Vào năm 1933, chuyến bay đầu tiên từ Pari đáp xuống phi trường Tân Sơn nhất đã làm nên thương hiệu quốc tế của phi trường lớn nhất Việt Nam.
Thật vậy, dù là một phi trường được người Pháp xây dựng đường băng bằng đất đỏ, năm 1956 được người Mỹ xây dựng mới bằng bê-tông, năm 2007 Nhật cung cấp vốn ODA để mở rộng.
Phi trường Tân Sơn Nhất trước sau cũng vẫn là phi trường quốc tế và nội địa lớn nhất Việt Nam. Suốt gần một thế kỷ (81 năm), qua 2 cuộc chiến tranh lớn và hàng loạt sự kiện quốc gia và quốc tế trọng đại, phi trường Tân Sơn Nhất nằm cách trung tâm Sài Gòn 8 km của miền Nam Việt Nam này đã làm nên một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Vậy mà nay nó sắp bị xóa thương hiệu để biến thành một nhà ga hàng không nội địa.
Có thật không khi đưa ra lý do phi trường Tân Sơn Nhất sẽ quá tải vào năm 2017 và việc xây dựng giai đoạn đầu sân bay Long Thành sẽ đáp ứng được 25 triệu hành khách quốc tế, 1, 2 triệu tấn hàng hóa?
Nhớ lại, lúc xây mới nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất với số vốn 260 triệu USD từ nguồn vốn ODA của Nhật, chính Bộ giao thông vận tải của chế độ Hà Nội đã cho biết năng lực đón 25 triệu hành khách một năm.
Được biết, sân bay Long Thành khi hoàn thành giai đoạn đầu vào năm 2015 cũng với 25 triệu hành khách/ năm.
Việc xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn đầu với dự kiến tiền khủng (chưa kể kiểu làm ăn của chế độ luôn luôn trượt giá) khoảng 8 tỉ USD thì lấy hành khách quốc tế ở đâu ra mà hốt liền để lấp đầy sân bay và bán các loại dịch vụ.
Một ông xe ôm đọc báo theo dõi chyện xây sân bay quốc tế Long Thành nói nửa đùa nửa thật. “Chắc ăn một phần không nhỏ sân bay quốc tế Long Thành để trống cho bò gậm cỏ, bò sữa Long Thành nổi tiếng mà.”
Nhớ lại, vào những năm sau biến cố 1975, có thời quanh đường băng phi trường Tân Sơn Nhất được cuốc lên để trồng rau, khoai hoặc rào làm chuồng nuôi gia súc…
Bốn phía phi trường, các vòng đai an toàn, hể cái cuốc cái xẻng của cán bộ cày tới đâu thì trước sau gì nhà cửa cũng mọc dầy đặc tới đó và cán bộ có đất vàng để cất nhà bán sĩ, bán lẻ.
Thế là toàn cảnh cái không gian quanh phi trường từng xuất hiện trên trang nhất của hàng loạt các tờ báo và hảng tin nổi tiếng thế giới lại biến thành một khu dân cư bát nháo.
Các nhà làm dự án sân bay Long Thành đặt vấn đề, nếu không xây sân bay Long Thành, chọn phương án mở rộng phi trường Tân Sơn Nhất, số hộ giải tỏa các khu dân cư quanh sân bay sẽ lên đến 140.000/ hộ.
Tiền thuế dân dùng để đền bù giải tỏa hoặc tiền đi vay của quốc tế thì dân cũng phải nai lưng ra nhiều đời để trả thì tại sao lại sợ đền bù mở rộng, giữ lại cho Sài Gòn thương hiệu phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất.
Với người Sài Gòn hiện nay, việc xóa diện mạo và các di sản ở đường Tự Do, Nguyễn Huệ .. đã là nỗi đau khó thể chấp nhận, nhưng việc biến phi trường Tân Sơn Nhất thành ga xép nội địa đồng nghĩa với việc tước đoạt của Sài Gòn cả cái phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất.
Dư luận Sài Gòn và cả Việt Nam cảm thấy khó hiểu, vì sao chính quyền của một cái đô thị lớn nhất nước lại chấp nhận xóa sổ một thương hiệu hàng không hàng đầu quốc gia và quốc tế, trải dài qua suốt bao biến thiên của lịch sử dân tộc.
Hẳn nhiên không vô cớ mà có thông tin, sau khi phi trường Tân Sơn Nhất biến thành ga nội địa, dùng đất thừa ra của phi trường sẽ là quỹ đất vàng hốt liền đô la.
Đừng nhân danh phát triển để đánh bùn sang ao, vùi lấp các di sản văn hóa kiến trúc và các công trình cộng đồng cũ để làm mặt bằng tiền tỉ tỉ đô la phục vụ cho cả hệ thống của các nhóm lợi ích được khai sinh từ chế độ độc tài.
Nguồn: FB Tran Tien Dung
Comments
Post a Comment