Skip to main content

Cá chết hàng loạt tại miền Trung: ‘Con cáo’ đã lộ đuôi!

Cao Huy Huân (VOA Blog) – Hôm rồi lướt mạng báo chí Việt Nam, thấy trên trang VTC có đăng một clip phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh,về vụ cá biển khu vực miền trung Việt Nam chết hàng loạt. Rất bất ngờ khi bác giám đốc nói tiếng Việt khá sỏi thẳng thắn và mạnh dạn khẳng định với thái độ đầy thách thức rằng “vì không phải được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm”. Xin dẫn lại lời ông Chu trước ống kính VTC: “Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại. Người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá”.
Đoạn clip ngay lập tức khiến dư luận Việt Nam sôi sục. Có lẽ từ khi bước chân vào Việt Nam làm kinh doanh đến nay, đây là lần đầu tiên lãnh đạo tập đoàn đầy tai tiếng, lắm bê bối trên báo chí này phát ngôn đầy tính “chân thật, thiệt thà” đến như vậy. Phát ngôn của ông Chu, về mặt luật pháp không có gì sai, gần như chắn chắn là như vậy. Ông ta đơn thuần áp dụng một cách vô cùng đơn phương cái lý thuyết thuộc về kinh tế học, đó là “sự đánh đổi”. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta cũng hay nói với nhau rằng cái gì cũng có hai mặt, lựa chọn nào cũng có đánh đổi. Bản thân tôi, một người duy lý, cũng thừa nhận rằng để có nhiều tiền, ngoài chất xám và công sức thì môi trường xung quanh (tài nguyên, không khí, nước, đất,…) cũng phải trả giá.
Thực tế cho thấy ở nhiều nơi trên thế giới, ngay cả tại các nước phát triển, môi trường bị ô nhiễm là điều không phải hiếm. Nước Mỹ từng đau đầu với các “vùng sông chết” vì chất thải nông nghiệp trên sông Mississippi, khiến cả những sinh vật mạnh mẽ nhất còn phải chết, nói chi đến cá đến tôm. Vài dòng sông của Nhật Bản bầm dập vì bồi lấp rồi lại moi lên khi mở rộng quá trình công nghiệp hóa. Hay như Trung Quốc, cái giá của GDP cao vào hàng thứ hai thế giới chính là một bầu không khi mù khô tràn ngập các thành phố lớn. Các nước lân cận Việt Nam, tôi từng tham khảo qua, như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,… cũng không thể hoàn toàn tránh được tình trạng tương tự. Một tình trạng chung, nơi nào có khu công nghiệp, nhà máy luyện kim, nhà máy năng lượng, sản xuất xi-măng, sản xuất vật tư công nghiệp, nhà máy nhuộm-dệt may… thì chắc chắn môi trường bị ảnh hưởng.
Nói như vậy một phần để thấy Formosa đã không sợ ai cả khi dám đăng đàn lật lá bài tẩy rằng “anh (Việt Nam) đã chọn lựa nhà máy thép, để trở thành một quốc gia có nhiều thép phục vụ trong nước và xuất khẩu, thì anh phải quên đi chuyện cá tôm đầy hồ, hải sản đầy biển đầy sông như ngày trước”. Nhưng quan trọng hơn, phải thừa nhận rằng “con cáo” Formosa đã để lộ cái đuôi về đạo đức kinh doanh của mình. Tháng trước tôi có xem một bộ phim của Trung Quốc, một bộ phim thuộc thể loại hài nhảm có tên là “Mỹ nhân ngư”. Viển cảnh mở đầu của bộ phim cũng tương tự như cái cách mà ông Chu của Formosa tuyên bố, đại khái là “muốn khai thác một vùng vịnh lớn để làm bất động sản, làm du lịch, làm khu thương mại thì phải quên đi chuyện môi trường, chuyện bảo vệ cá heo,…”. Đó là cái cách làm ăn thiếu lương thiện, vô đạo đức, bởi khai thác và kiếm tiền dựa trên sự an toàn, sinh kế và lâu dài là sinh mạng của hàng triệu người dân vùng lân cận.
Tiếc là cách làm ăn vô đạo đức như thế đang tràn lan khắp Trung Quốc, không ngoại trừ Đài Loan, nơi được xem là xuất thân của những nhà lãnh đạo Formosa. Ô nhiễm môi trường có lẽ là cụm từ nóng không kém gì vấn đề mang tính chính trị khác tại Trung Quốc, trong đó các tập đoàn làm ăn theo kiểu “chọn thép hay chọn cá” như Formosa đã góp phần không hề nhỏ. Dường như khái niệm “đạo đức kinh doanh” không có trong từ điển của những kẻ khát tiền, luôn tìm kiếm cơ hội thu lợi nhuận khủng trên những mảnh đất màu mỡ, những vùng biển đầy cá tôm. Và rất không may, Formosa tìm đến Việt Nam với cái triết lý kinh doanh hết sức đáng sợ như thế.
Theo thông tin từ báo chí Việt Nam, khu liên hợp Formosa Hà Tĩnh chỉ là một trong số rất nhiều dự án quy mô lớn mà Formosa đã đầu tư vào Việt Nam từ chục năm nay. Một số công ty khác như Formosa Taffeta Đồng Nai, Formosa Taffeta Việt Nam (chuyên về dệt – nhuộm) Formosa Gear (sản xuất linh kiện cơ khí)… đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD. Dự án đình đám nhất của Formasa là khu liên hợp gang – thép và cảng Sơn Dương (Formosa Hà Tĩnh) Formosa Hà Tĩnh do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổ phần. Từ khi khởi công đến nay thì Formosa đã để xảy ra khá nhiều tai tiếng như xây dựng trái phép, sập giàn giáo… và mới đây nhất là nghi án xả thải ra biển.
Giáo sư Tiến sĩ Lê Huy Bá, chuyên gia độc học môi trường, Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường, trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu trên báo Tuổi Trẻ rằng theo danh mục hơn 40 chất được cho là do Formosa nhập khẩu vào Việt Nam từ đầu năm đến nay và sử dụng trong sản xuất thì đặc điểm đầu tiên của nhóm các chất này là độc và cực độc đối với con người, động vật, trong đó có các loài tôm cá. Ngoài ra, dư luận vẫn thắc mắc: Tại sao cá sống ở tầng sâu chết nhiều hơn cá trên tầng nước mặt? “Điều này chỉ được giải thích là chất độc được phóng thích từ họng xả thải nằm ở tầng sâu, sát đáy và với tải lượng lớn”, theo ông Bá. Điều này khiến người ta hoài nghi về quy trình sản xuất và cam kết về môi trường của Formosa; thậm chí hoàn toán có lý nếu cho rằng Formosa đã ngầm thải chất độc ra môi trường sai quy định với một động cơ duy lý nào đó: giảm chi phí xử lý chất thải hay tăng lợi nhuận kinh doanh.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...