Skip to main content

Phải ấn định một lằn ranh cho Trung cộng

TQ đang xây dựng trái phép ở biển Đông
TQ đang xây dựng trái phép ở biển Đông
Những tin sôi nổi mới về Biển Ðông đặt ra mấy câu hỏi: (1) Mỹ và Trung Cộng sẽ găng đến mức nào, liệu có đánh nhau không? (2) Nếu không, trong thời gian tới hai nước sẽ chấp nhận một tình trạng như thế nào? (3) Nước Việt Nam phải làm gì trước viễn cảnh đó?
Sau vụ máy bay Mỹ diễu trên các hòn đảo nhân tạo do Trung Cộng mới làm ở Trường Sa, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh, Hồng Lỗi, phản đối với lời lẽ cứng rắn: “Trung Quốc có quyền theo dõi kiểm soát không phận và hải phận thích đáng để bảo vệ chủ quyền… Chúng tôi hy vọng các nước can hệ sẽ hết sức tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc trong vùng Nam Hải.” Ở Washington, phụ tá bộ trưởng Ngoại Giao Mỹ đáp lại: “Hải quân và phi cơ quân sự Mỹ sẽ tiếp tục thi hành quyền hoạt động trong không phận và vùng biển quốc tế.” Ông nói nặng hơn: “Không người nào có đủ khôn ngoan lại tìm cách ngăn chặn Hải Quân Mỹ hành động, làm liều như thế là dại dột.”
Thái độ của Bắc Kinh gần đây thêm hung hăng; khi đe dọa Philippines phải rời máy bay quân sự khỏi vùng các đảo đang tranh chấp ở Trường Sa; làm như đang áp dụng một “vùng độc quyền kiểm soát không phận” trên các hòn đảo mà họ mới xây thêm. Tuần trước, Bộ Trưởng Ngoại Giao Vương Nghị mới tuyên bố sẽ bảo vệ mấy hòn đảo đó với thái độ “cứng như đá” và xác nhận Bắc Kinh có quyền lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trong vùng này.
Phản ứng mới của chính quyền Mỹ lần này cũng tỏ ra cứng rắn hơn trước. Tổng Thống Barack Obama và Bộ Trưởng Quốc Phòng Ash Carter công khai tỏ ý quan ngại về hành động xây cất các phi trường trên những hòn đảo nhân tạo của Trung Cộng trong vùng. Hành động có ý nghĩa nhất là chính quyền Mỹ mời một nhóm phóng viên đài CNN lên đoàn máy bay thám thính trong ngày Thứ Tư vừa qua. Những cuốn phim mà họ đem chiếu còn cho thấy hình từ vệ tinh nhân tạo chụp những đảo nhân tạo Trung Cộng mới dựng lên, tổng cộng rộng 8 cây số vuông trên bẩy hòn đảo. Diện tích đã tăng gấp bốn lần so với hồi cuối năm ngoái. Phi cơ Mỹ bay qua ba hòn đảo có phi trường, dân Mỹ được nghe giải thích rằng trước đây mấy tháng tất cả còn là là mặt nước, nay xuất hiện những phi đạo dài hai, ba cây số với các căn cứ quân sự sẵn sàng hoạt động. Các hình ảnh này sẽ ảnh hưởng mạnh trên tâm lý dân Mỹ. Trong cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962, chính quyền Kennedy cũng đưa ra trước dân Mỹ hình ảnh các hỏa tiễn của Nga để tác động họ trước khi hành động.
Những cuốn phim đó còn nhắm vào cả chính phủ và dân các nước Ðông Nam Á. Họ được thấy quân Trung Cộng trên các đảo lên tiếng đuổi “máy bay lạ” tám lần, và nghe những câu trả lời của phi công Mỹ: “Chúng tôi là máy bay quân sự Mỹ đang hoạt động đúng luật pháp quốc tế.” Luật biển quốc tế chỉ công nhận chủ quyền 12 hải lý của các nước trên những hòn đảo không chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên; những hòn đảo nhân tạo nhằm thay đổi tình trạng đó là bất hợp pháp. Trung Cộng đã thay đổi nhiều hòn đảo như vậy bằng việc bồi đất và xây dựng cao hơn trong vùng Trường Sa mà họ chiếm đóng bất hợp pháp. Nhưng các vụ xây cất đó sẽ không được ai công nhận. Các máy bay Hải Quân Mỹ muốn chứng tỏ thái độ của chính phủ Obama là Trung Cộng không có quyền trên các đảo này.
Nhưng các vụ chạm trán trên không và lời qua tiếng lại trên sẽ không thể đưa tới một cuộc đụng độ quân sự giữa Mỹ và Trung Cộng. Hai nước có nhiều quyền lợi liên hệ chặt chẽ với nhau, nhất là kinh tế Trung Quốc thì không thể nào đứng vững nếu không bán hàng cho Mỹ; trong khi Mỹ cần vay tiền thì đã có những quốc gia dầu lửa quốc gia minh ở Trung Ðông sẵn sàng cho vay. Giữa những tin tức sôi nổi trong mấy ngày qua, Ngoại trưởng Kerry vẫn tới Bắc Kinh và hai nước vẫn đang chuẩn bị cho chuyến công du của Tập Cận Bình qua Mỹ vào Tháng Chín tới.
Cho nên trong mươi năm sắp tới một cuộc “chiến tranh lạnh” sẽ diễn ra trong vùng Biển Ðông nước ta. Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục nhân danh quyền bảo vệ lưu thông đường biển để đưa hạm đội và máy bay vào vùng này. Mỹ sẽ yêu cầu các nước Ðông Nam Á và Trung Cộng thiết lập các quy tắc hành xử trên biển. Nếu Trung Cộng không dự, Mỹ sẽ thúc đẩy các nước ASEAN đặt ra các quy ước và cùng áp dụng.
Mỹ sẽ canh chừng không cho Trung Cộng làm quá. Hai bên sẽ dò nhau, Mỹ ngăn chặn từng bước xâm lấn của Trung Cộng, nhưng không để xảy ra chiến tranh. Mỹ sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Philippines, và chia sẻ trách nhiệm Nhật Bản, Úc trong việc bảo vệ an ninh cả vùng. Trong khi đó Trung Cộng sẽ tiếp tục lấn lướt các quốc gia Ðông Nam Á từng bước nhỏ một. Mà quốc gia dễ bị bắt nạt nhất vẫn là Việt Nam, vì đảng Cộng Sản vẫn coi Trung Cộng là thầy.
Trong tuần qua, chính phủ Mỹ cũng nhấn mạnh rằng các vụ xây cất mới của Trung Cộng đã vi phạm các thỏa thuận năm 2002 với các nước Ðông Nam Á, quốc gia ý rằng không nước nào “thay đổi nguyên trạng” trong vùng biển đang tranh chấp. Nhưng chúng ta đã thấy, Trung Cộng đã “thay đổi nguyên trạng” mạnh nhất và nhiều nhất ở những vùng ngay sát bờ biển Việt Nam. Họ liên tục tấn công các thuyền đánh cá, đã và sẽ đưa các giàn khoan thăm dò dầu khí vào hải phận nước ta, và xây dựng các đảo nhân tạo với phi trường có thể cho máy bay vào đánh phá các thành phố Việt Nam rồi lại bay về.
Trước tình trạng như vậy người Việt Nam phải làm gì? Không ai muốn gây chiến tranh với Trung Quốc, một nước có nền kinh tế lớn hơn 50 lần và hải quân mạnh gấp mười lần. Nhưng muốn bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình, chúng ta không thể để mặc cho Trung Cộng tiếp tục lấn lướt từng bước, trong khi vẫn giữ tình trạng “chiến tranh lạnh” với Mỹ.
Quyền lợi của nước Mỹ khác quyền lợi nước ta. Ðối với họ, vấn đề quan trọng nhất là an ninh đường hàng hải. Những xung đột nhỏ không nguy hiểm cho tình trạng an ninh này, họ sẽ không quan tâm. Không chính phủ Mỹ nào muốn gây thêm chiến tranh vì những vấn đề nhỏ chỉ quan hệ cho các nước xa xôi. Thái độ của họ ở Ukraine cho thấy điều đó. Nếu họ muốn, dân chúng cũng không cho phép.
Nhưng đối với Việt Nam, mỗi hòn đảo bị mất cũng là mất mát lớn. Nếu Trung Cộng tiếp tục lấn lướt, thì không biết bao giờ họ sẽ chiếm hết hải phận nước ta.
Cho nên người Việt Nam phải xác định một lằn ranh, nếu Trung Cộng bước qua thì sẽ phản ứng quyết liệt. Một chính phủ Việt Nam biết bảo vệ danh dự và chủ quyền dân tộc không thể để cho Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục lấn lướt. Phải xác định trước cả thế giới “lằn ranh” của lòng kiên nhẫn. Nêu rõ những hành động nào của Trung Cộng sẽ được coi là bước qua lằn ranh đó, công bố cho cả vùng Ðông Nam Á và các cường quốc có quyền lợi trong vùng biết rõ. Lằn ranh này được xác định là “bước đường cùng,” tới đó thì nước Việt Nam không thể chịu đựng với lòng nhẫn nhục. Phải báo trước nếu Bắc Kinh bước qua lằn ranh đó thì sẽ sinh chuyện lớn.
Sinh chuyện lớn như thế nào? Người Việt phải chứng tỏ nước mình có khả năng biến cả vùng Biển Ðông trở thành một vùng bất an, dù mình không muốn gây chiến tranh với Trung Quốc.
Một cuộc hải chiến trong vùng Biển Ðông, dù chỉ ở cấp nhỏ với mươi chiến thuyền, cũng sẽ làm cho cả con đường hàng hải bất an. Chính phủ các nước chung quanh biết rằng họ sống nhờ an ninh của con đường biển này. Bộ trưởng Quốc Phòng Singapore mới bày tỏ mối lo xung đột trên biển đang tăng cao. Báo chí Nhật Bản đang cảnh cáo nguy cơ Trung Quốc chiếm lĩnh Biển Ðông; mà một hậu quả là Mỹ có thể bỏ rơi không bảo vệ an toàn cho Nhật nữa. Tất cả các nước trên thế giới đều liên hệ. Mỗi năm số hàng hóa đi qua vùng này trị giá 5,000 tỷ đô la Mỹ, chiếm một phần ba giá trị của hoạt động hàng hải thương thuyền quốc tế. Hàng hóa Trung Quốc bán qua Châu Âu và Phi Châu sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn không thể đứng vững nếu những tiếp liệu dầu lửa, hơi đốt và nguyên liệu đi qua đường này bị cản trở trong vòng sáu tháng. Những nước bán dầu lửa, nguyên liệu và cả máy móc ở các nơi xa cũng bị ảnh hưởng.
Cho nên, một cuộc hải chiến nhỏ cũng đủ làm rung động thế giới, và các nước phải can thiệp để chấm dứt càng sớm càng tốt. Không cần những nước khác phải “thân thiện” với nước ta, không cần họ phải ký hiệp ước nào với nước ta, họ vẫn phải can thiệp, vì quyền lợi của chính họ. Khi người Việt tỏ ra cương quyết bảo vệ chủ quyền và danh dự của mình, liều chết ngăn cản không cho Trung Cộng tiến thêm một bước qua lằn ranh giới hạn, cả thế giới sẽ phải giúp bảo vệ dân tộc Việt.
Một câu hỏi người Việt Nam sẽ đặt ra là: Chúng ta có dám, và có chấp nhận hy sinh nếu Trung Cộng cứ thản nhiên bước qua lằn ranh mà dân mình coi là “bước đường cùng” hay không?
Phải chấp nhận hy sinh. Vì chúng ta cũng biết rằng thế giới ngày nay khác với thời quân Nguyên tấn công, thời Tôn Sĩ Nghị đem quân sang đánh. Nước Việt Nam không cô độc khi phải đối đầu với bọn Thoát Hoan, Trương Phụ mới. Vì quyền lợi của chính họ, vì muốn bảo vệ an toàn cho con đường hàng hảo huyết mạch của kinh tế toàn cầu, các nước khác phải can thiệp và bênh vực một nước nhỏ chống lại một cường quốc mà hiện nay không có nước nào là đồng minh.
Phải chấp nhận hy sinh. Vì chúng ta không muốn hèn, để xứng đáng là con cháu những tử sĩ trận Hoàng Sa năm 1974.
Vào năm 1974, khi quân Trung Cộng tiến chiếm các hòn đảo Hoàng Sa, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đang phải lo chiến đấu chống quân miền Bắc và ở thế rất yếu, yếu hơn nước thế lực nước Việt Nam bây giờ rất nhiều. Nhưng Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại kể, khi được hỏi ý kiến, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh phải chống cự đến cùng. Ông Nguyễn Văn Thiệu biết rằng không thể trông cậy vào Hạm Ðội Thứ Bảy của Mỹ. Lúc đó, chính phủ Nixon đã báo trước cho cả Nga và Trung Cộng biết rằng họ bỏ Việt Nam; và họ biết miền Nam không thể đứng vững được khi họ cắt viện trợ. Chính phủ Nixon không có lý do nào đánh nhau với Trung Cộng chỉ để bảo vệ mấy hòn đảo mà họ biết sớm muộn sẽ rơi vào tay Việt Cộng.
Nhưng Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn phải ra lệnh Hải Quân Việt Nam tử thủ. Bất cứ người lãnh đạo nào cũng phải quyết định như vậy, khi thấy đất nước mình bị ngoại quốc đánh chiếm. Dù biết rằng quân mình yếu, các chiến sĩ của mình sẽ chết, không một vị tướng nào có thể ngoảnh mặt làm ngơ khi tổ quốc bị xâm lăng.
Chúng ta tin chắc rằng có những người lính Việt Nam bây giờ không chịu tiếng hèn nhát hơn những chiến sĩ Hoàng Sa. Khi đụng trận, sẽ có hàng trăm, hàng ngàn người chịu hy sinh. Nhưng khi dân tộc đã đến “bước đường cùng” thì sẽ có hàng triệu người sẵn sàng hy sinh như vậy.
Nguồn: Nguoi-viet.com

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...