Skip to main content

Làm người tử tế, còn chờ đến bao giờ?

“Một ngày nào đó, bỗng dưng báo chí, cả “trên mạng” rộ lên: 
Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngỏ lời xin lỗi vì trong lúc còn đương nhiệm, 
đã là người tích cực tới mức “tốt nhất có thể” đối với Formosa… Nguyễn Tấn Dũng
 kêu gọi ngư dân các tỉnh Miền trung xuống đường đấu tranh. Nguyễn Tấn Dũng
 kêu gọi tất cả Nhân Dân Miền Trung xuống đường tuần hành ủng hộ ngư dân. 
Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Nhân Dân cả nước xuống đường biểu tình ủng hộ 
đồng bào Miền Trung…”
Kính thưa nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng!
Gọi ông như vậy có dài dòng quá chăng? Vậy cho phép tôi gọi Anh là Anh, vừa ngắn gọn, vừa tiện, được không Anh?
Vậy là Anh đã rời chính trường ngót một tháng rồi! Thời gian trôi nhanh quá phải không Anh? Thường, những nhà chính trị, những nguyên thủ khi trở về với cuộc sống đời thường, họ hay viết sách, viết hồi ký, vì khi đó người ta mới có thời gian cho riêng mình. Tổng thống Mỹ, thủ tướng Anh khi nghỉ hưu, họ còn đi thuyết giảng, làm từ thiện và với những công việc họ làm khi đã về hưu, cũng bận chẳng kém gì lúc còn đương nhiệm. Và cả tiếng tăm, thậm chí cả thu nhập còn hơn lúc đương quyền.
Đến giờ, tôi cố hình dung xem Anh đã làm những gì, suy nghĩ gì trong một tháng qua…
Anh sẽ ngạc nhiên vì lá thư này và cũng sẽ nảy ra câu hỏi vì sao tôi lại viết lá thư này gửi tới Anh. Vâng, là bởi ở Anh có nhiều cái đặc biệt. Anh đã để lại nhiều dấu ấn trong chính trường VN. Hẳn rồi, nhưng tôi viết lá thư này gửi tới Anh, vì giờ Anh cũng chỉ là một công dân của nước CHXHCNVN, như 90 triệu người, như tôi và mọi người khác. Và cũng vì ngày 30/4 nữa. Lại cũng vì trước khi rời nhiệm sở anh căn dặn những cán bộ sắp “nghỉ chính sách” và căn dặn chính mình “ráng làm người tử tế”.
Thưa Anh! Trước hết, tôi muốn nói rằng, muốn làm người tử tế, chỉ có ở vị trí Nhân Dân là dễ nhất. Là đảng viên, nhất là giữ vai trò lãnh đạo, làm người tử tế khó lắm. Ở nhiều ngành, nhiều vị trí, phấn đấu danh hiệu “đảng viên gương mẫu’, “đảng viên bốn tốt” dễ lắm. Chứ phấn đấu để trở thành người tử tế, có khi phấn đấu cả đời, ít nhất là cho tới lúc hồi hưu, cũng chẳng thể đạt được.
Thưa Anh! Một năm trôi đi rất nhanh. Mới ngày nào 30 tháng 4, ngày mai đã lại 30 tháng 4 nữa rồi. Cứ mỗi 30 tháng 4 tới, tôi lại ngồi nhớ lại hình ảnh (năm ngoái là 40 năm và năm nay là năm thứ 41) người ta đánh dấu diễn biến trên chiến trường Miền Nam bằng những mũi tên đỏ. Những mũi tên đỏ cứ tiến “thần tốc”, chẳng mấy chốc, từ mấy chục ngày trước nó còn vòng vèo chụm vô Buôn Ma Thuột, rồi vài ngày sau là Huế, là Đà Nẵng, rồi Xuân Lộc, cửa ngõ Sài Gòn. Đến trưa ngày 30/4, thì những mũi tên đỏ đã xúm chụm lại ở một vị trí trên bản đồ VN. Đó là Sài Gòn, thành phố từng được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, thủ đô của chế độ VIỆT NAM CỘNG HÒA – một nhà nước được quốc tế công nhận, ngang hàng với Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Người ta đã chuẩn bị sẵn bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” và chính trong cái ngày 30/4 đó, sau khi chiếc xe tăng Trung Quốc có hình ngôi sao đỏ húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập, nó đã được phát đi phát lại, lan truyền trên làn sóng Đài tiếng nói VN, vang lên từ những chiếc loa công cộng treo khắp mọi nơi…
Ngày ấy, cũng như mọi người dân Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tôi vui mừng tưởng đã bật khóc. Những nước mắt, những nụ cười. Những cờ và hoa. Những cuộc mit tinh ngàn vạn người với cờ đỏ trên tay rưng rưng chào đón ngày độc lập, ngày thống nhất hai miền… Đêm hoa đăng, lần đầu tiên tôi được nhìn những chùm pháo hoa trong đời. Nó thật lung linh, lung linh, rực rỡ… “Đêm hoa đăng những môi cười là bó hoa đời tươi thắm tuyệt vời. Đẹp niềm tin mãi mãi… Đẹp quá!”. Giọng Trung Kiên làm cho mọi người tưởng chừng có thể bay lên cùng với chiến công đại thắng, bay lên cùng ngắm sông núi hiên ngang… Nếu ví “niềm vui lớn” tại lúc đó như một trái bóng, thì trái bóng đó đã được bơm căng tới mức có thể. (Và bây giờ, trái banh đó đã và vẫn đang xì hơi, xì ngày một nhanh!).
Thưa Anh! Có lẽ khi đó Anh chưa biết có một ngày Anh làm thủ tướng. Còn tôi lúc đó, cũng không thể biết rằng, có một ngày tôi trở thành “phản động”, mang trong mình nỗi căm ghét cái ngày 30 tháng 4 đó.
Một trang thư không thể tranh luận đúng, sai của một sự kiện, nhất lại là một sự kiện trọng đại, trọng đại tới mức vượt ra khỏi tầm một đất nước, một quốc gia.
Nhưng có điều này, hết thảy chúng ta, trong đó có tôi và Anh, phải thừa nhận, dù có cố tình bưng bít, cũng không thể phủ nhận: Cuộc chiến tranh 20 năm đã làm điêu tàn cả non sông gấm vóc Việt Nam.
Chế độ Việt Nam Cộng Hòa thua cuộc bằng sự sụp đổ Sài Gòn của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. “Bên thắng cuộc” là chế độ mà Anh đã dự phần, đã làm quan chức cao cấp gần như trọn cả cuộc đời; cũng là chế độ đóng vai trò vật cản lớn và duy nhất cho Dân Tộc trên con đường phát triển.
Kể từ ngày đó, ngày 30/4, ngày “Đất Nước trọn niềm vui”, tiếp theo những năm tháng dài, có bao nhiêu triệu người bỏ nước ra đi và bao nhiêu triệu người còn kẹt lại quê hương không được (cả không muốn, không thể) hòa vào cái “niềm vui” ấy?
Càng ngày càng ít đi những người thực tâm Mừng ngày “Tết độc lập”; trong khi người Hận ngày 30/4 càng nhiều thêm.
Việc hàn gắn vết thương chiến tranh không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, nhưng nó cần diễn ra ngay trong ý thức, trong tâm tư tình cảm của cả Dân Tộc. (Đảng Cộng sản của Anh đã và đang làm được những gì trong việc xóa bỏ hận thù?). Việc năm nào cũng dành gần như trọn vẹn cả tháng để ăn mừng chiến thắng, vận hành hết công suất bộ máy tuyên truyền để trình chiếu lại những hình ảnh chiến tranh, chiến thắng của bên các anh, là hành động “hàn gắn”, hay là hành động đào hố ngăn cách cho sâu thêm? “Xóa bỏ hận thù” là điều các anh thực tâm muốn làm, đang làm, hay chỉ đơn thuần là những gì các Anh tuyên truyền?
Anh cũng nên nhớ rằng, nếu đảng của Anh thực tâm và có những hành động thiết thực thúc đẩy công cuộc xóa bỏ hận thù, “người quốc gia” và những người ly khai cũng phải nghiến răng mới có thể tha thứ cho các anh, trong khi các anh vẫn cố tình đào sâu thêm hố hận thù…
Thưa Anh! Như tôi đã nói ở trên, Anh có những điều đặc biệt. Tôi không muốn nói tới cái đặc biệt (biệt danh) mà đồng chí của Anh tặng Anh. Tôi cũng không muốn nói tới cái rất đặc biệt ở Anh về cái thành tích “làm nghèo Đất Nước, làm khổ Nhân Dân”.
Tôi cũng không hề muốn đề cập tới cái đặc biệt của Anh về núi nợ công do Anh để lại, hay những cái tên địa danh, tên sự kiện mà khi nhắc tới Anh khiến người ta lại nhớ tới chúng, hay khi nói tới chúng, người ta không thể không nhớ Anh.
Tôi chỉ muốn nói tới cái đặc biệt quan trọng hơn nhiều ở Anh. Đó là Anh, trường hợp duy nhất cho đến giờ, một quan chức (bự nhất nhì của thể chế) cộng sản đương thời có con kết hôn với con trai của kẻ thù chế độ cộng sản.
Nếu như Anh, trong tư duy của mình coi cuộc hôn nhân này của con mình là bình thường, đã là một biểu hiện thiết thực của “xóa bỏ hận thù”, thì ngược lại, đảng cộng sản của Anh, khi bới móc chuyện này gắn cho nó cái tem coi như một tỳ vết của Anh, họ đã lột trần bản chất “phản động”, không thực tâm muốn “vãn hồi hòa bình” lòng Dân!
Thưa Anh!
Những ngày này, tôi chắc Anh đang phải suy tư nhiều lắm. Suy tư về việc đến Thục Phán còn cho con gái yêu của mình kết hôn với Trọng Thủy, hay vua Trần còn cho công chúa yêu của mình lấy “vua mọi”, vì nghiệp lớn kinh bang…
Ấy vậy mà con gái yêu của thủ tướng kết hôn với người cùng dân tộc, là người có tư tưởng tiến bộ, xóa bỏ hận thù, thực tâm muốn trở về xây dựng quê hương. Vậy mà đảng vẫn coi đó là điều khó có thề tha thứ. Điều đó chứng tỏ đảng coi trọng ý thức hệ, cụ thể là ý thức hệ cộng sản là quan trọng hơn tất cả.
Thưa Anh! Những ngày tháng tư năm nay, người dân Việt Nam không chỉ phải day dứt về nỗi hận thù dân tộc chưa được xóa bỏ. Tháng tư năm nay, cả dân tộc lại thêm nỗi đau đớn vì mấy tỉnh Miền Trung bờ biển đã bị bức tử. Nhìn những cá lớn cá bé, cá mẹ cá con, cá ông cá bà…cả nhà cá chết, xác nổi trôi dọc bờ biển dài hàng trăm km, Anh có suy nghĩ gì?
Những chiếc thuyền sáng dong buồm ra khơi, tối trở về, trong khoang cũng chỉ vài cân cá vụn. Vậy mà những con cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao, từ vài cân tới vài chục cân chết phơi bụng, chết thối trương, dạt vào bờ, Anh có suy nghĩ gì?
Gần một tháng trời, các cơ quan trung ương và mấy tỉnh miền Trung “khẩn trương vào cuộc”, để “sớm” tìm ra nguyên nhân cá chết, nhưng chưa có kết luận chính thức, Anh có suy nghĩ gì.
Anh có suy nghĩ gì khi kẻ thủ phạm đã gián tiếp thừa nhận tội, trong khi quan chức và cả “cơ quan chức năng”  tìm cách gỡ tội cho thủ phạm, “pha loãng” dư luận?
Anh có suy nghĩ gì về hậu quả lâu dài sự kiện này? Liệu đây là sự kiện hy hữu, duy nhất, hay là tiền lệ, mở đầu cho những sự kiện tương tự, mà người ta sẽ thấy cá không chỉ chết dọc vài tỉnh Miền Trung nữa?
Khi sóng yên biển lặng, cá vẫn còn tung tăng theo luồng, mà ngư dân còn “sống dở chết dở” với những ngày dài bám biển, nếu không bị “tàu lạ” đâm, cướp, thì cũng đâu đánh bắt được nhiều, bởi phương tiện và ngư cụ thô sơ, bởi nỗi lo bạc mặt vì nợ “tín dụng đen”. Và giờ, hàng vạn ngư dân, kéo theo cả nhiều triệu người bị ảnh hưởng bởi sự kiện cá chết “chưa tìm ra nguyên nhân”. Anh có “ý kiến chỉ đạo” gì không?
Thưa Anh! Giờ Anh không còn “chỉ đạo” được bộ ngành nào rồi. Đảng đã tước sạch trơn quyền lực của Anh. Nhưng Anh vẫn có thể “chỉ đạo” được. Và đối tượng mà Anh chỉ đạo sẽ tin Anh, nghe Anh răm rắp. Anh có tin điều đó không?
Có phải ngày Anh rời “biệt phủ” cũng là ngày mà cá chết hàng loạt. Anh có tin việc cá biển chết nhiều thế là do những “nguyên nhân ban đầu” mà những kẻ công bố là “lính” mà Anh là sếp của họ trước đây ít ngày?
Một ngày nào đó, bỗng dưng báo chí, cả “trên mạng” rộ lên: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngỏ lời xin lỗi vì trong lúc còn đương nhiệm, đã là người tích cực tới mức “tốt nhất có thể” đối với Formosa…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi ngư dân các tỉnh Miền trung xuống đường đấu tranh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi tất cả Nhân Dân Miền Trung xuống đường tuần hành ủng hộ ngư dân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Nhân Dân cả nước xuống đường biểu tình ủng hộ đồng bào Miền Trung.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chính phủ có hành động thiết thực xóa bỏ hận thù Dân Tộc, nhân ngày 30 tháng 4.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu đảng, nhà nước…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Nhân Dân…
Thưa Anh! Tôi giả định điều đó xảy ra. Đảng sẽ buộc tội Anh là “kẻ trở cờ”. Nhưng Nhân Dân thì không. Nhân Dân sẽ gọi Anh là cấp tiến, đúng với hiện hữu khách quan.
Đảng viên kỳ cựu với huy chương 40 năm tuổi đảng, 50 năm, 60 năm tuổi đảng, lão thành cách mạng vẫn “trở cờ”, vẫn trả thẻ đảng.
Dù còn sống một ngày, khi nhận ra chân lý, khi đã phản tỉnh, chỉ cần đóng góp một hành động thiết thực, một lời nói, thậm chí một lời xin lỗi Dân. Chỉ cần một câu nói thừa nhận một phần sự thật, một góc khuất trong những lấp liếm chưa được phơi ra ánh sáng… “Lỗi hệ thống”; “Tham nhũng đã như bệnh ung thư”… chẳng hạn, cũng là cách chuộc lỗi lầm đáng khích lệ rồi.
Một tên cướp cả đời gây tội, nhưng chỉ vào mấy phút cuối đời trên cây thập tự, tỏ lòng ăn năn, còn được Chúa tha sạch mọi tội lỗi.
Thưa Anh! Tôi tin Anh không chỉ làm người tử tế. Anh còn có thể làm nhiều hơn thế. Và biết đâu, chính lúc này Anh mới có thể, có cơ hội tốt để cống hiến, và cũng là để lại tiếng thơm, để tên Anh không bị quên lãng.
Bảy mươi hai tuổi, “người ta” còn ham muốn ở lại phục vụ đảng. Lẽ nào Anh đã hết “tuổi” để phục vụ Nhân Dân? Nếu “tử tế” chỉ được hiểu đơn thuần như người biết điều, cư xử đúng mực, phải phép… thì Anh đã đi vào quên lãng, mãi mãi!
AFR Dân Nguyễn (Ba Sàm) 

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...