Skip to main content

Thư ngỏ của các Tổ chức Xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam gởi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (19 tổ chức)

xahoidansu001
Kính gởi: Đại tướng Trần Đại Quang, bộ trưởng Công an nước CHXHCN Việt Nam.
Đồng kính gởi: Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước và các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Thưa ông Bộ trưởng,

Kể từ khi lên chức Bộ trưởng bộ Công an khoảng giữa năm 2011 đến nay, quả thật ông đã để lại dấu ấn lớn lao trên sự an sinh của Đồng bào và đặc biệt trên những con người bị ông lẫn ngành công an coi là “xâm phạm an ninh quốc gia”, “gây rối trật tự xã hội”.

Hôm nay, nhân vụ các anh Nguyễn Chí Tuyến và Đinh Quang Tuyến, hai người đấu tranh dân chủ ôn hòa bị nhiều thuộc hạ của ông, giả dạng côn đồ, hành hung tàn bạo tại Hà Nội sáng ngày 11/05/2015 (anh Chí Tuyến) và tại Sài Gòn sáng ngày 19/05/2015 (anh Quang Tuyến), chúng tôi thấy cần gởi đến ông thư ngỏ này, trước là để cảnh tỉnh ông, sau là để cho toàn thể đồng bào và thế giới thấy được phong cách lãnh đạo công an cảnh sát, đường lối “bảo đảm an ninh đất nước” của ông và kiểu cách thực thi vai trò “giữ gìn trật tự xã hội” của thuộc hạ ông.


1- Duy trì khẩu hiệu “Chỉ biết còn Đảng thì còn mình”.
Cùng với lời thề công an “trung thành tuyệt đối với đảng Cộng sản”, với danh xưng công an là “thanh gươm, lá chắn” của đảng, khẩu hiệu trên đây, có từ thời Trần Quốc Hoàn, là một sự vô ơn trắng trợn đối với nhân dân, tập thể cao quý sản sinh và nuôi dưỡng công an, đồng thời là sự phỉ báng tàn tệ đối với chức năng và danh dự của ngành là chỉ phụng sự Tổ quốc và Nhân dân (như ở mọi quốc gia văn minh dân chủ). Khẩu hiệu có tính nguyên tắc ấy ngoài ra còn giết chết lương tâm của những con người đang làm một nghề tự bản chất là cao quý lẫn cần thiết, và do đó mở đường cho bao thái độ kiêu căng hống hách, tham nhũng tống tiền, ứng xử vô luật (sử dụng côn đồ), hành động ám muội (giả dạng côn đồ), tàn bạo đối với nhân dân.


2- Chà đạp văn hóa đạo đức Dân tộc
Đó là phá đám tang của các đảng viên phản tỉnh như Trần Độ, Lê Hiếu Đằng, Trần Lâm, Hoàng Thị Ái Hoát…, thậm chí đám tang dân thường như của bà Hồ Nhu (Đặng Thị Tân) tại giáo xứ Cồn Dầu năm 2010. Công an cũng nhiều lần đốt phá nhà tang lễ của Đồng bào H’Mông tại Cao Bằng (tháng 3/2013, 10/2014, 2/2015). Đạo lý truyền thống “nghĩa tử là nghĩa tận” lần đầu tiên trong lịch sử Dân tộc, đã bị lực lượng này ngang nhiên phá nát.

Ngoài ra, công an còn nhiều lần xâm phạm lễ tưởng niệm các liệt sĩ chống Trung Quốc, tổ chức tại Hà Nội chẳng hạn, bằng cách tự mình hay dùng tay sai cản phá buổi lễ, chửi bới hành hung những người đi tưởng niệm. Những cuộc cướp bóc hỗn loạn tại các lễ hội như Khai ấn Đền Trần ở Nam Định năm 2014, Tưởng niệm Thánh Gióng ở Hà Nội năm 2015 (toàn những anh hùng chống Trung Quốc)… đã không thể xảy ra nếu không có sự dung túng của công an.


3- Đàn áp nhân dân đứng lên đòi quyền sống
Các cuộc biểu tình đòi đất đai ruộng vườn của dân oan từ bắc chí nam như Văn Giang, Bắc Giang, Dương Nội, Tiên Lãng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thủ Thiêm, Thủ Đức, Long An… đã mau chóng bị dẹp tan trong máu và nước mắt, trong đánh đập và bỏ tù nhờ bàn tay của những công an cảnh sát dân phòng lạnh lùng tàn nhẫn, mù quáng tuân theo lệnh trên hay mờ mắt vì món tiền thưởng. Cuộc xuống đường của hàng ngàn dân Bình Thuận tháng 4/2015 phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm môi trường đã bị cảnh sát cơ động đối phó bằng dùi cui, súng chỉ thiên và lựu đạn cay. Những ai hỗ trợ công nhân đình công đòi quyền lợi cũng bị giam cầm, xử án như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh (10/2010). Ngay những thiện nguyện viên cứu giúp dân oan như hai ông Hà Thanh và Tiến Sơn cũng bị hành hung (03/2015).

Người dân Hà Nội biểu tình bảo vệ cây xanh bị thóa mạ, tống lên xe đưa về đồn tra hỏi (04/2015). Nhiều biểu tình viên như Tiến Sơn, Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tuyến còn bị công an giả dạng côn đồ hành hung thô bạo. Thậm chí trong những cuộc xuống đường chống quân xâm lăng, đòi quyền sống cho dân tộc, công an cũng không để yên cho người dân thể hiện lòng yêu nước.


4- Tra tấn, giết chết người bị tạm giam
Từ nhiều năm nay, công an và đồn công an trở thành nỗi kinh hoàng khiếp đảm của dân lành. Theo báo cáo của chính Quốc hội ngày 10-04-2015, trong 3 năm qua, đã có hơn 260 người chết (thực tế hẳn cao hơn nhiều, trong đó có cả học sinh trung học) đang khi bị công an tạm giữ. Phần lớn họ bị bắt vào đồn vì những vi phạm nhỏ nhặt, nhưng rồi đã bị tra tấn đến chết để lấy khẩu cung. Điều đáng nói là nhiều người bị vu khống tự tử và ít có viên công an nào phải chịu trách nhiệm và bị xử lý đúng pháp luật.


5- Bạo hành đối với những người hoạt động nhân quyền
Trước hết, đó là hăm dọa, cấm hành nghề hoặc áp lực đuổi khỏi ngành những luật sư bênh vực nhân quyền như Lê Trần Luật, Huỳnh Văn Đông, Võ An Đôn, Nguyễn Thanh Lương… Thứ đến, gây rối cuộc sống những ai hoạt động nhân quyền, như đối với bà Dương Thị Tân, anh Huỳnh Trọng Hiếu, không cho họ xuất cảnh (như linh mục Lê Ngọc Thanh, cô Huyền Trang, nhà báo Phạm Chí Dũng, giáo sư Nguyễn Huệ Chi)… Tiếp nữa, khóa cổng chặn đường những công dân muốn tham dự các cuộc gặp gỡ, hội họp về nhân quyền, thậm chí do chính khách hay tổ chức quốc tế tổ chức; rồi bao vây, hành hung, cướp giật điện thoại, máy ảnh của những ai đến tham dự các phiên tòa chính trị như vụ Lấp Vò, Đồng Tháp (8/2014), hay đến thăm các tù nhân lương tâm, như bạn bè ông Phạm Văn Trội (01/2014), ông Trần Anh Kim (01/2015). Ngang nhiên và tàn bạo hơn nữa là truy sát, đánh trọng thương như trường hợp các ông JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Trương Văn Dũng, Hoàng Dũng, Nguyễn Văn Thạnh, các bà Trần Thị Nga, Nguyễn Hoàng Vi, gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn….

Phục kích để bắt giam vô cớ rồi xử án vô luật như đối với Bùi Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Phạm Minh Vũ, Đỗ Nam Trung, Lê Thị Phương Anh…

Các nhà hoạt động cho quyền tôn giáo cũng bị công an và tay chân côn đồ chặn đường gây sự như Hội đồng Liên tôn VN, nhiều chức sắc và tín đồ Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao đài, Hòa Hảo. Đặc biệt công an kết hợp với côn đồ nhiều lần bạo hành đối với cộng đoàn Mennonite Bình Dương (2014-2015) hay các Hội thánh Tin lành tại gia.

Những nhà báo viết bài tố cáo công an tham nhũng, hối lộ, bạo hành, mua quan bán chức… rốt cục đã phải nếm cảnh lao tù như phóng viên Hoàng Khương và mới đây là chủ bút Kim Quốc Hoa báo Người Cao Tuổi.


6- Hành hạ các tù nhân lương tâm
Thái độ đầu tiên của công an khi thẩm vấn dạng tù nhân này là dùng những biện pháp hèn hạ như lường gạt, tra tấn thể xác và bức bách tinh thần để họ phải nhận tội (chứng từ của Ls Lê Công Định và bà Lê Thị Phương Anh mới đây). Hai trường hợp bức cung nổi tiếng nhất là buộc Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải vào tội giết người để nay bị tuyên án tử.

Một khi họ đã thụ án, công an tiếp tục cưỡng buộc nhận tội những tù nhân bất khuất, bằng nhiều biện pháp bất nhân bẩn thỉu như bỏ đói (Đặng Xuân Diệu), nhờ tù nhân hình sự đánh đập (Hồ Thị Bích Khương), biệt giam kỷ luật (Nguyễn Đặng Minh Mẫn), cắt thăm nuôi (Đinh Nguyên Kha), không chăm sóc y tế đầy đủ (Nguyễn Xuân Nghĩa), đày đi thật xa gia đình (Mai Thị Dung, Tạ Phong Tần). Đặc biệt là đầu độc cho chết trong tù (như Huỳnh Anh Trí, Đinh Đăng Định).

Công an trại tù còn bóc lột tù nhân (chính trị lẫn hình sự) bằng cách bán hàng cantine với giá cắt cổ, đòi hối lộ để được chút thoải mái, nhất là cưỡng bức lao động khổ sai đến kiệt lực. Thành viên các trại cai nghiện, “trung tâm giáo dục” và “trường phục hồi nhân phẩm” cũng không thoát khỏi số phận bi thảm này.
Thưa ông bộ trưởng,

Trên đây chỉ là liệt kê một số “thành tích” của ông và của ngành công an Cộng sản. Sự gia tăng con số khổng lồ của họ -trong đó phải kể đến sự gia tăng nhanh chóng số tướng công an trong thời bình và sự phân bổ các tướng lãnh này vào nhiều bộ ngành và địa phương- điều đó tạo một áp lực thường xuyên và khủng khiếp lên bộ máy nhà nước, lên cuộc sống người dân vốn không thể an bình để làm việc, đóng góp xây dựng xã hội.

Việc dùng công an để “đối thoại” bằng nắm đấm, dùi cui, nhà tạm giữ, đòn tra khảo với những người khác chính kiến và tiên thiên coi họ như kẻ thù chỉ làm suy giảm nguyên khí quốc gia, gây chán nản cho những công dân thiện chí, và dĩ nhiên chẳng thể nào làm Đất nước phát triển. Rõ ràng ông đang bôi tro trét trấu vào mặt chế độ mà ông phục vụ, đồng thời cho thấy công an chính là kẻ thù tàn hại Tổ quốc Dân tộc.

Tụt hậu toàn diện của đất nước, thất bại mọi mặt của các chính sách, sai lầm đủ thứ của nhà cầm quyền, tội ác tràn lan trong dân chúng và bất ổn triền miên trong xã hội, ông bộ trưởng và ngành công an gánh trách nhiệm không phải nhỏ về thảm trạng và tệ nạn đó.

Gieo gió gặt bão! Nhân nào quả ấy. Ông đừng tưởng bạo lực và dối trá có thể bình định được lòng dân đang phẫn uất và củng cố được chế độ đang suy tàn. Hãy nghĩ đến biết bao kẻ bá đạo trong lịch sử đã phải trả giá như thế nào để tự răn mình và dạy dỗ các thuộc cấp của ông. Bằng không thì thư ngỏ này sẽ trở thành một trong những bản cáo trạng cho chính ông!


Viết tại Việt Nam ngày 22 tháng 05 năm 2015.

Các tổ chức xã hội dân sự độc lập đồng ký tên:
1- Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá Hải.
2- Con Đường Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Công Huân
3- Diễn đàn Xã hội dân sự. Đại diện: Ts Nguyễn Quang A
4- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa
5- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Hội trưởng Lê Quang Liêm.
6- Giáo hội Tin lành Mennonite VN Độc lập. Đại diện: MS. Nguyễn Hồng Quang.
7- Hội Ái hữu tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam. Nguyễn Bắc Truyển
8- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Kỹ sư Phạm Văn Trội.
9- Hội Bảo vệ Quyền Tự do tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân
10- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy
11- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyến Đan Quế.
12- Hội Nhà báo độc lập VN. Đại diện: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
13- Hội Phụ nữ Nhân quyền. Đại diện: Bà Trần Thị Nga
14- Hội thánh Tin lành Chuồng Bò. Đại diện: Ms. Nguyễn Mạnh Hùng.
15- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
16- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Phan Văn Lợi.
17- Phong trào Dân oan Liên kết đấu tranh. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
18- Phòng Công lý Hòa bình Dòng Chúa Cứu Thế. Đại diện: Lm Đinh Hữu Thoại.
19- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất. Đại diện: HT Thích Không Tánh.

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...