Skip to main content

“Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước”

Nguyễn Việt (Ba Sàm) – 30.4 có biết bao điều để nói, biết bao điều để nhớ. Tự nhiên nhớ lại câu hát “Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước…” đây là câu trong  bài  “Giải phóng miền Nam” (GPMN) của ông Huỳnh Minh Siêng tức Lưu Hữu Phước, bài ca được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) và sau  là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPLTCHMNVN) dùng như quốc ca, hát  khi chào cờ (lá cờ nửa đỏ, nửa xanh, ở giữa là ngôi sao vàng năm cánh).

năm 1955 tại Hà Nội. Từ trái sang phải : Huỳnh Văn Tiểng,
Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ. Nguồn: Trần Văn Giàu
Kể từ cuối năm 1960 khi MTDTGP được thành lập (tại một nơi nào đó) thì trên nước Việt Nam có ba lá cờ của ba chính phủ dĩ nhiên là có ba bài quốc ca kèm theo. Ở đây không nói lại chuyện chiến tranh trước 1975 cũng như các chính phủ ở hai miền hoặc quốc ca mà chỉ bàn đến “diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước”. Câu nầy  tương tự như câu  đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào mà (nguyên) thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc lại vào ngày 30.4.2015 tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày “giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước
Tổ chức nào cũng muốn dùng những từ ngữ có nghĩa tốt cho mình và có nghĩa xấu cho đối phương. “Bên thắng cuộc” cũng thế, thích dùng từ thật kêu, thật cao, thật sâu, người ta thường nghe thấy các câu ta là lương tâm của nhân loại, lương tri của thời đại /tất cả cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh,dân chủ, công bình, văn minh, tiến bộ… còn rất nhiều, kể ra không hết. Và đó chỉ là từ, còn thực tế là việc khác. Ví dụ như sau 75 tại miền Nam  chủ trương “cải tạo công thương nghiệp”, nhưng thực ra chẳng cải tạo gì mà chỉ là trưng thu tài sản.
Và mới rợi tại vùng biển miền Trung, cá chết hàng loạt các vị kết luận là hiện tượng bất thường, không nói cá bị độc. Dân thừa biết cá chết như vậy là “bất thường” rồi, nhưng họ mong cơ quan chức năng xác định có chất độc không để biết mà tránh. Theo một người dân Quảng Bình, dân không cần động viên, động viếc gì cả, dân cần các giới chức có thẩm quyền (chứ không phải giới chức tuyên truyền, nói minh bạch. Còn chất độc do ai gây ra thì sẽ điều tra làm rõ. Vậy thôi,  mắc mớ chi lại quanh quẹo, lấy thúng úp voi.
Xin copy lại một đoạn ngắn trong bài “Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương làm rõ nguyên nhân cá chết” của VN Express  “… Đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đồng loạt chết. Hiện tượng này sau đó lan dọc hơn 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế). Thống kê đến ngày 25/4, 4 tỉnh ven biển phát hiện gần 70 tấn cá tự nhiên chết dạt bờ, chủ yếu là các loài sống ở tầng đáy. Riêng Thừa Thiên – Huế có tới 35 tấn cá nuôi bị chết.
Tối 27/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra sơ bộ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền Trung. Theo đó, độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa được khoanh vùng. Tuy nhiên thông tin này vấp phải sự phản ứng của giới khoa học và người dân”. – Xuân Hoa.
Vì thế, có người bảo hiện nay chữ nghĩa dùng tràn lan, chữ không đi với nghĩa, thậm chí là phản nghĩa. Nói bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước, biển đảo mà nước ngoài xây căn cứ quân sự trên đảo của mình thì “mình” chẳng nói một lời, phú  cho Mỹ lo, “mình” lo giữ “ổn định”.
Trở lại “Diệt đế quốc Mỹ”, mấy từ nầy quá rõ, không cần giải thích gì nữa. Nếu có muốn tán rộng thì cũng chỉ thêm mấy tiếng như trong ngoặc (tiêu) diệt (bọn) Mỹ (xâm lược).
Còn “phá tan bè lũ bán nước” đã quá rõ nghĩa, chỉ bấy nhiêu là đủ, có thêm vài từ cũng thừa. Nhưng câu “Việt gian phản quốc = Việt gian bán nước”, có người bảo chữ “Việt gian là dựa theo chữ “Hán gian” của Tàu. Thật không? Ở đây không “tầm nguyên”. Mượn của ai cũng được, miễn diễn tả đúng bản chất. Vậy, thế nào là “Việt gian”, thế nào là “bán nước”? Hai câu hỏi nầy xem ra cũng không khó lắm.
“Việt gian” không những là các nhóm/ bộ phận người Việt nào có máu gian tham của cải, vật chất mà còn gian manh làm những việc có hại cho đất nước, có lợi cho bản thân, phe nhóm.  “Bán nước” là xem đất nước như một món hàng, của riêng đem bán, cầm chấp, nhường (cho ngoại quốc) lấy tiền, lấy thế, lấy sự che chở của nước ngoài. Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc là hai kẻ Việt gian bán nước cho Tàu theo nghĩa trên.
Vậy, vào thời buổi nào, bất kỳ cá nhân, chính quyền nào hành sử như hai “vua” vừa kể  là Việt gian bán nước, không cứ là ở miền nào.
Lời (thề) của bài (quốc) ca khẳng định hai điều “diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước”. Ai cũng biết, nước nào chiếm nước khác để khai thác hoặc sáp nhập lãnh thổ là xâm lược. Vừa rồi, Nga (Putin) chiếm Crimea của Ukraine là xâm lược. Còn Mỹ? Khoan bàn cãi, cứ cho rằng Mỹ là đế quốc xâm lược. Và chuyệnđánh thắng giăc Mỹ xâm lược thì đã xong.
Hiện nay, trên đất nước Việt Nam không còn một “tên” Mỹ nào đến xâm lược. Nhưng như thế, hiện nay có còn tên xâm lược khác nào nữa không?
Đất nước đã thu về một mối, nhưng sao  Hoàng Sa, một phần Trường Sa còn bị “nước lạ” chiếm? Câu trả lời có liên quan đến “bán nước”. Trước 75 thề “phá tan bè lũ bán nước”, chính quyền miền Nam, đã bị đánh bại vào 1975. Nhưng hiện tại  trên đất nước nầy còn có kẻ nào bán nước không?
Người của MTDTGPMN và CPCMLTCHMN gồm phần lớn và chủ chốt là do chính quyền miền Bắc “cơ cấu”, một phần nhỏ (tượng trưng) là những người trong Nam. Điều nầy ngay sau 1975 người ta đã tuyên bố thẳng như thế để chứng tỏ đó là sự tài tình, mưu trí của ta. Người ta, kể cả “bên thua cuộc” không bị mù về điều đó, họ cho rằng những tổ chức nầy là chính quyền miền Bắc kéo dài, lực lượng chủ lực (chính trị, quân sự) là của “ngoài ấy”. Nhưng hơi “thắc mắc” về một số vị, của miền Nam tin (như thật) có một lực lượng thứ ba-hòa giải hòa hợp dân tộc. Nay một số vị đã chết thì không nói, kẻ còn sống không biết nghĩ thế nào?
Hiện nay từ việc nhỏ đến việc lớn đều chọn Mỹ. Trò chơi trên TV theo “American idol”. Mấy vị giàu có, thậm chí là cán bộ cộng sản cao cấp cũng (tranh thủ) du lịch Mỹ, cho con cái du học Mỹ (mới có tương lai). Vị nào làm lớn và tốt nghiệp ở các đại học Mỹ, nói được tiếng Mỹ là (mặc nhiên) có giá.  Con tôm con cá, chiếc áo chiếc quần cũng nhắm thị trường (khó tính) Mỹ. TPP là mơ ước. Ông Chủ tịch nước được Tổng thống Mỹ mời là vinh dự. Ông TBT còn tự hào hơn, được tiếp trong phòng bầu dục, được chiêu đãi, được nghe hai câu Kiều trời còn để có hôm nay/tan sương đầu ngõ vén mây thấy trời. Vấn đề biển Đông Mỹ, mở diễn dàn mời Việt Nam tham dự. Các vị lãnh đạo Việt Nam có cơ hội gặp Tổng thống Mỹ đều mời ông ta sang Việt Nam, Quan hệ Việt-Mỹ ở một tầm cao mới. Tháng 5 này, Tổng thống Mỹ sẽ sang thăm Việt Nam.
Người ta đã lấy sự thành thật và vì đại sự (quan hệ quốc tế) trọng thị đón tiếp lãnh đạo Việt Nam qua mấy lần. Thì lần nầy, ta cũng nên, ít nhất, đối xử như thế vì tương lai của đất nước chứ chẳng phải sợ thằng Tây, thằng Tàu nào. Đừng như lần đón Tổng thống Bill Clinton (bắt tay không chặt, bảo sinh viên (giả vờ) không thèm nghe những gì ông ấy nói trong hội trường.  MTDTGPMN và CPCMLTCHMN hết vai trò lịch sử ngay sau 1975, còn là “di sản cấp quốc gia” chỉ còn trong hồi ức/ký của một số vị có tham gia.
Sự việc gì cũng có “số” của nó. Bài (quốc) ca “Giải phóng miền Nam” cũng thế, nay rất ít khi nghe hát. Lời thề năm xưa “diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước” nên đổi thành “diệt đế quốc X , phá tan bè lũ Y bán nước”. Có ai tự nhận là X, là Y? Nếu không muốn là X, là Y thì theo DÂN.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...