Skip to main content

Cái đuôi và con chuột


Bình luận bài “Nhận thức về ông Hồ Chí Minh“ của tác giả Lê Kỳ Sơn, đăng trên Dân Luận 19/5/2015
Chỉ đọc bài này của ông Sơn, tôi đã mất trọn 2 buổi.
Đây là một bài viết khá công phu, gồm 13 trang A4, khoảng 13.587 từ, in trên 647 dòng.
Tôi đoán đây là một luận văn của một sinh viên, hoặc của một ông giáo khoa Giáo dục chính trị của một trường đại học xã hôi và nhân văn nào đó, vì:
- Tác giả tra cứu khá nhiều tài liệu.
- Lời văn gãy gọn.
Tác giả viết khá công phu nên tôi tự cho mình có trách nhiệm đọc kỹ, suy nghĩ kỹ, để góp thêm vào bài viết của tác giả. Xin có vài lời sau:
Trong 27 dòng đầu tiên, tác giả thừa nhận sự thật về thất bại của phong trào cộng sản quốc tế và những sai lầm về chính sách đối nội, đối ngoại của ĐCSVN, dẫn đến phản ứng gay gắt, công khai, quyết liệt của người dân như hiện nay Chắc chắn Ban tuyên giáo trung ương và Hội đồng lý luận của ĐCSVN không dám công khai thừa nhận sự thật như thế.
Sau đó tác giả đặt câu hỏi: “Ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước lịch sử về tình trạng này?”. Và tác gỉa nói thêm: “Câu trả lời không tránh khỏi liên quan đến trách nhiệm cá nhân của ông Hồ Chí Minh“.
Đáng tiếc, đáng lẽ phải chỉ ra rõ ràng ông Hồ và ĐCS của ông Hồ phải chịu trách nhiệm thì tác giả lại lôi chúng ta vào chịu trách nhiệm về tình trạng đó. Tác giả viết: ”Chúng ta đã liên tiếp sai lầm nghiêm trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại“. Lạ nhỉ, Đảng giành độc quyền toàn trị mà lại không chịu trách nhiệm?
Vẫn biết viết về ông Hồ là cực khó. Trong cuộc đời hoạt động, ông Hồ có ít nhất 15 cái tên khác nhau (Nguyễn Sinh Côn, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Paul Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy, Vương, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Lin, Linop, Hồ Quang, Trần, Già Thu, Hồ Chí Minh v.v...). Về ngày sinh thì ông Hồ đã khai trong lý lịch chính thức và trong các văn bản khác tới 4 ngày sinh khác nhau: 1892, 15/1/1894, tháng 4/1894, 15/8/1895.
Tuy vậy, biết đến đâu thì nói đến đó, không nên suy đoán lấp lửng, nhất là không nên bẻ cong sự thật.
Ở phần dưới, tác giả chạy tội cho ông Hồ bằng một loạt những câu và những đoạn lấp lửng, mơ hồ để ngụy biện cho ông, như sau:
- Ở dòng thứ 43, tác giả viết: “Nếu chủ nghĩa cộng sản ở Quốc tế 3 không khác Quốc tế 2 thì chắc gì Nguyễn Ái Quốc đã ngả theo chủ nghĩa cộng sản?”.
- Ở dòng thứ 53: “Có những điều mà ông Hồ đã chọn do tình thế bắt buộc“ (nhưng tình thế nào không thấy nói; có phải tình thế đó đưa đến những thủ đoạn chính trị lừa dối dân chúng không; gây hại cho dân, cho nước như thế nào)
- Ở dòng thứ 56 tác gỉa viết: ”Cá nhân một lãnh tụ ở một nước thuộc địa như nước ta, làm sao vượt qua được vị thế yếu kém của mình?” (Sao tác giả viết như vậy? trong bài thơ Ngẫu hứng khi đến thăm đền thờ Trần Hưng Đạo, ông đã tự phong mình là anh hùng cơ mà)
- Ở dòng thứ 62, tác giả viết: “Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên của nước ta ra nước ngoài tìm con đường mới cho sự nghiệp cứu nước“. Sự thật Nguyễn Ái Quốc không phải là người đầu tiên ra nước ngoài và Văn Ba tức Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên xuống tầu biển sang Pháp vào ngày 5/6/1911 là vì sinh kế chứ không phải ra đi tìm đường cứu nước như ông Hồ đã giả làm Trần Dân Tiên tự tuyên truyền cho mình (Có lẽ Dân Luận nên đăng chuyện ngắn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch“ của Trần Dân Tiến kể năm 1945 và 2 bức thư của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng Thống Pháp và Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp ngày 15/9/1911 để các bạn trẻ sinh sau năm 1945 cùng biết).
- Ở dòng thứ 70, tác giả viết: ”Từ Á sang Âu khi đó chưa có tấm gương thành công nào của dân tộc bị áp bức giành được tự do để soi vào“. Tại sao tác giả không đặt lại câu hỏi “Ai cũng chờ người khác khai phá cho mình noi theo thì đâu cần Lãnh tụ?”.
Cũng trong đoạn này, tác giả viết: Sau khi được đọc “Sơ thảo của Lenin về luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa“ Nguyễn Ái Quốc ngả theo chủ nghĩa cộng sản. Xin bổ sung vào đoạn này: Câu hỏi của bất kỳ một dân tộc bị mất nước nào cũng là: ”đấu tranh để giải phóng dân tộc rồi thì xây dựng xã hội nào?”. Trong thời gian ông Hồ ở Pháp và Châu Âu, đã có mô hình Xã hội Dân Chủ thành công ở các quốc gia Bắc Âu và Thụy Sĩ, không cần theo chủ nghĩa cộng sản, vì sao ông bỏ qua?
- Ở dòng 91, tình cờ tác giả đã giải thích những đoạn mà tác giả đã viết ở dòng 70: ”Ở thời điểm ấy, Nguyễn Ái Quốc chưa nghiên cứu chủ nghĩa Mác có hệ thống“. Tác giả không phân tích cho rõ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bước ngoặt đưa Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa cộng sản và sau đó làm khổ dân ta suốt nhiều năm, cho đến tận bây giờ. Xin khất để trao đổi ý kiễn kỹ trong phần cuối bài này.
- Ở dòng thư 86, tác giả biện hộ cho Nguyễn Ái Quốc: ”Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa cộng sản không phải với động cơ của một người đi tìm chủ thuyết“, nhưng ở dòng thứ 118, chính tác giả lại tự phản lại lời tác giả đã biện hộ ở dòng 86: ” Trong những bài giảng cho Việt Nam Thanh niên đồng chí hội, Nguyễn Ái Quốc đều nói: Cách mạng muốn thành công thì phải có đảng cách mạng và đảng phải có chủ nghĩa làm nòng cốt và phải lấy công nông làm gốc “ (có nghĩa là tư duy của Nguyễn Ái Quốc đã từ cách mạng dân tộc chuyển sang cách mạng giai cấp, vậy sao có thể nói Nguyễn Ái Quốc không đến với chủ thuyết của chủ nghĩa cộng sản? ).
- Ở dòng thứ 126, tác giả ngụy biện cho ông Hồ khá sống sượng: ”Năm 1930. ông Hồ cho rằng chưa đủ điều kiện chín muồi để ra đời ĐCSVN nhưng ông đã phải làm một việc ngoài dự kiến là đứng ta triệu tập thành lập ĐCSVN và thảo các văn kiện từ chính cương, sách lược đến điều lệ và lời kêu gọi, rồi thay mặt Quốc tế cộng sản và ĐCSVN ký tên là Nguyễn Ái Quốc“. Tại sao ông lại có thể vô trách nhiệm đối với phong trào cách mạng trong nước như vậy?
- Ở dòng thứ 173, tác giả đã lộ ra mưu mẹo thâm sâu của ông Hồ. Sau năm 1926 ông đã chủ trương Đảng cộng sản liên minh tạm thời với các Đảng Dân chủ Xã hội, hợp tác tạm thời vói các Đảng yêu nước khác (xin nhấn mạnh: chỉ tạm thời thôi, đừng hiểu lầm là thật lòng đoàn kết lâu dài đâu nhé) .
- Ở dòng thứ 173, tác giả tâng bốc ông Hồ: ”Văn hóa Hồ Chí Minh là sự chưng cất tinh hoa văn hóa Âu Tây, đặc biệt là lý tưởng Tự do – Bình đẳng – Bác ái của Cách mạng Pháp“. Đến đây không thể không hỏi tác giả: Tại sao từ 1953 đến 1956, ông Hồ phát động CCRĐ và chấn chỉnh tổ chức, giết chết oan hơn 15. 000 người vô tội? Sau khi tiếp quản Thủ đô Hanoi năm 1954, tại sao ông Hồ cấm tự do kinh doanh, tịch thu trưng thu tài sản của các nhà tư sản dân tộc? Và tại sao UNESCO không chấp nhận kỷ niệm ông Hồ là Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1990? (Về việc này hỏi nhà báo Bùi Tín thì rõ).
- Ở dòng 187, tác giả tiếp tục biện hộ và tâng bốc ông Hồ: “Cuốn sách đầu tiên mà ông Hồ Chí Minh dịch không phải là Tuyên ngôn của Đảng cộng sản mà là Tinh thần Pháp luật của Montesquieu“. Thế thì không thể không hỏi tác giả: “Vậy sao ông Hồ và ĐCS của ông sợ học thuyết lập pháp Tam quyền phân lập của Montesquieu đến thế?”.
Bài báo của tác giả Lê Kỳ Sơn còn 8 trang nữa nhưng quả thực tôi đã thấm mệt vì tôi đã đọc hết, thấy ở những phần tiếp sau, tác giả không có thêm thông tin gì mới ngoài cách tiếp tục ngụy biện như các phần trên. Đến đây, xin phép tác giả cho tôi tạm ngưng bình luận để đi vào phần cuối:
Ở dòng thứ 91, tác giả đã viết: ”Nguyễn Ái Quốc chưa nghiên cứu chủ nghĩa Mác có hệ thống“. Ông Hồ bôn ba nhiều nước, học hỏi được nhiều kinh nghiệm làm cách mạng và lập quốc của nước ngoài. Chẳng hạn ông ký Hiệp định 6/3/1946 với Pháp là dựa theo kinh nghiệm của Lenin ký Hòa ước Bơ - rét Li - tốp với Đức quốc xã. Ông là người thông minh và nhiều mưu mẹo đối phó với nhiều tình huống khác nhau, nhưng chỗ yếu nhất của ông là chỗ tác gỉa đã viết ở dòng 91 này. Trình độ học vấn của ông được học ở trường trước khi sang Pháp mới hết bậc tiểu học. Ông tiếp thu lý luận triết học phương Tây khó khăn. Khi đọc Sơ thảo Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, đầu tiên ông không hiểu. Chính ông tự kể sau này đọc đi dọc lại nhiều lần ông mới hiểu được những ý chính và từ đó ông ngả theo chủ nghĩa cộng sản một cách nhanh chóng. Ông không có lý luận riêng, cũng không có tư tưởng riêng. Bằng chứng là khi ĐCSVN trở lại hoạt động công khai với tên là ĐLĐVN, trong điều lệ đảng năm 1951 không có tư tưởng Hồ Chí Minh, mà chỉ ghi: ”Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Ang Ghen – Lenin – Stalin và tư tửơng Mao Trạch Đông kết hợp tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng“. Sau này ông thường lấy ý kiến của Stalin làm căn cứ, làm phương pháp.
Ông Nguyễn Kiến Giang kể lại khi học trưởng đảng Nguyễn Ái Quốc ở Việt Bắc vào đầu năm 1950. Có 1 số người đưa ra nhận xét về sai lầm trong đường lối của trung ương đảng ở thời gian đó. Ông Trường Chinh là Tổng bí thư giải thích nhưng không được thuyết phục. Một buổi sáng tháng 5, cụ Hồ đến. Cụ rất nghiêm như ít khi thấy. Cụ đi thẳng vào vấn đề. Cụ nói: ”Bác vừa đi Liên Xô về. Bác đã gặp đồng chí Stalin, đã trình bày đường lối của đảng ta với đồng chí Stalin. Đồng chí Stalin nhận xét đường lối của đảng ta là đúng. Đồng chí Stalin đã nói đúng là đúng vì đồng chí Maurice Thorez (TBT ĐCS Pháp) nói đồng chí Stalin không bao giờ sai cả“.
Trình độ tư duy lý luận của người lãnh đạo cao nhất trong đảng độc quyền lãnh đạo lúc bấy giờ thấp như vậy, lại thêm bọn cơ hội phụ họa, tâng bốc, không dám trung thực với sự thật, thì con đường xây dựng xã hội mới sau khi nước ta độc lập, sao tránh khỏi luẩn quẩn trì trệ. Có 1 vấn đề đang được nhiều người tranh luận: Ở ông Hồ Chí Minh, giữa 2 nhân tố “dân tộc“ và “giai cấp“ thì nhân tố nào là chủ đạo? Tác giả Huỳnh Kim Khánh, trong cuốn Vietnamese Communism 1925 - 1945, trang 341, có đặt câu hỏi:
“Chủ nghĩa Mác – Lenin phải chăng là cỗ xe chuyên chở chủ nghĩa yêu nước Việt Nam (vế 1) hay chủ nghĩa yêu nước đã được lợi dụng để bành trướng hệ tư tưởng cộng sản (vế 2)?”. Tiếc rằng tác giả Huỳnh Kim Khánh mất sớm nên công trình nghiên cứu này bị bỏ dở. Đến nay thì vấn đề đã rõ hơn. Không ai có thể nghi ngờ lòng yêu nước của ông Hồ Chí Minh, cũng không ai có thể nghi ngờ tín niệm cộng sản của ông Hồ (conviction communiste) . Ông Hồ Chí Minh là một trong những người nổi tiếng trong phong trào giải phóng dân tộc. Không ai có thể bác bỏ được điều này. Ông vừa là người yêu nước vừa là người cộng sản. Nếu lấy năm 1954 làm ranh giới thì sự thật diễn ra ở Việt Nam đã xác định trước năm 1954 thuộc về vế 1, còn sau năm 1954 thuộc về vế 2. Ông Hồ cũng phải chịu trách nhiệm về những bi kịch do áp dụng chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam.
Sẽ là sai lầm nếu quy tất cả thắng lợi giải phóng dân tộc vào chủ nghĩa Mác Lenin. Cũng là sai lầm khi khẳng định nhân dân Việt Nam đã lựa chọn chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Ngày nay ở Việt Nam thực sự đang diễn ra một cuộc khủng hoảng về tư tưởng và lý luận. Chủ nghĩa Mác Lenin đã thuộc về quá khứ. Nó không thuộc về hiện tại và càng không thuộc về tương lai. Bằng chứng là Đảng cộng sản Pháp mà Nguyễn Tất Thành tham gia sáng lập vào năm 1920, đã họp Đai hội đảng toàn quốc lần thứ 36, vào tháng 2 năm 2013, quyết định từ bỏ biểu tượng búa liềm với lý do nó là biểu tượng của quá khứ. Nó không còn phản ánh thực tế hiện nay và nó không có liên hệ gì với thế hệ trẻ. Giới lý luận ở Việt Nam đang phân hóa. Một số muốn đoạn tuyệt với lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác Lenin. Một số coi “đổi mới “ hiện nay chỉ là sách lược tạm thời, là sự rút lui cần thiết trước khi chuyển sang một cuộc tiến công mới, để trở về mô hình cũ là chuyên chính vô sản. Một số đã tìm thấy con đường thứ ba trong Chủ nghĩa Xã hội - Dân chủ và đã có mô hình thành công ở Bắc Âu. Chừng nào chưa có kết cục rõ ràng thì con đường phát triển của Việt Nam không thể tránh khởi trắc trở, nửa vời và chậm chạp.
Đến đây, tôi sự nhớ ra câu chuyện “cái đuôi và con chuột“ của Trần Huy Quang, đăng trên Vietnam thư quán (ông cũng là người đã từng bị kỷ luật treo bút 3 năm về truyện ngắn Linh nghiệm, viết và phát hành năm 1992) : “Một con mèo biến thành tiểu thư Jupite xinh đẹp, tưởng rằng đã đến 99,99% là cô tiểu thư quý tộc nhưng các vị thần muốn thử xem phép biến hóa có linh không, bèn cho một con chuột chạy ra. Thoắt thấy bóng chuột, tiểu thư Jupite liền vồ ngay con chuột, đưa vào mồm, cắn xé máu me nhoe nhoét. Hóa ra tất cả mọi phép biến hóa đều thất bại. Sư thật dù được biến hóa thế nào cuối cùng sẽ vẫn là sự thật“.
Hồ Vĩnh Thi

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b