Skip to main content

Những cục pin đã chết

Tháo cục pin từ chuột máy tính ra, tôi tự hỏi: cái này bỏ vào đâu nhỉ?
Tôi không biết, vì không có chỗ nào để bỏ cục pin đã qua sử dụng. Bỏ vào thùng rác chung thì không đành, vì tôi biết khi bị đốt chung với rác thải thông thường, cục pin sẽ chảy ra thành một nguồn chất độc ngấm vào đất và nước.

Chuyện đúng là nhỏ như cọng rác. Nhưng những cọng rác nhỏ có khi lại làm nên một công trình lớn, nếu chúng được xử lý hiệu quả. Chẳng hạn, người Nhật đã hình thành những khu chứa rác khổng lồ, sau đó họ chôn lấp và trồng cây lên, tạo thành những đảo rác lấn biển. Những đảo rác ấy lại tiếp tục được đầu tư xây dựng, trở thành những hòn đảo nhân tạo xinh xắn, như là Odaiba ở Tokyo.

Người nước ngoài đến Nhật, có lẽ bài học đầu tiên để hòa nhập vào cộng đồng là việc phân loại rác. Trong một tuần, họ có những ngày nhất định để vứt giấy, sách báo; có ngày để bỏ các đồ không đốt được; có ngày để hủy đồ đốt được...

Người dân nước này được hướng dẫn phân loại rác với bất cứ một vật cỏn con nào. Mỗi chai nước có thể chia thành hai hay ba nhóm: thân chai, nắp chai, miếng giấy bóng bọc trên thân chai. Học sinh tiểu học uống sữa trong bữa ăn trưa ở trường xong, bỏ ống hút một khay, phần hộp sữa làm bằng giấy thì mở các nếp gấp ra, bóp xẹp lại, rồi xếp gọn vào một khay khác. Ở nhà ga, trường học, nơi công cộng, luôn có một dãy dài 3-5 thùng với tên gọi tương ứng để vứt rác.

Nước Nhật không có nhiều tài nguyên. Họ biến rác thành tài nguyên.

Có lẽ vì thấy được lợi ích lớn của cọng rác nhỏ, Nhật từng hỗ trợ Việt Nam phân loại rác. Mỗi hộ gia đình ở khu phố nhà tôi được phát hai thùng nhựa: thùng màu xanh cho rác vô cơ và thùng màu vàng cho rác hữu cơ. Một số gia đình cũng phân loại thức ăn thừa, rau cỏ vào thùng vàng. Nhưng rốt cục, vào cuối ngày, người ta gom lẫn lộn tất cả vào một xe rác.

Nhưng nói như vậy không phải là người Việt Nam không biết quý từng cọng rác. Từ lúc hiểu tiếng mẹ gọi, tôi đã nghe có người đạp xe vòng quanh xóm rao “nhôm, đồng, sắt vụn, dép nhựa bán đê/ lông ngan lông ngỗng bán đê”. Ông thu gom đồ cũ còn có cả bài vè nghe rất vui tai như “tivi tủ lạnh bàn là, hỏng không dùng nữa thì là bán đê”. Đến nay, họ - những người biết rõ rác có thể tái chế, có thể sinh lợi - vẫn hiện diện thường xuyên trong sinh hoạt cộng đồng dân cư ở nhiều nơi.

Việc phân loại rác sinh hoạt khá quen thuộc với người Việt Nam. Việc phân loại và thu gom các vật gây nguy hại cho môi trường như pin chết, bóng đèn tuýp, bình ga nhỏ… mới là những thứ gây bối rối cho họ. Câu chuyện lớn hơn nữa là thu gom, quản lý và xử lý rác, không chỉ rác thải sinh hoạt mà ở phạm vi rộng hơn là rác công nghiệp, rác y tế... Đây chính là phần việc đang cần có bàn tay của cơ quan quản lý.

Ngày 19/4, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức ngày hội tái chế chất thải tại TP HCM. Hội chỉ có một ngày, nhưng người dân xả rác 365 ngày mỗi năm, những hoạt động phân loại, thu gom, xử lý cần làm không thiếu một ngày nào.

Những cục pin chết của tôi vẫn nằm trong ngăn kéo. Nếu được, chúng sẽ được mang đến ngày hội tái chế sắp tới. Cũng có thể, chúng sẽ được giữ riêng đến khi Việt Nam có chính sách thu gom chất thải độc hại một cách phổ biến và khoa học.


Nguyễn Thị Thủy


Bạn ơi không làm được đâu. Chúng ta có cả Bộ Tài nguyên Môi trường mà không có lấy một nhà máy sản xuất túi bằng giấy tự tiêu. Hậu quả là túi nilon ngập tràn. Nếu bạn có ý tưởng hãy nghiên cứu vấn đề này. Hiện tại hãy để cục Pin của bạn trong ngăn kéo đã nhé.
nguyenhongky - 07:48 18/04/2015
Vậy thì chúng ta bắt đầu từ đâu nhỉ? Trong khi đó chúng ta còn cho nhập cả (rác công nghiêp) về. Đành rằng dân ta cò ý thức chưa cao nhưng chính những việc làm ko đâu càng để cho người dân có suy nghĩ (tiêu cực) trong ý thức....!!!

Comments

Popular posts from this blog

Mát xa tai 30 giây mỗi ngày giúp đẩy độc tố trong hệ tiêu hóa ra

Tai không chỉ để nghe mà trên tai có rất nhiều huyệt vị liên quan đến các bộ phận bên trong cơ thể. Bạn hãy dành ra 30 giây mỗi ngày để mát xa tai sẽ có tác dụng đẩy hết độc tố trong hệ tiêu hóa ra ngoài. Cơ thể không thải được độc tố, phân khô tích tụ lâu trong cơ thể sẽ cản trở quá trình trao đổi chất. Qua thời gian sức khỏe sẽ xấu đi, vóc dáng dễ béo, da xấu, đau dạ dày, đại tràng, thậm chí dẫn đến bị viêm và ung thư. Theo Đông y, tai cũng giống như bàn chân, được phân bố dày đặc các khu phản xạ có liên hệ mật thiết tới những cơ quan nội tạng trong cơ thể. Do đó, việc kiên trì mát-xa tai, xoa tai có thể giúp tăng cường sức khoẻ và giúp da dẻ hồng hào. Mát-xa tai giúp đánh thức bộ não hoạt động nhanh nhậy hơn Trên tai chúng ta có rất nhiều huyệt vị có phản xạ và kết nối với các bộ phận bên trong cơ thể. Nếu dùng tay để vuốt trong vòng 30 giây có thể “đánh thức” nhiều bộ phận liên quan khác, đồng thời làm cho hệ thống thần kinh tự chủ khôi phục lại ở mức cân bằng, giúp đào thải chất t...

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày ...

Bộ tranh biếm họa về công lý của các nhà lãnh đạo trên thế giới

Gunduz Agayev là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa nổi tiếng. Chủ đề ông theo đuổi đó chính là nhân quyền và công lý.  Ông chia sẻ: "Tôi đã dành 15-16 ngày cho chủ đề này. Tôi định hình suy nghĩ và đọc những tình huống xảy ra ở các quốc qua. Những bức  tranh biếm họa  mô tả tình trạng thực tế ở các nước." Trước đây, ông đã vẽ những loạt  ảnh biếm họa  nổi tiếng, chẳng hạn như: "Thánh Selfie", "Cảnh sát toàn cầu" và "Chỉ những kẻ độc tài". 1. Nga 2. Đức 3. Iran 4. Hy Lạp 5. Trung Quốc 6. Bắc Triều Tiên 7. Syria 8. Mỹ 9. Anh 10. Thổ Nhĩ Kỳ 11. Brasil 12. Pháp 13. Azerbaijan 14. Penguinlandia Ngọc Hà - Ohay TV