Skip to main content

Vô Cảm, Vô Cảm, tuyệt đối Vô Cảm

Phải mất sáu tiếng đồng hồ một đoàn cấp cứu người Pháp và người Nepal cưa gỗ, đục tường và sàn nhà, mới kéo được anh Rishi Kanal, 28 tuổi, ra khỏi đống gạch ngói đổ nát, sau trận động đất, đưa nước uống và bơm dưỡng khí cho anh. Một cụ già 101 tuổi ở quận Nuwakot, phía Tây Bắc thủ đô Kathmandu được cứu; cụ nhịn đói, nhịn khát suốt bảy ngày sau khi động đất; cả làng bị xóa sạch. Nhân viên một công ty Mỹ mang hai cái máy tìm kiếm bằng radar sóng ngắn qua, cứu được bốn người ở làng Chautara, họ bị vùi dưới hai lớp cao ốc sụp đổ chồng lên nhau. Cái máy Finder của NASA lần đầu tiên đem dùng trên trái đất, có thể dò biết hơi thở và nhịp tim đập của con người dưới sâu hàng chục thước. Ðoàn cấp cứu này gồm nhiều người quốc tịch Bỉ, Hòa Lan và Trung Quốc.

Sau những vụ thiên tai, cảnh con người đi cứu lẫn nhau khiến chúng ta xúc động; cảm thấy tình nhân loại thật ấm áp.

Nhưng chúng ta cũng rất buồn khi thấy những người hoàn toàn vô cảm trước nỗi thống khổ của đồng loại. Người Việt Nam thì không những buồn mà còn thấy xấu hổ, khi thấy trên mạng Internet quốc tế cảnh một đồng bào của mình hoàn toàn vô cảm. Trên website 9gag có hình nhiều du khách ngoại quốc đang đi cấp cứu các nạn nhân động đất, kèm theo bức hình một phụ nữ Việt Nam đang đứng chụp hình kỷ niệm giữa cảnh đổ nát. Cô có khuôn mặt rất xinh, miệng nở nụ cười hớn hở, tay đưa lên như chỉ cho mọi người thấy ngôi nhà bị sập cao như thế nào. Ðúng là một thái độ vô cảm. Ðiều đáng xấu hổ hơn, là cô này ở trong một phái đoàn hội Chữ Thập Ðỏ, sang Nepal trước đó mấy ngày để “nghiên cứu về động đất.”

Chữ Thập Ðỏ, người miền Nam trước đây gọi là Hồng Thập Tự là một tổ chức cấp cứu. Tinh thần của các hội Hồng Thập Tự là cứu người, giúp người. Phải có tấm lòng mẫn cảm, thương xót mới làm việc cho những tổ chức như thế. Thái độ vô cảm càng không chấp nhận được. Trên website 9gag có hai tấm hình, lần lượt được chú thích cho dân mạng so sánh: A member of Redcross Vietnam” (Một thành viên Hội Chữ Thập Ðỏ Việt Nam) và “Other tourists” (Những du khách khác đang cùng dân địa phương tìm bới các đống gạch đổ nát).

Nhưng không phải chỉ một mình cô gái này vô cảm. Cả đoàn cùng đi với cô cũng vậy. Ði học hỏi về việc phòng bị động đất, đối phó với động đất, đáng lẽ ra khi gặp cảnh động đất thật thì phải coi đây là một cơ hội học hỏi trên thực địa. Nhưng không. Gặp động đất, cả đoàn tìm cách kéo nhau về sớm. Về tới nhà, được dịp khoe khoang tài thành tích ăn mì gói và tài chạy chọt của mình, làm thế nào tìm được máy bay đi Quảng Châu rồi về Hà Nội!
Chuyến đi Nepal được hội Hội Chữ Thập Ðỏ Na Uy tài trợ, tiền ăn ở hàng ngày đã lãnh rồi. Không biết họ có đem trả tiền cho người ta, hay mang về Hà Nội ăn tiêu cho sướng?
Họ thanh minh rằng không có khả năng cấp cứu, không biết phong tục và ngôn ngữ địa phương nên đành về. Nhưng có hai người Việt Nam khác, nhân viên một hãng viễn thông đang ở Kathmandu lúc đó, họ không bỏ chạy. Họ tình nguyện vào bệnh viện giúp các công tác cứu thương, và đi hiến máu. Có ai cần biết nói tiếng địa phương đâu?

Dân Việt Nam không vô cảm như mấy người Chữ Thập Ðỏ. Câu chuyện và hình ảnh này lên mạng, các công dân mạng ào lên “ném đá!”

Dân mạng lại “ném đá” một lần nữa khi thấy cảnh người ta đưa xác một phi công tử nạn về nhà trong một cái túi xách tay! Ðó là di hài một thiếu tá phi công thiệt mạng trong chuyến bay huấn luyện tháng trước, được đưa về cho gia đình tại Hải Phòng. Trên thế giới, người ta rất kính trọng các thi hài, dù đó là thường dân. Thi hài các quân nhân tử nạn khi đang làm nhiệm vụ đều được đặt trong quan tài phủ Quốc kỳ, đưa đón với lễ nghi trang trọng và uy nghiêm. Nhưng ở Việt Nam thì di hài một sĩ quan không quân bị nhét trong một cái túi hành lý loại xách tay, mầu xanh trơn, cho hai người khiêng, một người đi trước bước theo kiểu diễn hành. Gia đình người chết không được mời tới nhận và đưa thi hài về nhà. Ðơn vị không quân của anh có cử đại diện đưa anh về với gia đình hay không? Tại sao người ta không đặt cái túi lên một miếng gỗ lớn hơn một chút, bốn người khiêng trông nó đỡ bệ rạc? Chẳng người nào thắp cho người chết một nén hương. Cũng chẳng thấy một đóa hoa, một băng tang màu đen hoặc mầu trắng, hay một tấm khăn sô phủ cho kín đáo! Cả đám tang là cái túi hành lý xách tay bằng plastic, nếu mở coi bên trong chắc thấy chữ Made in China! Tại sao không bỏ tiền ra mua một cái “hòm” gỗ cho nó phải phép? Tiền để đem xây biệt thự cho các quan bí thư tỉnh, bí thư xã không bớt đi một phần trăm ngàn làm việc từ thiện này được hay sao?

Nhiều công dân mạng trong nước đã ném đá. Những chữ diễn tả đúng nhất là “nhếch nhác, cẩu thả, vô cảm, phi văn hóa!” “Thà đừng làm gì cả. Làm kiểu nửa vời vậy rất lố bịch!” Một người còn thấy nhục quốc thể: “...rồi báo chí nước ngoài họ nhìn vào và họ đánh giá như thế nào đây? Thật quá đau lòng!” Trong bức hình được phổ biến trên mạng, có thấy hình một phụ nữ Tây phương tay không đi sau chừng dăm bước, mắt nhìn theo cái túi hành lý đang được hai người khiêng đi trước. Dáng điệu bà ta có vẻ chậm chạp, buồn rầu, bà phải cái biết túi hành lý xách tay đó chứa gì, vì các hành khách máy bay chắc đã được yêu cầu chờ cho “đám tang” rời máy bay trước tiên.

Ai đã gây ra cái cảnh nhếch nhác, lố bịch, đau lòng này? Quân đội? Bộ Quốc Phòng? Không quân? Thủ phạm là tất cả cái nhà nước phi nghĩa, vô luân, bệ rạc, nhếch nhác? Tất cả cái đảng đã tạo nên một xã hội lãnh đạm, vô cảm, không còn một giá trị nào được kính trọng nữa!

Câu chuyện đám tang một sĩ quan và câu chuyện hội Chữ Thập Ðỏ đều cho thấy những người không còn biết xúc cảm nữa. Không xúc động trước cái chết của hơn bảy ngàn người Nepal, cũng không xúc động trước xác chết của một đồng đội. Cái gì đã đốt cháy tim óc những người đang ăn trên ngồi trốc trong xã hội Việt Nam; khiến cho họ không còn biết thương xót, không còn biết rung động trước nỗi khổ, trước cái chết của đồng loại?
Nguồn gốc thái độ vô cảm là do một nếp suy nghĩ, nếp sống mà đảng Cộng Sản vẫn dạy dỗ đảng viên, tuyên truyền với mọi người hàng trăm năm nay. Mục tiêu của phong trào Cộng Sản là chiếm chính quyền để thay đổi loài người theo lối sống mới mà họ tưởng tượng ra tuy chưa biết nó sẽ thế nào. Họ bất chấp đạo nghĩa, nhất là thứ đạo nghĩa của “loài người cũ.” Họ cổ động một nền văn hóa đề cao “bạo lực cách mạng,” dập tắt những ngọn lửa lương tâm le lói trong lòng mỗi con người.

Một biểu hiện của thứ văn hóa vô cảm đó mới được đưa lên mạng, là bức hình một cái búa. Cái búa này được đặt lên bệ một cách long trọng trong tủ kính, cái tủ lót khăn đỏ trưng bày trong một viện bảo tàng ở Việt Nam. Trước cái hộp kính là những hàng chữ lớn: BÚA, viết hoa, xuống dòng. Hai hàng dưới viết: “Ðồng chí Nguyễn Văn Thắng, huyện đội phó huyện Mỏ Cày (Bến Tre) dùng bổ chết 10 tên ác ôn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.”

Dưới mấy hàng trên còn những dòng chữ dịch sang tiếng Mỹ: “HAMMER. WITH THIS, CAMARADE NGUYEN VAN THANG, DEPUTY CHIEF OF MO CAY MILITARY DISTRIS, BEN TRE PROVINCE, KILLED TO DEATTS A TOTAL OF 10 LOCAL TYRANTS” (dẫn nguyên văn, cả văn phạm và chính ta). Bản tiếng Anh nói rõ “local tyrants,” tức là “ác ôn địa phương;” nhưng không thấy những chữ “chống Mỹ cứu nước.”

Một người dùng búa giết mười mạng, chắc không giết cùng một lúc, như trong một trận đánh, hai bên bắn giết nhau. Anh ta phải giết lần lượt từng người một, chứ giết hai người một lần đã khó rồi. Chỉ có cái búa mà giết mười người, chắc anh ta phải tính toán hành động bằng cách đánh lén, đánh ban đêm, giết người xong còn chạy thoát. Cần nhất, không ai nhìn thấy, không ai biết; vì nếu bị lộ sẽ khó trở lại giết những người khác. Mà lại toàn là người “địa phương,” tức là những người cùng làng, cùng xã với mình. Những nạn nhân của anh ta là ai? Là những người hàng xóm, những người chắc anh ta vẫn gặp gỡ hàng ngày.
Giết người bằng cách tính toán lạnh lùng như vậy, phải được huấn luyện tinh thần tuyệt đối vô cảm. Anh huyện đội phó này đáng được gọi là Mười Búa, cao hơn tên Sáu Búa của Lê Ðức Thọ. Anh Mười Búa đã giết người chỉ bằng cái búa. Còn Sáu Búa có thể giết người bằng lời nói. Sau khi chiếm được miền Nam, Lê Ðức Thọ họp các đồng chí cộng sản của mình, những người đã từng bị bên Việt Nam Cộng Hòa bắt giam trong thời gian chiến tranh; có người đã vượt ngục nhiều lần, bị bắt, rồi lại vượt ngục. Sáu Búa gặp đám quân của mình, những cựu tù nhân đang chờ nghe lãnh tụ khen ngợi lòng cam đảm và tài chịu đòn trong hàng chục năm bị bắt giữ. Nhưng Sáu Búa chỉ tuyên bố: “Các đồng chí đều có vấn đề!” Có vấn đề, trong ngôn ngữ cộng sản, nghĩa là bị nghi ngờ, không đáng tin cậy nữa! Một câu nói đổ thùng nước lạnh lên những niềm hy vọng của các cựu tù nhân. Một thái độ tuyệt đối vô cảm.

Chiến tranh là một điều bất đắc dĩ. Trong thời chiến tranh con người thành méo mó, tàn nhẫn, có thể biến thành vô cảm. Nhưng 40 năm sau khi chiến tranh chấm dứt mà còn đem trưng bày “Ðức Vô Cảm” trong hành động dùng búa đập chết mười đồng bào của mình, thì điều này mới thật ghê rợn! Thử nghĩ đến những em nhỏ sinh ra không biết chiến tranh thế nào, khi vào cái viện bảo tàng này, nhìn thấy cái búa dính máu đó. Các em sẽ cảm nghĩ những gì? Con cháu của cái anh huyện đội phó này có muốn nhìn thành tích của cha, ông họ hay không? Trưng bày một khí cụ giết người không ghê tay, thái độ vô cảm đã ăn sâu vào cốt tủy!

Nhưng những người vô cảm thường không quan tâm đến chuyện giáo dục trẻ em. Ðối với đám trẻ con đó, cứ cho chúng leo dây qua sông đi học, cứ để bố con chúng chui bao ni lông mà lội qua sông cũng được. Chúng đói hay no, quần áo lành hay rách, đến trường có học được cái gì không, “lãnh đạo” còn lo toan những “vấn đề vĩ mô” không có thời giờ biết tới.

Cho nên mới có cái cảnh những trường tiểu học không có nhà vệ sinh. Trường Lộc Bảo, với hơn 200 học sinh là một thí dụ. Suốt bảy năm qua học sinh và các thầy cô trường Lộc Bảo phải tự lo lấy (xem tin báo Người Việt số này). “Tới giờ ra chơi nữ sinh phải chạy ra gần suối, nam sinh thì ra phía đồi cỏ, còn thầy cô phải xách xe chạy về nhà, cách trường ba cây số. Vì nhà dân chúng chung quanh cũng không ai có nhà vệ sinh để nhờ.”

Phải nói, nước ta do một đám người hoàn toàn vô cảm cai trị từ trên xuống dưới. Mắt vô cảm, tai vô cảm, cái mũi cũng vô cảm. Tấm lòng thì đã hoàn toàn vô cảm từ lâu rồi! Những ông bà lãnh đạo Chữ Thập Ðỏ, những người phụ trách tang lễ, cho tới các ông bà hiệu trưởng cũng chỉ là nạn nhân của một nền văn hóa vô cảm do đảng Cộng Sản gieo rắc hơn nửa thế kỷ nay.

Ngô Nhân Dụng


Một chứng từ của tội lỗi

Giáo Sư Nguyễn Tuấn
Cây búa dưới đây được chụp ở Bảo tàng Quân đội Việt Nam. Phía dưới kỉ vật có ghi như sau: "BÚA. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, huyện đội phó huyện Mỏ Cày (Bến Tre) dùng bổ chết 10 tên ác ôn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước". Ngoài ra, còn có dòng chữ tiếng Anh: "HAMMER. WITH THIS, CAMARADE NGUYEN VAN THANG, DEPUTY CHIEF OF MO CAY MILITARY DISTRIS, BEN TRE PROVINCE, KILLED TO DEATTS A TOTAL OF 10 LOCAL TYRANTS." (Chú ý phiên bản tiếng Anh sai văn phạm và ngữ vựng rất nhiều, nhưng không có nói đến "Chống Mỹ cứu nước"). Có lẽ không cần nói gì thêm, đây là một chứng từ về tội lỗi trong chiến tranh.

Cây búa dưới đây được chụp ở Bảo tàng Quân đội Việt Nam -Nguyễn Lân Thắng
Nhìn cây búa này và dòng ghi chú làm tôi nhớ đến kỉ niệm chiến tranh thời tôi còn nhỏ ở dưới quê. Lúc đó tôi đã độ 10 tuổi, tức là vào tiểu học rồi. Tôi thường hay theo Má đi chợ làng, cách nhà tôi độ 500 mét. Ở chợ có một bến đò rất tấp nập, nơi người dân đậu xuồng, ghe và vỏ tắc ráng để đem nông sản ra bán. Thỉnh thoảng tôi thấy xác người ở bến đò và người ta bu quanh. Má tôi bằng mọi cách không cho tôi đến gần xem, nhưng về nhà thì tôi nghe chuyện mới biết là có người bị giết chết. Người chết thường bị đập đầu, rồi quăng xuống sông, xác trôi theo lục bình. Lạ một điều là khi đến khu chợ thì mấy xác người "dừng" lại ở đó! Thế là dân làng vớt lên và mai táng. Sau này nghe ca khúc "Bài Ca Dành Cho Những Xác Người" của Trịnh Công Sơn, tôi thấm lắm:
Xác người nằm trôi sông
phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố
trên những đường quanh co
Xác người nằm bơ vơ ?
dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố
trên thềm nhà hoang vu
Thời đó, đập đầu là một cách giết người rất phổ biến của mấy người mà người dân quen gọi tắt là "VC". Sợ lắm. Lúc đó tôi có biết VC là gì đâu, mãi đến khi lớn lên mới biết. Hôm nay, nhìn cây búa này, kỉ niệm về những chết chóc thời còn chiến tranh lại ùa về.
Mới đây, tướng Lê Đức Anh có một bài quan trọng có tựa đề là "Lòng nhân ái làm nên 30/4/1975" trên Vietnamnet. Nhưng cây búa đó và những lời chú thích rất rõ ràng, nói theo ngôn ngữ phản nghiệm (falsificationism) của Karl Popper, thì khái niệm "nhân ái" không phù hợp với cuộc chiến vừa qua.

Nhà nước Hồi Giáo tự xưng (ISIS) tử hình tù nhân bằng cách đập những khối bê tông vào đầu. Ảnh: NLĐ



Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...