Còn ai thực lòng yêu Đảng?
Biên tập viên của một chương trình truyền hình kể lại rằng, trong một lần đi tìm nhân vật cho một phóng sự nhân kỷ niệm 30/4- Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chị đã nghe các đồng đội của một người lính hy sinh trong mùa hè đỏ lửa Quang Trị năm 1972 kể lại chuyện hết sức cảm động về anh. Trước khi qua đời, người chiến sĩ bị thương nặng đã chỉ tay vào ngực trái mình. Một đồng đội mở cúc túi áo trái của anh lấy ra mấy chục đồng bạc. Ai cũng nghĩ rằng anh sẽ nhờ đồng đội chuyển số tiền này về cho mẹ anh ở quê Hà Tĩnh, nhưng người lính đã thì thào với đồng đội: “Tháng này tôi chưa kịp đóng đảng phí. Hết chiến dịch các đồng chí đóng giúp tôi”. Anh tắt thở trên tay các đồng đội. Nhà văn Chu Lai cũng từng kể lại rằng, khi người lính đặc công cắt xong hàng rào giây thép gai cuối cùng để công phá đồn giặc thì đồng chí chỉ huy, bí thư chi bộ, nằm ngay sau anh, cấu vào bàn chân anh nói nhỏ: “Thay mặt chi bộ tôi xin tuyên bố: từ giờ phút này đồng chí đã trở thành đảng viên”. Đồn giặc bị phá, người lính đặc công ấy đã mãi mãi nằm lại với đất lành Duy Xuyên.
Vâng, một thời hai từ đảng viên thiêng liêng như vậy. “Đảng viên” là danh dự, là thước đo về phẩm hạnh của một cán bộ cộng sản. Chả nói đâu xa, như gia đình nhà tôi đây thôi. Năm 1964 anh tôi được kết nạp vào Đảng trước khi ra chiến trường. Bác tôi đã dựng rạp ngoài sân mời cả họ đến liên hoan, đặt cái Quyết định kết nạp đảng lên bàn thờ báo cáo với tổ tiên. Rồi anh tôi đi và không bao giờ về nữa.
Trong thập niên 60, 70 (mà tôi chúng kiến) dường như không một thanh niên nào ở miền Bắc XHCN không mơ ước, không phấn đấu để trở thành đảng viên, và, chắc chắn rằng, nhiều người trong số họ phấn đấu vào đảng “không phải là để thăng quan phát tài, mà là để phục vụ tổ quốc, là đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân” (như Cụ Hồ đã nói).
Nhưng rồi với thời gian, với nhiều người, động cơ vào đảng đã bắt đầu thay đổi. Từ vào đảng “là để trở thành đầy tớ trung thành của nhân dân” sang “là để thăng quan phát tài”.
Vì muốn trở thành một lãnh đạo ở bất kỳ cấp nào trong hệ thống nhà nước điều kiện tiên quyết phải là đảng viên (trừ một vài trường hợp hy hữu), có chức vụ còn quy định cụ thể là phải có bằng chính trị cao cấp.
Trong các trường đại học không ít sinh viên đã nhìn thấy hoạt động đoàn là nơi dễ “thăng quan phát tài” hơn phấn đấu học giỏi. Ở các cơ quan nhà nước không ít người muốn lên trưởng phòng, ban phải có cái thẻ đảng viên. Mấy anh nhà báo muốn lên chức Tổng biên tập phải có bằng chính trị cao cấp.
Việc quy định “phải là đảng viên”, “phải có bằng chính trị cao câp”, theo tôi, chả có gì xấu, nhưng hệ quả của nó dẫn tới “động cơ” vào đảng đã không còn trong sáng nữa. Chả thế mà cách đây chừng chục năm có anh cán bộ cấp khá cao đã dùng “phao” khi thi khóa học chính trị cấp cao bị giám thị bắt lập biên bản, báo chí làm um một thời đó thôi.
Việc quy định “phải là đảng viên”, “phải có bằng chính trị cao câp”, theo tôi, chả có gì xấu, nhưng hệ quả của nó dẫn tới “động cơ” vào đảng đã không còn trong sáng nữa. Chả thế mà cách đây chừng chục năm có anh cán bộ cấp khá cao đã dùng “phao” khi thi khóa học chính trị cấp cao bị giám thị bắt lập biên bản, báo chí làm um một thời đó thôi.
Thử hỏi, các Đ/C đối tượng đảng, các Đ/C đảng viên xem: bây giờ có những ai còn thực lòng yêu đảng, vào đảng “không phải là để thăng quan phát tài mà là để trở thành đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân”?
Còn kiên định con đường CNXH và Chủ nghĩa Marx-Lenin để làm gì?
Mới đây, trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị TW11 - Khóa XI của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "Kiên quyết không để lọt vào BCH TƯ những người có biểu hiện không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng". Điều đó một lần nữa cho thấy Đảng CSVN vẫn chủ trương kiên định con đường CNXH và Chủ nghĩa Marx-Lenin của họ.
CHỈ CÒN DUY NHẤT VIỆT NAM
Thời gian gần đây, chính quyền Cuba gia tăng thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ với Hoa kỳ được nhiều chuyên gia nhận định đây cũng là một trong những bước tiến quan trọng của Cuba trong quá trình thoát khỏi vòng vây cấm vận, hướng đến một nền kinh tế “thị trường” cởi mở hơn. Việc Chủ tịch Raul Castro, người đứng đầu của nhà nước Cu ba nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Tôi có thể trở lại Công Giáo” là sự khẳng định cho thấy đất nước Cu ba, vốn là một tiền đồn của phe cộng sản ở Tây bán cầu đã chính thức chia tay với ý thức hệ cộng sản.
Còn nhớ cách đây không lâu, Cu ba dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro sau 20 năm kiên định theo mô hình xã hội chủ nghĩa, đã buộc phải thú nhận khi tuyên bố rằng “Mô hình Cuba không còn phù hợp ngay cả đối với chúng tôi”. Được biết khi đó, có nhiều lý do liên quan đến thể chế chính trị cộng sản đã khiến cho Cu ba, dù muốn cải cách và mở cửa để làm ăn với các nước tư bản phương Tây như Việt Nam đã từng làm, cũng không thể thực hiện được. Đến hôm nay thì đã khác hoàn toàn, với việc Cu ba mở cửa thị trường một cách ‘thần tốc’ như hiện nay, thì trong một tương lai không xa chắc chắn nền Kinh tế của Cu ba sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cùng với việc cho các ứng cử viên đối lập tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Hội đồng địa phương, có lẽ không lâu Cu ba sẽ có một cuộc cải các chính trị để chuyển sang một chế độ tự do dân chủ.
Nếu thực sự như vậy thì khối cộng sản, vốn một thời là đối trọng, đồng thời là một nửa của cán cân quyền lực chính trị trên thế giới, đến bây giờ chỉ còn lại vỏn vẹn 03 quốc gia: Đó là Trung quốc, Bắc Triều tiên và Việt Nam. Tuy vậy, Trung quốc trên danh nghĩa vẫn là một nước cộng sản, nhưng thực chất đã từ họ lâu đã đoạn tuyệt với Chủ nghĩa Marx-Lenin để theo đuổi mô hình Xã hội Chủ nghĩa mang màu sắc Trung quốc. Còn nước thứ 2 là Bắc Triều tiên, một quốc gia khép kín thuộc loại kỳ quặc nhất thế giới, lâu nay đã quay lưng hẳn lại với thế giới văn minh.Với sự cai trị độc tài gia đình trị của dòng họ Kim cùng với hệ tư tưởng Chủ thể, đã được thay thế chủ nghĩa Marx Lenin trong hiến pháp của Bắc Triều Tiên trở thành ý thức hệ nhà nước chính thức. Và nước còn lại cuối cùng là Việt Nam, một quốc gia dù rằng đã và đang theo đuổi nền Kinh tế thị trường tự do hoàn chỉnh.
Chủ nghĩa Marx-Lenin đến hôm nay chỉ còn duy nhất Việt Nam là quốc gia còn dùng và coi đó là nền tảng tư tưởng của Đảng CSVN, chính đảng hợp pháp duy nhất tự cho mình là đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội.
KIÊN ĐỊNH CON ĐƯỜNG CNXH VÀ CHỦ NGHĨA MARX-LENIN ĐỂ LÀM GÌ?
Phải thừa nhận, đến hôm nay đảng Cộng sản Việt Nam và các lãnh tụ của họ vẫn cứ loay hoay trong việc đi chọn lựa con đường cho đất nước? Với bằng chứng là một đằng họ luôn kêu gào đi theo con đường CNXH và Chủ nghĩa Marx-Lenin, song trên thực tế họ đã tiến hành để đưa mội mặt kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục v.v... của Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa, cho dù chỉ ở giai đoạn sơ khai và man rợ. Theo các nhà bình luận chính trị thì việc theo đuổi Chủ nghĩa Xã hội theo Chủ nghĩa Marx-Lenin thực chất chỉ là tấm bình phong nhằm khẳng định sự độc tôn chính trị của một nhóm người đang nắm giữ quyền lực.
Với thời gian gần 100 năm, kể từ khi cuộc Cách mạng tháng 10 thành công và thiết lập một nhà nước XHCN đầu tiên (1917), cho đến nay lịch sử đã chứng minh cho thấy sự sai lầm của học thuyết Marx-Lenin. Một học thuyết phản động, phản khoa học đã kéo nhiều quốc gia và dân tộc đi ngược lại tiến trình lịch sử phát triển của xã hội loài người. Với bằng chứng là sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu và Liên xô, ở các quốc gia đó họ đã đoạn tuyệt và vứt vào sọt rác cái học thuyết đó. Và gần đây nhất, sự khủng hoảng kinh tế của nhà nước tự cho mình là nhà nước XHCN như Venexuela là bằng chứng khong thể chối cãi.
Thậm chí Nghị quyết 1481 của Hội đồng Nghị viện châu Âu đã chỉ rõ (trích):
"…Những chế độ độc tài toàn trị cộng sản gồm khối Liên xô, Đông Âu trong thế kỷ 20 và một số chế độ cộng sản hiện vẫn còn cầm quyền ở 4 nước trên thế giới, đều là những quốc gia vi phạm nhân quyền. Những vi phạm này tuy khác nhau về cấp độ văn hoá, về ranh giới quốc gia, cũng như tùy giai đoạn lịch sử nhưng đều có chung những cuộc giết người tập thể, ám sát, thủ tiêu cá nhân không cần xét xử, biến đất nước thành trại tập trung với sự đầy đọa con người về thể xác cũng như tinh thần: tra tấn, nô lệ hoá, lao động khổ sai, tù đầy, khủng bố tập thể, ngược đãi, ám sát vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính kiến; vi phạm quyền tự do tư tưởng, xúc phạm lương tâm con người, cấm tự do báo chí, tự do chính trị, độc tôn, độc quyền, độc đảng… Các chế độ độc tài toàn trị còn lại trên thế giới vẫn tiếp tục gây tội ác. Không thể dùng quan điểm quyền lợi quốc gia để biện hộ, lấp liếm sự lên án của cộng đồng nhân loại với các tội ác của các chế độ toàn trị này. Quốc hội chung châu Âu cực lực lên án tất cả mọi vi phạm quyền con người trong các chế độ cộng sản, coi nó như là tội ác chống nhân loại…"
Hậu quả của việc đưa vào và áp dụng Chủ nghĩa Marx-Lenin ở Việt Nam đã gây biết bao nhiêu tai họa cho dân tộc này. Với những "kỳ tích" được khắc sâu trong lịch sử như Cải cách Ruộng đất, Nhân Văn giai phẩm, Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, nền kinh tế tem phiếu thời còn bao cấp v.v... mà đến nay nhắc lại người ta vẫn toát mồ hôi vì sự ác độc khủng khiếp một thời. Vậy mà đến nay, Đảng CSVN vẫn khẳng định sẽ tiếp tục kiên định đi theo con đường CNXH và đường lối cộng sản, cho dù ai cũng hiểu đó là một hành động phản quy luật và phi thực tế. Không chỉ thế, nhân loại đúc kết và chỉ ra rằng, Chủ nghĩa Cộng sản đã được là con đường dài nhất nhưng đầy máu và nước mắt để tiến tới một xã hội tư bản.
BIẾT SAI NHƯNG CỐ TÌNH
Từ năm 1986, trước nguy cơ sụp đổ của nền kinh tế Kinh tế tập trung theo mô hình chủ nghĩa Marx-Lenin đã buộc đảng Cộng sản Việt Nam phải tiến hành công cuộc đổi mới cải cách về kinh tế bằng cách xóa bỏ nền Kinh tế tập trung – bao cấp. Gọi là đổi mới nhưng thực ra nó chỉ là việc trở lại với quy luật kinh tế tự nhiên, chấp nhận sự điều tiết của cung và cầu của thị trường mà gần như tất cả các quốc gia khác trên thế giới đã đang áp dụng thành công. Bằng sự đổi mới kinh tế, thực chất là việc xa rời Chủ nghĩa Marx-Lenin đã tạo ra bước ngoặt về kinh tế của Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định cho tháy rằng tăng trưởng kinh tế ở một quốc gia đang phát triển ở mức độ thấp như Việt Nam không khó khăn gì nếu nền kinh tế đó tôn trọng quy luật trị trường.
Cần phải khẳng định điểm mấu chốt nhất của chủ nghĩa Marx-Lenin là chế độ công hữu hóa tư liệu sản xuất và chống chế độ người bóc lột người. Song ở Việt Nam hiện nay, Đảng CSVN đang hướng tới một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, với việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế, chấp nhận kinh tế tư nhân, để rồi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thậm chí gần đây Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng còn cho rằng cần coi kinh tế tư hân là động lực của nền kinh tế v.v... Điều đó đã cho thấy, trên thực tế Đảng CSVN đã hoàn toàn từ bỏ luận điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin và chuyện kiên định với Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Marx-Lenine chỉ là vấn đề trên lý thuyết. Đó chính là lý do vì sao trong xã hội Việt Nam người ta vẫn truyền tụng rằng: "Đảng viên nhan nhản, Cộng sản mấy người?"
Thực ra, Đảng CSVN vẫn cố bám vào học thuyết Marx-Lenin cũng chỉ nhằm để khẳng định vị thế độc tôn chính trị để độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Cũng phải thừa nhận, chế độ độc đảng phần nào cũng tạo ra sự ổn định xã hội ở mức độ nhất định, tuy vậy nó cũng gây ra các bất cập lớn đặc biệt là hạn chế các quyền tự do dân chủ của công dân được Hiến pháp quy định.
Điều nguy hiểm là với sự độc quyền chính trị này đã vô hiệu hóa cơ chế giám sát và điều chỉnh quyền lực nhà nước. Dẫn tới tình trạng vô trách nhiệm, do thiếu sự kiểm soát dẫn tới mất dần thế cạnh tranh để vươn lên của đảng cầm quyền. Tình trạng này kéo dài dẫn tới nhà nước không quan tâm tới vấn đề an sinh xã hội cần thiết để ngày càng cải thiện đời sống của đại đa số dân chúng, mặt khác nó cũng là lỗ hổng tạo nên tình trạng người lãnh đạo có quyền lực nhưng không đi đôi với trách nhiệm, do đó dẫn tới tình trạng tham nhũng là phổ biến và kéo dài không bị kiểm soát và xử lý. Do đó, việc các cán bộ lãnh đạo ở các cấp vi phạm hiến pháp, pháp luật gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế, tuy vậy họ hoàn toàn không bị xử lý là điều phổ biến.
KẾT
Việc cố tình bám víu vào cái chủ nghĩa Marx-Lênin là một sự hoàn toàn sai trái phản quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội của Đảng CSVN. Đáng tiếc vì tham quyền cố vị và muốn đặc quyền đặc lợi, họ đã cố tình theo đuổi một chủ thuyết phản động, phản quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Nguy hiểm hơn là họ thừa biết những cái đó là sai trái, là sự cản trở cho sự phát triển của đất nước và dân tộc, nhưng vì quyền lợi cá nhân bọn họ sẵn sàng làm mọi thứ có thể để duy trì quyền lực. Kể cả việc vẫn tiếp tục kiên định theo con đường của chủ nghĩa Marx-Lenin , thực chất cũng chỉ là việc câu giờ hòng kéo dài quyền lực, hòng vơ vứt và trục lợi cho bản thân họ.
Quy luật của muôn đời của tự nhiên luôn luôn là cái thiện phải chiến thắng cái ác, cái đúng đắn và phù hợp quy luật chắc chắn sẽ chiến thắng sự sai trái và sai lầm. Những kẻ cố tình kìm hãm vòng quay của bánh xe lịch sử thì lũ chúng sẽ bị chính bánh xe lịch sử nghiền nát.
Ngày 18 tháng 05 năm 2015
© Kami
Comments
Post a Comment