Skip to main content

Hàng cháo 5.000 đồng khách đông nườm nượp suốt 40 năm

Hàng cháo không tên, không bàn đã tồn tại được 40 năm nay và chủ quán bây giờ đã là đời thứ 2 của "thương hiệu". Giá thì chỉ có 5.000 đồng/ bát mà lại rất ngon, khách lúc nào cũng đông nghịt. Khi thưởng thức rồi thì hương vị sẽ rất khó quên.



Tôi cứ nghe hoài câu chuyện quán cháo 5.000 đồng có một không hai ở Q.4 từ một người bạn. Anh này vốn là con trai của một tỷ phú trong lực lượng Biệt động Sài Gòn ngày xưa. Tô cháo có giá 5.000 đồng ở TP.HCM đã thấy lạ, trong khi lại được một người thừa điều kiện tấm tắc khen và muốn dắt tôi đi cho bằng được lại càng lạ hơn, khiến tôi không thể không thử.

Giữa TP.HCM hoa lệ, bữa sáng có thể là một ổ bánh mì vội vàng, hay tô phở, hủ tiếu ở một hàng quán ven đường. Nhưng người ta cũng có thể chi hàng trăm, hàng triệu đồng cho một buổi ăn sáng sang trọng trong nhà hàng nào đó.

Thế mới nói, món cháo chỉ vỏn vẹn 5.000 đồng/tô khiến ai cũng phải ngạc nhiên. Không bảng hiệu, chỉ có ghế chứ không có bàn, vậy mà hàng cháo ven đường này chưa sáng nào ngớt khách suốt 40 năm qua. Đơn giản chỉ vì tô cháo đã luôn giữ nguyên mùi vị thơm ngon cùng cái giá rẻ nhất Sài Gòn qua chừng ấy năm!

Hàng cháo siêu rẻ ở số T2, Nguyễn Hữu Hào, P.6, Q.4, nằm khiêm tốn trước một cư xá. Chủ quán là bà Phan Thị Thu Hồng (49 tuổi), đã là đời thứ 2 của “thương hiệu” cháo gần nửa thế kỉ này.

Hơn 6 giờ sáng, mấy chiếc ghế vừa được bày ra, người ăn đã nườm nượp ghé vào. Bà chủ gốc Kiên Giang vui tính vừa thoăn thoắt dọn mớ đồ nấu vừa đùa: “Không kịp cho tui ăn sáng lấy sức bán nữa thấy hôn? Cháo ngon quá mà!”

Nơi góc đường bắt đầu rộn ràng tiếng gọi món, dù chỉ có… mỗi món cháo: “Cho chị tô không da em ơi”, “Lấy anh tô nhiều giá, không gừng”, “Tụi em 2 cháo đầy đủ nha”, “Thêm 1 quẩy đây nữa cô ơi”… Cứ vậy, 3 người bán, 1 người bưng, 1 người giữ xe, tất cả thoăn thoắt tay chân phục vụ các thực khách cho đến gần trưa.

Một tô cháo đầy đủ nơi đây bao gồm các thành phần đơn giản như huyết, da heo luộc, tôm khô, rau giá, gừng,… Thực khách có thể gọi thêm bánh quẩy nếu muốn ăn kèm. Giá nửa quẩy là 3.000 đồng và nguyên quẩy cũng chỉ có 5.000 đồng.

Đừng vội đánh giá chất lượng qua giá cả, tô cháo bốc khói nơi đây sẽ khiến bạn tấm tắc vỗ đùi vì quá thơm ngon và vừa vị. Mùi gừng thoang thoảng, tiêu thơm nồng, nước ngọt vị tôm khô, huyết dai dai, da heo giòn béo, lại thêm giò quẩy nhúng vào, chỉ trông thôi đã sôi bụng rồi chứ đừng nói chi ăn.

“Công thức nấu từ đời mẹ chồng tôi cho đến giờ không hề đổi. Người ta ăn quen rồi. Bao nhiêu huyết, bao nhiêu gừng, bao nhiêu da heo, nêm nếm ra sao… mấy chục năm vẫn y chang. Tới tô đá, muỗng nhôm hồi xưa còn giữ nguyên luôn mà. Vậy nên mới có chuyện người ta đi đâu cả chục năm rồi vẫn tìm về ăn khi có dịp”, bà chủ hớn hở khoe.

Bà cũng cho biết, xưa hàng cháo mở ra chủ yếu phục vụ người lao động, nên giá chỉ có vài trăm đồng. Đến nay mỗi tô cũng chỉ 5.000 đồng, nhưng là do vật giá đi lên chứ cháo vẫn không thay đổi. Mỗi buổi sáng, hàng cháo nấu hơn 6 kg gạo, chỉ trong 3 giờ là nhanh chóng hết sạch.

“Sáng nào tôi cũng lấy vé số, xong ghé đây ăn rồi mới đi bán. Hơi xa một chút nhưng mà được cái giá có 5.000 đồng, vẫn đủ no, đỡ đồng nào hay đồng nấy”, bà Kim Hoa (68 tuổi, ngụ Q.1) chia sẻ.

Người đến ăn không chỉ có thành phần lao động thu nhập thấp, mà cả đồ đạc sang trọng, xe hơi bóng loáng cũng vẫn cứ tấp vào hàng cháo. Như câu chuyện anh bạn nhà giàu của tôi chẳng hạn.

Anh Trần Ngọc Long (37 tuổi, ngụ Q.4), một thực khách quen thuộc đã 20 năm nay, cho biết: “Hồi học phổ thông là tôi ăn rồi. Giờ tôi kinh doanh đá quý ở gần đây, vẫn ghé ăn hoài. Đừng nghĩ cháo rẻ rồi chê nghen, tô cháo nóng ở đây ăn vô là khỏe người! Thiệt chứ đâu phải tiền nhiều là có đồ ăn ngon”.

“Giữ giá này là cũng muốn phục vụ người lao động nghèo, hơn nữa là cho cháo luôn nóng. Thay vì một tô to đùng 20.000 đồng ăn một hồi nguội ngắt, thì mình gọi từng tô này, ăn hết gọi nữa, lúc nào cũng bốc khói hết”, bà Hồng giải thích.

Mỗi người chỉ cần 1 tô cháo đầy đủ kèm quẩy là đã đủ lót dạ cho một ngày làm việc. Nhưng do chỉ vừa đủ ăn, nên chuyện 1 thực khách ăn khỏe chồng đến 2, 3, thậm chí… 6 tô ở đây là chuyện bình thường! Dù sao, với mức giá đó, chất lượng đó và hương vị Sài Gòn xưa đó, cũng không có gì khiến thực khách phải băn khoăn.



Ghế cũng là… bàn nếu không có ai ngồi



Một tô cháo đầy đủ bao gồm huyết, da heo, rau giá, gừng,… chỉ có giá 5.000 đồng. Có thể gọi kèm bánh quẩy nếu muốn



Xếp hàng ngồi xì xụp tô cháo siêu rẻ mỗi sáng



Hàng cháo tấp nập khách khiến 5 người bán vẫn không xuể



Thực khách phần lớn là người dân lao động



…nhưng cũng có nhiều khách sang thích vị cháo nơi đây



Quán vỉa hè nhưng mọi thứ rất tươm tất, sạch sẽ



Bà chủ quán vui tính, thích đùa



Tô sành, muỗng nhôm và cả hương vị cháo được giữ nguyên từ xưa đến nay



Mở cửa từ 6 giờ 30 đến hơn 9 giờ, hàng cháo luôn tấp nập khách vào ra



Nước sâm lạnh nhà làm cũng đồng giá 5.000 đồng/chai

Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không cần phải b