Skip to main content

Vũng lầy của chúng ta

Thư cho bạn:
Bạn tôi,
Bạn có thấy mạng xã hội hôm nay giống như một đại dương? Tất cả những gì có khả năng trôi dạt và dễ bám đều ở trên bề mặt của của nó, và phần còn lại nằm trong thẳm sâu bao la, với vô vàn điều không thể tỏ bày.
Bạn và tôi cũng đang sống cùng dòng chảy timeline trên Facebook, mọi thứ ào ạt trồi lên như tư duy của thế giới sống chung quanh. Cái gì không bám lại được trong trí nhớ con người sẽ dạt đi, nhường chỗ cho những cái mới hơn ập đến, níu kéo, thu hút mắt nhìn.
Và có những thứ trên dòng thời gian đó đó trôi đi, khó lòng tìm lại được, dù chỉ là trong khoảng khắc. Một người bạn của chúng ta kể rằng cô ấy đã trượt dài trên màn hình để tìm lại một trích dẫn rất hay vừa thấy, nhưng không bao giờ gặp lại. Thời gian thật tàn nhẫn, và sự bàng quan của con người với mẫu trích dẫn đó cũng là nguyên nhân nhấn chìm nó vào lòng đại dương quên lãng. Ngập trong những thông tin nhộn nhịp của đời sống vô nghĩa, cô bạn ấy tuyệt vọng tìm kiếm như một kẻ bơi lặn quẩn quanh dưới đáy nước.
Trên timeline của Facebook tiếng Việt, dòng thời gian luôn níu kéo người ta với những chuỗi thông tin về người mẫu bán dâm, về đánh ghen, về cướp giật, ảnh lộ hàng… Thật đáng ngạc nhiên khi có những người mẫu, ca sĩ chỉ cần chụp một ảnh selfie, đã có hàng ngàn like và lời bình luận na ná nhau. Thậm chí, những người có tên tuổi cũng tìm cách lôi kéo khách đến nhìn bằng mọi kiểu viết, tội nghiệp như một cô gái điếm về già, hối hả của G.Marquez. Nếu Facebook là biển, thì bề mặt của nó luôn chở đầy những tạp chất gớm ghiếc và ô nhiễm của thời kỳ cố phát triển với xa hoa ngu ngốc. Timeline đó đủ để giới thiệu tính cách Việt và mối quan tâm của người Việt ở thế kỷ 21.
Trong vài năm gần đây, Facebook Việt đã khai sinh một xu hướng ngôn ngữ mạng rất mới. Một loại ngôn ngữ kêu vang với ảo từ và lừa mị. Người đọc chưa kịp biết về nội dung thì đã bị hối thúc đọc bởi những chữ nghĩa kiểu như “bàng hoàng”, “lặng người”, trắng muốt”, đê mê”… Người ta bơi trên internet cùng với những lổn ngổn tạp chất do chính mình thải ra và vui cười thỏa mãn, dĩ nhiên không quên like.
Vậy mà mới đây, bản tin về ngư dân Việt bị tàu Trung Quốc công khai đâm thẳng vào, phá nát, không màng tính mạng con người, lại chỉ trôi qua, rồi mất hút lặng lẽ như mẫu tin quý mà cô bạn tôi vật vã vì không còn thấy nữa. Bản tin trên báo Nhà nước có cái tựa mạnh mẽ chưa từng thấy “Đâm vỡ tàu cá,Trung Quốc cố ý giết ngư dân Việt Nam” đã lặng lẽ trôi qua, chìm dần dưới những câu chuyện về hotgirl chụp bán nude, về dàn siêu xe của đại gia. Cái sống cái chết được bày ra hiển hiện chân thực. Cái ác và âm mưu với quê hương mình cũng phô bày không ngại ngùng trước mắt, nhưng dường như vẫn không níu kéo được cái nhìn của con dân Việt hôm nay. Người Việt quan tâm nhau trong thế kỷ này thật lạ lùng. Khi có ngư dân không may bị chết vì bão trên biển, luôn có những chương trình từ thiện ồ ạt đổ về, tươi cười chụp ảnh ghi nhận. Nhưng khi người đi biển luôn bị cướp, bị hại, bị giết vì kẻ xâm lược thì những cái Like cũng không buồn ghé đến. Người ngư dân nếu chết, thì 2 lần bị nhấn chìm. Một lần ở biển sâu, một lần nữa giữa lòng nông cạn của đồng bào mình.
Những điều đó, những điều nguy nan và rất thật.
Carlos Ruiz Zafón, nhà văn Tây Ban Nha, có ghi rằng số phận đứng đâu đó bên ngoài đời bạn, nó không đi tìm bạn, mà chính bạn là người đi tìm nó. Xã hội Việt Nam hôm nay có những dòng người quen đi tìm số phận bằng phẳng và cầu an cho chính mình bằng cách lược bỏ những nỗi đau của đồng loại, dù nó hiển hiện ngay trước mắt mình. Một xu hướng tâm phần phân liệt tự chữa trị cho mình bằng cách giải phẫu tập thể khỏi những điều rất gần với mình. Thế nhưng bạn có bao giờ đứng ra xa và nhìn thấy rằng một xã hội như vậy, có phải không khác gì một bệnh viện khổng lồ với đầy những kẻ thương tật tinh thần?
Bản tin hoảng hốt về vấn nạn trên biển Đông, cho biết tàu đánh cá ĐNa 90152 TS có 10 ngư dân bị tàu sắt Trung Quốc cố tình đâm chìm để giết chết, trong đó có người chỉ vừa 20 tuổi. Và đây chỉ là hành động mới nhất trong một loạt âm mưu nhẫn tâm của Trung Quốc, thế nhưng sự phẫn uất từ người Việt hôm nay dường như còn ít hơn chuyện một cô gái đẹp té xe trên đường mà không có người đến đỡ giúp.
Những ngư dân Việt hôm nay cũng phải chọn một số phận là lênh đênh trên biển, giành giật ý thức chủ quyền với súng đạn và tàu lớn của Trung Quốc, cũng như chấp nhận số phận của họ bị thờ ơ từ đồng bào mình. Nếu có chết, số phận của họ là linh hồn lưu lạc dưới đáy biển sâu, nơi những nén hương thắp bên mộ gió sẽ không bao giờ với tới được.
Thật buồn, trong những ngày tháng an nguy của quê nhà, nếu chúng ta muốn tìm đến, chia sẻ nỗi đau đồng loại mình – chúng ta phải vất vả xô ra những thứ ô nhiễm trên bề mặt đại dương, vùng vẫy giữa những điều ngớ ngẩn của xã hội đang học đòi hưởng thụ – và lặn xuống để nhìn thấy. Bạn có cảm thấy như tôi, chúng ta đang vùng vẫy trong cuộc sống, mà như đang chìm dần trong vũng lầy ngu dại?
Tuấn Khanh
Nguồn: blog Tuấn Khanh


Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...