(VOA) AUSTIN, TEXAS — Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh hôm 28/4 đã vấp phải sự phản đối cả trong lẫn ngoài khi tới phát biểu tại thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson về một chương mới trong quan hệ giữa Washington và Hà Nội.
Trong bài phát biểu của mình, đại sứ Vinh cũng đề cập tới việc Mỹ và
Việt Nam hiện cũng thảo luận “những vấn đề còn khác biệt như nhân quyền”.
Khi ông Vinh đọc lên một loạt các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, nhất là khi nhắc tới chuyện nhiều người Việt có thể tiếp cận Internet, một tiếng hét “stop lying” (đừng dối trá) của một ai đó trong số hàng trăm người trong hội trường vang lên.
Trong khi đó ở bên ngoài, hàng chục người Mỹ gốc Việt vẫy cờ và hô vang nhiều khẩu hiệu phản đối, làm náo loạn cả một góc thư viện tổng thống Mỹ.
Đề cập tới mối quan hệ “từ thù thành bạn”, nhà ngoại giao Việt Nam nói hai quốc gia đã trải qua nhiều trở ngại để tiến tới mối quan hệ đối tác toàn diện như hiện nay.
Ông cũng nhắc tới chuyến thăm của người đứng đầu Nhà Trắng và chuyện cấm vận vũ khí.
Việt Nam kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, và tin rằng rào cản của quá khứ này nên được dỡ bỏ nhằm chứng tỏ sự bình thường hóa quan hệ toàn diện giữa hai nước bắt đầu hai thập kỷ trước, và mối quan hệ đối tác toàn diện diện nay.Đại sứ Phạm Quang Vinh nói.
Đại sứ Vinh nói: “Tổng thống Obama sẽ sớm tới thăm Việt Nam vào tháng tới. Hai bên đang nỗ lực chuẩn bị để bảo đảm thành công của chuyến đi. Ngày nay, Việt Nam và Hoa Kỳ có một nền móng vững chắc cho mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn”.
Ông nói thêm: “Việt Nam kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, và tin rằng rào cản của quá khứ này nên được dỡ bỏ nhằm chứng tỏ sự bình thường hóa quan hệ toàn diện giữa hai nước bắt đầu hai thập kỷ trước, và mối quan hệ đối tác toàn diện diện nay”.
Không giống cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger và đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đại sứ Việt Nam không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của phóng viên cũng như người tham dự.
Sau khi phát biểu xong, ông Vinh nhanh chóng đi vào cánh gà, giữa tiếng hét “freedom for Vietnam” (tự do cho Việt Nam) của một người trong hội trường.
Ban tổ chức ngay lập tức bật to lời phát biểu trước đây về Chiến tranh Việt Nam của Tổng thống Lyndon Baines Johnson, trước khi một nhóm các cựu quan chức Mỹ thảo luận về bài học từ cuộc chiến đẫm máu.
“Hòa hợp, hòa giải”
Một biểu ngữ của người biểu tình gốc Việt
bên ngoài Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson.
Nhiều tiếng đồng hồ trước khi ông Vinh tới, một nhóm người Mỹ gốc Việt khoảng vài chục người cũng đã biểu tình tại khoảng sân lớn của thư viện Tổng thống Johnson, phản đối việc ông được mời tới nói chuyện.
Nha sĩ Bryan Chu, cố vấn của Hội đồng đại diện cộng đồng người Việt ở Houston và vùng phụ cận, cho biết họ xuống đường để “chống lại sự xuất hiện của ông Vinh” cũng như “nói lên tiếng nói tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam”.
Về quá trình hòa hợp, hòa giải giữa chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt lưu vong ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ, ông Chu nói “cộng đồng sẽ không bao giờ chấp nhận”.
Ông nói: “Chúng tôi hoàn toàn chống lại vấn đề hòa giải dân tộc vì ngay cả đảng cộng sản Việt Nam họ cũng không chủ trương chuyện đó. Khi mà họ chiếm miền nam Việt Nam thì họ đã bỏ tù hàng trăm nghìn người và làm cho hàng triệu người phải bỏ xứ ra đi. Cá nhân tôi cũng là một thuyền nhân mà phải vượt biên 6 lần mới tới được Hoa Kỳ. Vấn đề hòa hợp hòa giải chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận cho tới khi nào cộng sản Việt Nam phải hủy bỏ điều 4 hiến pháp và thả tất cả các tù nhân lương tâm”.
Trong bài phát biểu của mình, đại sứ Vinh cũng đề cập tới việc Mỹ và Việt Nam hiện cũng thảo luận “những vấn đề còn khác biệt như nhân quyền”.
Hôm 27/4, cũng tại nơi ông Vinh phát biểu, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Washington và Hà Nội sẽ “tiếp tục có những khác biệt về quan điểm, nhưng tin tốt lành là đôi bên trao đổi thường xuyên, thẳng thắn và hiệu quả về những điều đó”.
Việt Nam bấy lâu nay vẫn phản bác cáo buộc của các tổ chức nhân quyền về chuyện “kiểm duyệt” và “bóp nghẹt” Internet, cũng như tuyên bố không tống giam những người bất đồng chính kiến mà chỉ phạt tù những ai vi phạm pháp luật.
Comments
Post a Comment