Dành 1 phút mỗi ngày trị đau lưng giúp bớt nhức mỏi
Vấn đề đau lưng hiện nay không chỉ riêng ai. Dân văn phòng có xu hướng giia tăng bệnh đau lưng do phải ngồi lâu với máy tính. Dân văn phòng ngồi làm việc trước máy tính nhiều rất dễ dẫn đến đau nhức lưng. Mách bạn những bài tập dưới đây sẽ giúp bạn 'xóa bỏ' cơn đau và quay lại trạng thái làm việc tốt nhất.
Chỉ cần dành ra 1 phút cho mỗi bài tập vào bất kỳ thời gian nào trong ngày cũng giúp lưng của bạn bớt nhức mỏi.
Bạn nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng sang hai bên. Chân co gập lại sao cho 2 đầu gối song song nhau.
Vặn mình và xoay 2 chân sang trái, đầu hướng về phía ngược lại và giữ khoảng 10 giây, sau đó đổi bên. Lưu ý, 2 tay luôn duỗi thẳng và không nhấc vai khỏi sàn nhà.
Lặp lại động tác này 4 lần sẽ giúp loại bỏ cơn đau ở cơ lưng và bụng.
Nằm ngửa, 2 chân và tay duỗi thẳng. Co chân trái sang bên phải, chân phải duỗi hết cỡ và đầu hướng về bên trái. Sau đó đổi bên.
Động tác này cần lặp lại 20 lần giúp lưng được thư giãn và dẻo dai hơn.
Bắt đầu với tư thể nằm ngửa, đầu và 2 chân nhấc lên cao, 2 tay đặt sau gáy.
Vặn thân người qua trái, đồng thời chân trái co lên tạo thành góc vuông, củi chỏ chạm vào đầu gối. Sau đó vặn người qua phải và làm tương tự với chân phải co lên.
Lặp lại động tác 10 lần liên tục.
Làm tư thế như trong hình với 2 tay và đùi song song với nhau.
Từ từ kéo giãn lưng, gập lưng lại giống như một con mèo và hít thở sâu. Giữ nguyên tư thế khoảng 15 giây sau đó trở về tư thế ban đầu.
Tương tự như vậy, hít thở sâu đồng thời lưng uốn cong theo chiều ngược lại, vai, cổ và đầu hướng về phía trước, giữ nguyên khoảng 15 giây.
Lặp lại mỗi động tác 2 lần giúp cơ lưng của bạn được co giãn, thoải mái.
Bắt đầu bằng tư thế như trên. Bạn vươn tay trái về phía trước đồng thời chân phải vươn về phía sau, người giãn hết cỡ và cổ hướng về phía trước.
Sau đó lặp lại động tác với tay phải và chân trái, liên tục 10 lần mỗi bên giúp cơ thể giãn ra toàn bộ, bạn sẽ cảm thấy thả lỏng và sảng khoái hơn rất nhiều.
Nằm ngửa, 2 tay giữ đầu và 2 chân co gập lên tự nhiên.
Thở ra, căng cơ bụng và nâng đầu lên khỏi mặt đất. Lưu ý không dùng lực tay mà chỉ dùng lực ở bụng để nâng người lên.
Hít vào và hạ đầu xuống. Lặp lại động tác này liên tục 10 lần.
#
Nằm ngửa trên sàn, 2 tay duỗi 2 bên hông, 2 chân giơ lên cao một góc 45 độ.
Thực hiện động tác gập gối giống như đạp xe trên không liên tục 10 lần. Lưu ý, lưng và đầu không nhấc khỏi mặt đất và động tác thực hiện chậm để có hiệu quả tốt nhất.
Bài tập vận động đơn giản giúp vai và cổ không bị thoái hóa
Bạn hãy chăm chỉ tập bài này mối ngày. Bài tập giúp cho vai và cổ được vận động không bị thoái hóa. Bác sĩ chỉ ra cho bạn 7 tác hại nghiêm trọng của thoái hóa đốt sống cổ: Hãy thực hiện ngay 3 động tác này để vai và cổ được vận động tối ưu nhất.
Thoái hóa khớp là tổn thương thoái hóa của sụn khớp, đặc trưng bởi quá trình mất sụn khớp và hình thành tổ chức xương tân tạo cạnh khớp. Với thoái hóa cột sống nói chung và đốt sống cổ nói riêng, quá trình lão hóa xảy ra ở đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống.
Thoái hóa đốt sống cổ khiến bạn dù làm việc hay nghỉ ngơi đều cảm thấy đau đớn khó chịu. Điều trị bệnh này không phải dễ dàng nếu không đúng phương pháp không theo liệu trình điều trị.
Dưới đây là 7 tác hại khôn lường của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
1. Nhai nuốt khó khăn
Khi nuốt một thứ gì đó bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như cảm giác ứ nghẹn, cảm giác trong thực quản có vật lạ, một số ít người sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, khàn tiếng, ho khan, tức ngực,… Đây là do phần phía trước của đốt cổ trực tiếp đè lên vách sau của thực quản dẫn đến thực quản bị thu hẹp lại, cũng có khả năng là do các gai xương hình thành quá nhanh khiến cho các mô mềm xung quanh thực quản phải chịu những kích thích mạnh dẫn đến việc nhai nuốt khó khăn.
2. Gặp trở ngại về thị lực
Loại trở ngại này được biểu hiện qua các triệu chứng như suy giảm thị lực, mắt sưng đau, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, độ lớn nhỏ của đồng tử không đồng đều, thậm chí còn có thể gặp trường hợp tầm nhìn bị thu nhỏ lại và thị lực giảm mạnh, có một số người còn có thể bị mù. Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trên là do ở những người bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ các dây thần kinh chính và các động mạch cơ sở của cổ không được cung cấp đủ máu dẫn đến việc trung tâm thị giác ở thùy chẩm của đại não bị thiếu máu.
3. Hội chứng cột sống cổ
Khi mắc hội chứng này người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau phần trước tim, tức ngực, rối loạn nhịp tim và thay đổi đoạn ST trong điện tâm đồ, nhưng những người có biểu hiện trên thường bị chẩn đoán nhầm sang bệnh tim mạch vành. Những biểu hiện thực chất là do gốc thần kinh của vai và cổ phải chịu sức ép và kích thích của các gai xương cổ, vai.
4. Bệnh thoái đốt sống cổ kèm cao huyết áp
Loại bệnh thoái hóa đốt sống cổ này có thể khiến huyết áp tăng cao hoặc giảm xuống, trong đó sẽ thường gặp trường hợp làm tăng huyết áp nhiều hơn, đây được gọi là “Bệnh thoái đốt sống cổ kèm cao huyết áp”. Do bệnh cao huyết áp và thoái hóa đốt sống cổ đều là các bệnh thường gặp ở những người cao tuổi nên hai loại bệnh này thường tồn tại cũng lúc với nhau.
5. Đau ngực
Biểu hiện của loại triệu chứng này thường là đau bầu ngực và đau dai dẳng một bên cơ ngực, khi kiểm tra người bệnh có thể phát hiện ra phần cơ ngực của mình khi bị ấn có cảm giác đau dữ dội. Hiện tượng này có liên quan đến gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và 7 phải chịu sức ép của các gai xương.
6. Liệt tứ chi
Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ bị tê chân, chân đau đớn, chân đi ngắt quãng, có những người bệnh khi đi bộ còn có cảm giác như dẵm lên bông vậy, một số trường hợp đặc biệt người bệnh còn gặp trở ngại khi đại tiểu tiện ví dụ như đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đi tiểu khó khăn hoặc là không tự chủ được trong việc này,..
Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên là do phần đốt sống cổ phải chịu kích thích và sức ép của các gai xương, dẫn đến chân hoạt động rất khó khăn và có cảm giác bị cảm trở.
7. Hội chứng liệt cơ nhất thời
Thường thì khi cơ thể đang ở trong tư thế đứng hoặc là đi bộ mà đột nhiên xoay đầu sẽ khiến cơ thể mất đi lực đỡ khiến cơ thể rơi vào trạng thái tê liệt nhất thời, sau khi toàn bộ cơ thể bị ngã xuống mặt đất sẽ tỉnh táo lại rất nhanh mà không hề cảm thấy bị trở ngại hoặc hậu di chứng gì.
Những người mắc phải căn bệnh này sẽ có các biểu hiện của việc rối loạn chức năng thần kinh thực vật như đau đầu chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, ra mồ hôi. Nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này là do sự tăng sản của các đốt sống cổ làm thay đổi sức ép tới các động mạch ở cột sống dẫn đến động mạch cơ sở gặp khó khăn trong việc cung cấp máu khiến cho não ở vào tình trạng tạm thời không được cung cấp đủ máu.
3 động tác để vai và cổ được vận động một cách tối ưu nhất.
1. Động tác nghiêng đầu
Đầu đi theo sự chuyển hướng lên trên xuống dưới, sang hai bên của mắt, toàn bộ động tác giống như hoàn thành việc viết chữ “米” (MỄ) vậy.
2. Động tác 10 giờ 10 phút
Cơ thể ở trạng thái đứng thẳng, thu 2 chân đồng thời ưỡng ngực hóp bụng. Hai tay giơ ngang bằng vai, giống như kim giờ và kim phút của đồng hồ đang ở vị trí 9 giờ và 15 phút.
Đưa hai tay từ vị trí ngang bằng (9h15p) lên vị trí 10 giờ 10 phút, thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy phần cơ ở phần cổ có cảm giác tê mỏi thì dừng lại.
3. Xoay vòng vai
Để cơ thể đứng tự nhiên, gập khuỷu tay lại, để ngón tay chạm vào vai, hai tay đồng thời xoay về phía trước. Khi xoay nên xoay chậm, cố gắng dùng lực hướng về phía ngoài. Chia làm 3-4 nhịp, mỗi nhịp tập 20-30 lần, làm như vậy có thể khiến cho các cơ xung quanh của xương cùng ở vai được vận động một cách tối ưu nhất.
Vấn đề đau lưng hiện nay không chỉ riêng ai. Dân văn phòng có xu hướng giia tăng bệnh đau lưng do phải ngồi lâu với máy tính. Dân văn phòng ngồi làm việc trước máy tính nhiều rất dễ dẫn đến đau nhức lưng. Mách bạn những bài tập dưới đây sẽ giúp bạn 'xóa bỏ' cơn đau và quay lại trạng thái làm việc tốt nhất.
Chỉ cần dành ra 1 phút cho mỗi bài tập vào bất kỳ thời gian nào trong ngày cũng giúp lưng của bạn bớt nhức mỏi.
Bạn nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng sang hai bên. Chân co gập lại sao cho 2 đầu gối song song nhau.
Vặn mình và xoay 2 chân sang trái, đầu hướng về phía ngược lại và giữ khoảng 10 giây, sau đó đổi bên. Lưu ý, 2 tay luôn duỗi thẳng và không nhấc vai khỏi sàn nhà.
Lặp lại động tác này 4 lần sẽ giúp loại bỏ cơn đau ở cơ lưng và bụng.
Nằm ngửa, 2 chân và tay duỗi thẳng. Co chân trái sang bên phải, chân phải duỗi hết cỡ và đầu hướng về bên trái. Sau đó đổi bên.
Động tác này cần lặp lại 20 lần giúp lưng được thư giãn và dẻo dai hơn.
Bắt đầu với tư thể nằm ngửa, đầu và 2 chân nhấc lên cao, 2 tay đặt sau gáy.
Vặn thân người qua trái, đồng thời chân trái co lên tạo thành góc vuông, củi chỏ chạm vào đầu gối. Sau đó vặn người qua phải và làm tương tự với chân phải co lên.
Lặp lại động tác 10 lần liên tục.
Làm tư thế như trong hình với 2 tay và đùi song song với nhau.
Từ từ kéo giãn lưng, gập lưng lại giống như một con mèo và hít thở sâu. Giữ nguyên tư thế khoảng 15 giây sau đó trở về tư thế ban đầu.
Tương tự như vậy, hít thở sâu đồng thời lưng uốn cong theo chiều ngược lại, vai, cổ và đầu hướng về phía trước, giữ nguyên khoảng 15 giây.
Lặp lại mỗi động tác 2 lần giúp cơ lưng của bạn được co giãn, thoải mái.
Bắt đầu bằng tư thế như trên. Bạn vươn tay trái về phía trước đồng thời chân phải vươn về phía sau, người giãn hết cỡ và cổ hướng về phía trước.
Sau đó lặp lại động tác với tay phải và chân trái, liên tục 10 lần mỗi bên giúp cơ thể giãn ra toàn bộ, bạn sẽ cảm thấy thả lỏng và sảng khoái hơn rất nhiều.
Nằm ngửa, 2 tay giữ đầu và 2 chân co gập lên tự nhiên.
Thở ra, căng cơ bụng và nâng đầu lên khỏi mặt đất. Lưu ý không dùng lực tay mà chỉ dùng lực ở bụng để nâng người lên.
Hít vào và hạ đầu xuống. Lặp lại động tác này liên tục 10 lần.
#
Nằm ngửa trên sàn, 2 tay duỗi 2 bên hông, 2 chân giơ lên cao một góc 45 độ.
Thực hiện động tác gập gối giống như đạp xe trên không liên tục 10 lần. Lưu ý, lưng và đầu không nhấc khỏi mặt đất và động tác thực hiện chậm để có hiệu quả tốt nhất.
Bài tập vận động đơn giản giúp vai và cổ không bị thoái hóa
Bạn hãy chăm chỉ tập bài này mối ngày. Bài tập giúp cho vai và cổ được vận động không bị thoái hóa. Bác sĩ chỉ ra cho bạn 7 tác hại nghiêm trọng của thoái hóa đốt sống cổ: Hãy thực hiện ngay 3 động tác này để vai và cổ được vận động tối ưu nhất.
Thoái hóa khớp là tổn thương thoái hóa của sụn khớp, đặc trưng bởi quá trình mất sụn khớp và hình thành tổ chức xương tân tạo cạnh khớp. Với thoái hóa cột sống nói chung và đốt sống cổ nói riêng, quá trình lão hóa xảy ra ở đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống.
Thoái hóa đốt sống cổ khiến bạn dù làm việc hay nghỉ ngơi đều cảm thấy đau đớn khó chịu. Điều trị bệnh này không phải dễ dàng nếu không đúng phương pháp không theo liệu trình điều trị.
Dưới đây là 7 tác hại khôn lường của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
1. Nhai nuốt khó khăn
Khi nuốt một thứ gì đó bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như cảm giác ứ nghẹn, cảm giác trong thực quản có vật lạ, một số ít người sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, khàn tiếng, ho khan, tức ngực,… Đây là do phần phía trước của đốt cổ trực tiếp đè lên vách sau của thực quản dẫn đến thực quản bị thu hẹp lại, cũng có khả năng là do các gai xương hình thành quá nhanh khiến cho các mô mềm xung quanh thực quản phải chịu những kích thích mạnh dẫn đến việc nhai nuốt khó khăn.
2. Gặp trở ngại về thị lực
Loại trở ngại này được biểu hiện qua các triệu chứng như suy giảm thị lực, mắt sưng đau, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, độ lớn nhỏ của đồng tử không đồng đều, thậm chí còn có thể gặp trường hợp tầm nhìn bị thu nhỏ lại và thị lực giảm mạnh, có một số người còn có thể bị mù. Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trên là do ở những người bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ các dây thần kinh chính và các động mạch cơ sở của cổ không được cung cấp đủ máu dẫn đến việc trung tâm thị giác ở thùy chẩm của đại não bị thiếu máu.
3. Hội chứng cột sống cổ
Khi mắc hội chứng này người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau phần trước tim, tức ngực, rối loạn nhịp tim và thay đổi đoạn ST trong điện tâm đồ, nhưng những người có biểu hiện trên thường bị chẩn đoán nhầm sang bệnh tim mạch vành. Những biểu hiện thực chất là do gốc thần kinh của vai và cổ phải chịu sức ép và kích thích của các gai xương cổ, vai.
4. Bệnh thoái đốt sống cổ kèm cao huyết áp
Loại bệnh thoái hóa đốt sống cổ này có thể khiến huyết áp tăng cao hoặc giảm xuống, trong đó sẽ thường gặp trường hợp làm tăng huyết áp nhiều hơn, đây được gọi là “Bệnh thoái đốt sống cổ kèm cao huyết áp”. Do bệnh cao huyết áp và thoái hóa đốt sống cổ đều là các bệnh thường gặp ở những người cao tuổi nên hai loại bệnh này thường tồn tại cũng lúc với nhau.
5. Đau ngực
Biểu hiện của loại triệu chứng này thường là đau bầu ngực và đau dai dẳng một bên cơ ngực, khi kiểm tra người bệnh có thể phát hiện ra phần cơ ngực của mình khi bị ấn có cảm giác đau dữ dội. Hiện tượng này có liên quan đến gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và 7 phải chịu sức ép của các gai xương.
6. Liệt tứ chi
Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ bị tê chân, chân đau đớn, chân đi ngắt quãng, có những người bệnh khi đi bộ còn có cảm giác như dẵm lên bông vậy, một số trường hợp đặc biệt người bệnh còn gặp trở ngại khi đại tiểu tiện ví dụ như đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đi tiểu khó khăn hoặc là không tự chủ được trong việc này,..
Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên là do phần đốt sống cổ phải chịu kích thích và sức ép của các gai xương, dẫn đến chân hoạt động rất khó khăn và có cảm giác bị cảm trở.
7. Hội chứng liệt cơ nhất thời
Thường thì khi cơ thể đang ở trong tư thế đứng hoặc là đi bộ mà đột nhiên xoay đầu sẽ khiến cơ thể mất đi lực đỡ khiến cơ thể rơi vào trạng thái tê liệt nhất thời, sau khi toàn bộ cơ thể bị ngã xuống mặt đất sẽ tỉnh táo lại rất nhanh mà không hề cảm thấy bị trở ngại hoặc hậu di chứng gì.
Những người mắc phải căn bệnh này sẽ có các biểu hiện của việc rối loạn chức năng thần kinh thực vật như đau đầu chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, ra mồ hôi. Nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này là do sự tăng sản của các đốt sống cổ làm thay đổi sức ép tới các động mạch ở cột sống dẫn đến động mạch cơ sở gặp khó khăn trong việc cung cấp máu khiến cho não ở vào tình trạng tạm thời không được cung cấp đủ máu.
3 động tác để vai và cổ được vận động một cách tối ưu nhất.
1. Động tác nghiêng đầu
Đầu đi theo sự chuyển hướng lên trên xuống dưới, sang hai bên của mắt, toàn bộ động tác giống như hoàn thành việc viết chữ “米” (MỄ) vậy.
2. Động tác 10 giờ 10 phút
Cơ thể ở trạng thái đứng thẳng, thu 2 chân đồng thời ưỡng ngực hóp bụng. Hai tay giơ ngang bằng vai, giống như kim giờ và kim phút của đồng hồ đang ở vị trí 9 giờ và 15 phút.
Đưa hai tay từ vị trí ngang bằng (9h15p) lên vị trí 10 giờ 10 phút, thực hiện liên tục cho đến khi cảm thấy phần cơ ở phần cổ có cảm giác tê mỏi thì dừng lại.
3. Xoay vòng vai
Để cơ thể đứng tự nhiên, gập khuỷu tay lại, để ngón tay chạm vào vai, hai tay đồng thời xoay về phía trước. Khi xoay nên xoay chậm, cố gắng dùng lực hướng về phía ngoài. Chia làm 3-4 nhịp, mỗi nhịp tập 20-30 lần, làm như vậy có thể khiến cho các cơ xung quanh của xương cùng ở vai được vận động một cách tối ưu nhất.
Comments
Post a Comment