Skip to main content

Gia đình Mỹ-Việt bán Pizza ở Lạc Dương, Đà Lạt

ĐÀ LẠT (NV) Trong tình trạng ham thích một cách hỗn độn các loại ẩm thực du nhập từ Âu Mỹ ở Việt Nam hiện nay, đến người Sài Gòn cũng cảm thấy bất ngờ khi biết rằng ở kề bên ngọn núi Lang Bian, thị trấn Lạc Dương heo hút lại có một lò bánh pizza đúng khẩu vị Mỹ gốc Ý.


Gia đình Mỹ-Việt mở lò bánh pizza ở thị trấn Lạc Dương- Đà Lạt.
(Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Khi ông chủ làng du lịch Cù Lần, Văn Tuấn Anh nói rằng sẽ mời chúng tôi ăn trưa bằng bánh pizza, chúng tôi tưởng mình nghe lầm, có người còn cho rằng chắc là món bánh xèo miền Trung thay tên đổi họ cho thêm phần vui lạ.

Nhưng khi cô gái người K' Ho tên là RoLăn đưa chúng tôi đi dọc theo con đường lớn của thị trấn, trước mặt chúng tôi cái lò bánh pizza hiện ra với hình dáng không khác gì mọi cái quán hủ tiếu hay bún bò.

Giữa trưa, trong cái nắng nhưng lạnh của xứ Lạc Dương-Đà Lạt, lò bánh pizza không có một người khách nào. Phải một lúc sau người phụ nữ trung niên mặc tạp đề đầu bếp mới bước ra chào khách từ trong cái nhà lợp tôn có từ thời Đà Lạt trước 1975.

Chúng tôi chưa kịp biết bà là chủ hay chỉ là người thợ làm bánh thì đã bị cái bếp nướng bánh pizza xây bằng gạch thô, ống khói làm bằng mấy miếng tôn thiếc hút mất cái nhìn.



Bánh pizza được làm từ các nguyên liêu tươi sạch của cao nguyên
Đà Lạt. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Nhưng ấn tượng nhất vẫn là nguyên cái đầu trâu treo trang trí ngay trên lò bánh rất ư đúng kiểu quán trong một thị trấn của phim cao bồi miền Viễn Tây Hoa Kỳ.

Cả đoàn chúng tôi ngồi vào cái bàn được làm bằng miếng gỗ thông thô. Người đàn bà nướng bánh không nói không rằng gì với khách, bà tiếp tục làm cái việc nhồi bột bánh. Khi miếng bánh pizza với đầy đủ các phụ phẩm cần thiết, bà tiến lại mở cửa lò nướng bánh, lúc đó bà mới hỏi bằng giọng của người xứ Quảng. “Các anh mua mấy cái?”

Chúng tôi nhìn ánh lửa củi bừng cháy khi gió lùa vào trong lò, không cần tốn công sức thổi lửa cực nhọc thì đoán biết người xây lò nướng bánh này đúng là tay làm bánh có hạng.
Một lúc sau, chúng tôi được dịp tiếp xúc với ông chủ lò bánh. Người đàn ông trung niên này là một công dân Hoa Kỳ chính hiệu. Ông tên James Reelick, sinh ra và lớn lên ở Connecticut.

Ông cho biết, ông học ngành thảo mộc, ở Mỹ ông làm việc trong một công ty trồng hoa của gia đình. Ông đến Đà Lạt năm 2007 và chọn gắn bó với núi rừng Lang Bian-Lạc Dương từ đó.



Có không một ngày nào đó nông dân Lạc Dương ăn bánh pizza
của ông Mỹ thay cơm? (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Khi được hỏi vì sao ông đưa một thứ bánh đặc thù văn hóa Âu Mỹ đến một cái nơi mà món bánh mì du nhập có tuổi hơn trăm năm còn “khó sống” cạnh tranh bún, cơm và rau. Ông thành thật cho biết. Để tồn tại ở cao nguyên Lâm Viên tuyệt đẹp này, ông đã làm nhiều nghề nhưng khi rơi vào thế bí thì cái lò bánh pizza này lại cứu ông.

Người dân ở Lạc Dương gọi ông với cái tên thân mật là ông Tây Pizza. Ông giới thiệu cho chúng tôi biết người thợ phụ đang nướng bánh là vợ ông, một người phụ nữ quê Quảng Nam, bà có 2 đứa con riêng và hiện giờ có chung với ông một bé gái ba tuổi.

Ông cho biết, ông hiểu “hoàn cảnh khó” của cái bánh pizza rất Mỹ khi xuất hiện ở thị trấn miền núi này và ông cũng không ngờ sức sống của cái bánh pizza này lại vượt qua mọi trở ngại về văn hóa, chính trị... để trở thành quen thuộc với người dân Lạc Dương, khách du lịch và các du khách nước ngoài đến thành phố Đà Lạt.



Cái lò nướng bánh pizza trang trí đầu trâu cũng ra phong cách
miền Viễn Tây Mỹ. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Hiện tại nguồn thu nhập chính nuôi sống gia đình Mỹ-Việt của ông là lò bánh pizza và trong ông đang ấp ủ một số dự án du lịch nghỉ dưỡng khác mà ông tin rằng sẽ góp phần biến Lạc Dương- Đà Lạt thành một thị trấn đa văn hóa, bởi không đâu ở Việt Nam có phong cách văn hóa Tây phương bằng Đà Lạt.

Chúng tôi được mời ăn bánh, miếng bánh được nướng và cắt ngay trên một miếng gạch tàu của người Việt. Người đàn bà Việt được chồng Mỹ truyền nghề làm bánh pizza này tuy ít nói nhưng vẫn hỏi chúng tôi cho ra cái điều mà chị thắc mắc rằng: Bánh chị làm có ngon không, so với pizza ở Sài Gòn có bằng không?”

Chúng tôi trả lời cho chị yên lòng là bánh rất ngon. Rồi chị phân bua, trong các loại nguyên liệu làm bánh chỉ trừ dầu ô liu là đồ nhập, mọi thứ khác như cà chua, trứng, thịt, hải sản đều được chọn từ nguyên liệu tươi sạch của Đà Lạt.

Đoàn chúng tôi 6 người, ăn tất cả 3 cái bánh pizza của ông Tây, cảm giác lạ miệng, no; và rõ ràng thật thú vị khi nghĩ tới viễn cảnh một ngày nào đó các nông dân Đà Lạt gốc Bắc-Trung-Nam cùng bà con người dân tộc thiểu số ở vùng núi Lang Bian, Lạc Dương này mà chọn ăn bữa trưa bằng thức ăn nhanh pizza Mỹ.

Trần Tiến Dũng/Người Việt

Comments

Popular posts from this blog

Mát xa tai 30 giây mỗi ngày giúp đẩy độc tố trong hệ tiêu hóa ra

Tai không chỉ để nghe mà trên tai có rất nhiều huyệt vị liên quan đến các bộ phận bên trong cơ thể. Bạn hãy dành ra 30 giây mỗi ngày để mát xa tai sẽ có tác dụng đẩy hết độc tố trong hệ tiêu hóa ra ngoài. Cơ thể không thải được độc tố, phân khô tích tụ lâu trong cơ thể sẽ cản trở quá trình trao đổi chất. Qua thời gian sức khỏe sẽ xấu đi, vóc dáng dễ béo, da xấu, đau dạ dày, đại tràng, thậm chí dẫn đến bị viêm và ung thư. Theo Đông y, tai cũng giống như bàn chân, được phân bố dày đặc các khu phản xạ có liên hệ mật thiết tới những cơ quan nội tạng trong cơ thể. Do đó, việc kiên trì mát-xa tai, xoa tai có thể giúp tăng cường sức khoẻ và giúp da dẻ hồng hào. Mát-xa tai giúp đánh thức bộ não hoạt động nhanh nhậy hơn Trên tai chúng ta có rất nhiều huyệt vị có phản xạ và kết nối với các bộ phận bên trong cơ thể. Nếu dùng tay để vuốt trong vòng 30 giây có thể “đánh thức” nhiều bộ phận liên quan khác, đồng thời làm cho hệ thống thần kinh tự chủ khôi phục lại ở mức cân bằng, giúp đào thải chất t...

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày ...

Bộ tranh biếm họa về công lý của các nhà lãnh đạo trên thế giới

Gunduz Agayev là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa nổi tiếng. Chủ đề ông theo đuổi đó chính là nhân quyền và công lý.  Ông chia sẻ: "Tôi đã dành 15-16 ngày cho chủ đề này. Tôi định hình suy nghĩ và đọc những tình huống xảy ra ở các quốc qua. Những bức  tranh biếm họa  mô tả tình trạng thực tế ở các nước." Trước đây, ông đã vẽ những loạt  ảnh biếm họa  nổi tiếng, chẳng hạn như: "Thánh Selfie", "Cảnh sát toàn cầu" và "Chỉ những kẻ độc tài". 1. Nga 2. Đức 3. Iran 4. Hy Lạp 5. Trung Quốc 6. Bắc Triều Tiên 7. Syria 8. Mỹ 9. Anh 10. Thổ Nhĩ Kỳ 11. Brasil 12. Pháp 13. Azerbaijan 14. Penguinlandia Ngọc Hà - Ohay TV