyên văn của bài viết, khẳng định rằng “Formosa Hà Tĩnh không còn là doanh nghiệp nước ngoài 100% vốn Đài Loan như đã đăng ký“.
Với cái cách hết sức trịch thượng và được ưu ái kỳ lạ, hơn hẳn mọi quốc gia khác trên đất nước này, chúng ta hãy im lặng tự xét giờ đây Formosa Hà Tĩnh là ai.
Với cái cách bẻ cong được mọi thứ, đủ sức đẩy được thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân bước ra đọc một thông cáo lừa dối và bệnh hoạn vào ngày 27/4, để bao che tội ác cho Formosa, chúng ta hãy im lặng tự xét giờ đây Formosa Hà Tĩnh là ai.
Câu chuyện Formosa giống như là một phần, trong chương trình chiến tranh im lặng “giải phóng” Việt Nam, bắt đầu bằng cuộc tận diệt môi sinh và con người suốt hàng trăm cây số bờ biển.
Sự kiện này chỉ là một giọt nước làm tràn ly, nhắc mọi người dân nhớ rằng từ sau 30/4 của hơn 40 năm trước, về một cuộc “giải phóng” khác từ người bạn Trung Quốc. Và họ đang thống nhất dần dần đất nước Việt bằng chiếm đóng, nạo vét tài nguyên, kiểm soát các điểm trọng yếu quốc phòng, tàn phá thiên nhiêm và sức sống của một dân tộc. Dĩ nhiên, còn phải với sự tiếp tay của những kẻ buôn quê hương, bán dân tộc.
Suốt hơn 40 năm nay, người dân Việt đã “kháng chiến” âm thầm trong ý thức, kể cả với tuyệt vọng. Họ chịu đựng sự đàn áp từ những kẻ có quyền vốn muốn bắt tay, quỳ luỵ với Trung Quốc. Cuộc kháng chiến đủ hình thái, bắt đầu từ việc đặt câu hỏi thắc mắc Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan giờ ở đâu, cho đến xuống đường phản đối chống Trung Quốc giết hại ngư dân Việt, chống đồng hoá và thậm chí tự mình “kháng chiến” mỗi ngày khi bước ra ngõ, đến chợ… đều hỏi nguồn gốc món hàng có phải từ Trung Quốc hay không.
Cuộc kháng chiến để sống sót tự phát đó, nhiều lúc trở thành nghịch cảnh vì bị các quan chức, chính quyền bác bỏ, thậm chí khuyến cáo người dân hãy đầu hàng. Nhân dân bị kêu gọi hãy chấp nhận cuộc “giải phóng” mới bằng ngôn ngữ khốn nạn như thực phẩm độc nhưng ăn được, hàng lậu thối nát Trung Quốc được làm ngơ ầm ầm nhập qua biên giới, các dự án nhận đút lót luôn mời và ưu tiên cho các nhà thầu Trung Quốc xây dựng những sản phẩm tồi tệ chết người trên toàn quốc gia…
Trung Quốc, bằng cách nào đó, đã biến dân tộc Việt Nam thành một quốc gia công dân hạng hai. Bất kỳ ai khi nói về sự sai trái và tàn bạo của họ, chỉ được nói vu vơ là “người lạ”, như một sự kỵ huý. Một sự trấn áp về tinh thần hiện rõ trong truyền thông nhà nước, mỗi khi muốn đề cập nhắc đến đại quốc. Sự trấn áp hiện rõ từ bảng thông cáo vừa qua của Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc Formosa “vô can” với thảm hoạ chất thải hoá học độc hại.
Những ngày cuối tháng 4/2016, những con cá chết nằm dọc bờ biển Việt Nam như những xác người, nhắc cho hàng triệu người nhớ về một cuộc chiến từ năm 1975 đã dừng tiếng súng, nhưng rồi mở ra một cuộc chiến khác khốc liệt hơn. Cuộc chiến không có tiếng súng, chỉ có tiếng vỗ tay, hoa, hữu nghị và những mất mát lớn lao không được nhắc tên. Một cuộc chiến mà toàn dân tộc Việt, đất nước Việt đang là kẻ chiến bại.
Những con cá biển miền Trung đáng thương không có quốc hội để kêu than. Chúng chết lặng lẽ ngay trên bến bờ của hy vọng. Chúng chết ngay tại chỗ đã ngàn đời dung thân. Có khác gì những người dân nghèo ven biển, đen đủi và im lặng cầm trên tay con cá chết nhìn chúng ta như những bóng ma chết oan. Hàng triệu triệu giòi bọ đang lúc nhúc rứt rỉa các thân cá chết lúc này. Những kẻ làm ngơ thảm cảnh hay chỉ muốn cố bám víu quyền lợi Bắc Kinh, cũng đang rứt rỉa sinh lực cuối cùng của quê hương này.
Một cuộc thống nhất khác, ngay từ sau 30/4 của nhiều thập niên trước. Trên tấm bản đồ đầy những điểm đánh dấu sự có mặt của người Trung Quốc, nhân danh thịnh vượng, bạn hãy làm một đường nối tất cả, để nhận ra đó là hình thù một tấm lưới lớn. Chúng ta rồi như cá, không còn đường đến với biển khơi tự do, và chỉ còn được sống – ăn loại thức ăn nào mà họ đã chọn. Như những con cá trong lưới, nhưng chúng ta được chết trong “thống nhất” mà không được giãy giụa hay cất tiếng.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...