Skip to main content

Đừng tự rút thảm dưới chân mình!


maybay_P8_poseidon
Phỏng vấn TS. Đinh Hoàng Thắng về việc Mỹ để ngỏ khả năng bay vào vùng 12 hải lý trên các đảo mới bồi đắp, Trung Quốc dọa sẽ xử lý. 

“Đừng tự rút thảm dưới chân mình!”

“Không thể đánh đồng kẻ gây hấn với nạn nhân, kẻ bồi đắp đảo trái phép với người đứng ra giúp các dân tộc nhỏ hơn chống chọi với các hành động lộng quyền trên biển.” TS. Đinh Hoàng Thắng trả lời băn khoăn của TỄU Blog ngày 24/5/2015. 

* Thưa TS, ngày 21/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam kêu gọi các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển, không làm phức tạp thêm tình hình hiện nay. Ý của tuyên bố này liên quan đến cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ? Hành động của nước nào từ một trong hai nước này “làm phức tạp thêm tình hình”? 

- Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao liên quan đến nhiều nước. Phải luôn luôn có cách nhìn “đa phương” đối với tranh chấp trên vùng biển Trường Sa của ta hiện nay. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cũng vừa tuyên bố tại Hà Nội, ông thấu hiểu quan ngại của Việt Nam về Biển Đông và ông yêu cầu các bên liên quan kiềm chế tối đa sao cho không để tình hình leo thang căng thẳng. Về ngoại giao, ta hay tây đều chọn cách phát ngôn trung tính. Tuy nhiên, trong nhận thức về hành động, ai cũng biết, giữa kẻ vừa bồi đắp trái phép 7 bãi đá với người đứng ra giúp các quốc gia nhỏ hơn chống lại sự bắt nạt và cưỡng bức ấy, ai là người “làm phức tạp thêm tình hình”.

* Vào thời điểm hiện nay, người ta thấy chủ yếu chỉ có Trung Quốc và Hoa Kỳ là liên tiếp “ra đòn” và “phản đòn”. Tình hình diễn biến hàng tuần, thậm chí hàng giờ. Mấy hôm trước, Mỹ mới chỉ cho máy bay trinh sát P-8 Poseidon bay ngoài vùng 12 hải lý, gần đây lại tuyên bố sẽ xem xét cho bay vào trong khu vực 12 hải lý. TQ dọa nếu vào sâu như thế, TQ sẽ xử lý. Thế thì đụng độ xẩy ra mất, thưa TS? 

- Đụng độ chưa xảy ra, kể cả sau những lời đe dọa như vậy. Các đại cường có những chiến lược lớn và khi “so găng” với nhau họ tính trước cùng lúc nhiều nước cờ mà chúng ta chưa đủ thông tin để bắt được “những mạch chính” trong câu chuyện giữa họ. Hãy nhớ lại năm 2013, ông Tập đàm đạo tay đôi với ông Obama 8-9 tiếng đồng hồ. Tuần trước, ngoại trưởng Kerry nói chuyện riêng với Tập Chủ tịch 5-6 tiếng. Hẳn nhiên, họ không dành ngần ấy thời gian để nói chuyện thời tiết trên Biển Đông hay trên khu Resort Sunnylands… Cả hai bên sắp có vòng đàm phán về chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ tháng 6 tới đây; cả hai cũng đang tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm được coi quan trọng của ông Tập sang Hoa Kỳ vào tháng 9 tới. Từ bối cảnh ấy, có thể dự đoán, sẽ chưa có xung đột giữa hai nước trên Biển Đông.

* TS so sánh mức độ “leo thang” của Trung Quốc năm nay so vói vụ đặt giàn khoan trái phép năm ngoái như thế nào? 

- Hiển nhiên là hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam lần này nghiêm trọng hơn năm ngoái rất nhiều. Độ nghiêm trọng còn thể hiện ở tầm mức phản ứng của thế giới đối với việc làm sai trái của Trung Quốc. Năm ngoái, châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế nhất loạt lên tiếng phê phán Trung Quốc. Năm nay, các nước ấy vẫn tiếp tục tố cáo Trung Quốc làm phương hại đến hòa bình và an ninh khu vực. Riêng Hoa Kỳ và Nhật Bản tiến lên một mức độ phản ứng cao hơn. Từ lời nói chuyển sang hành động cụ thể. Giới chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ nhấn mạnh Washington vẫn tiếp tục tuần tra trên không lẫn trên biển ở Biển Đông và sẽ điều tàu chiến đến đây, bất chấp phản ứng dữ dội từ phía Trung Quốc.

* Tuyên bố cho tàu chiến vào “tuần tra” hay “đi qua” khu vực các đảo nhân tạo Trung Quốc vừa bồi đắp có gì khác nhau? 

Sẽ đến lúc phải bàn cho ra nhẽ sự khác nhau giữa “bãi cạn”, “bãi đá” hay “rạn san hô” mà Bắc Kinh vừa bồi đắp trái phép để hiểu về mặt pháp lý liên quan đến quyền của các tàu thuyền quốc tế có thể đi qua hay đi tuần tra những khu vực ấy. Những vấn đề pháp lý phức tạp này dĩ nhiên vô cùng quan trọng một khi ta kiện kẻ gây hấn ra trước các Tòa quốc tế. Nhưng giờ đây chưa phải là lúc ngồi phán xét xem phi cơ và tàu chiến Mỹ “được phép vào” ngoài hay trong 12 hải lý hay chỉ đi qua xung quanh đảo đá 500m. Vấn đề là, từ bao nhiêu năm nay, chúng ta nhức nhối, chúng ta đau xót, vì biển đảo Tổ quốc đã/đang bị cưỡng chiếm bằng bạo lực, nhưng thử hỏi đã có ai, đã có quốc gia nào có hành động cụ thể để kiềm chế kẻ cứ đến mỗi mùa hè thì lại cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trên ngư trường truyền thống của mình bao đời nay???

* “Không ai có suy nghĩ bình thường lại dám thử cản trở hoạt động của hải quân Hoa Kỳ và đó không phải là một bước đi đúng đắn”. Vâng, đây là trích dẫn từ cảnh báo của Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel đưa ra đối với Trung Quốc hôm 22/5. Nhưng thưa TS, trong khi đó thì lại có ý kiến cho rằng, nếu Mỹ vẫn để ngỏ khả năng bay vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc sẽ làm phức tạp thêm tình hình, thậm chí gián tiếp coi đó là “đổ dầu vào lửa”? 

- Người ta thường sính dùng chữ “đại cuộc” để xem xét tình hình thì đây đúng là lúc phải nhìn từ đại cuộc. Trước khi muốn biết xem ai là người “đổ dầu vào lửa”, phải trả lời được một câu hỏi bao quát hơn, đó là trong thời đại này, quốc gia nào đủ sức, đủ ý chí ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng để bảo vệ những quyền tự do căn bản của các nước trong vòng cung Thái Bình Dương nối liền với Ấn Độ Dương? Khi xác định được điều cốt lõi đó rồi thì mọi hành động “đổ dầu vào lửa” hay “dập lửa” sẽ được nhận diện qua cái lăng kính ấy. Truyền thông hiển nhiên phải có trách nhiệm quảng bá rõ làn ranh giữa chính và tà, giữa vương đạo và bá đạo. Mập mờ chỗ này là rất nguy hiểm, chẳng khác nào tự rút thảm dưới chân mình. Đừng bao giờ tự rút thảm dưới chân mình! Không thể đánh đồng kẻ gây hấn với nạn nhân, kẻ bồi đắp đảo trái phép với người đứng ra giúp các dân tộc nhỏ hơn chống chọi với các hành động lộng quyền trên biển.

* Xin cảm ơn TS Đinh Hoàng Thắng!
_
TS. Đinh Hoàng Thắng nguyên là Đại sứ VN tại Hà Lan và Bỉ, nguyên TBT Tuần báo Quốc tế, từng làm việc bên các Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Mạnh Cầm. 

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...