Skip to main content

“Các đồng chí cứ làm cách mạng văn hóa đi, tôi làm cách mạng vũ hóa”

Chúng ta bị láng giềng buộc dây cổ như thế nào

Vào đúng ngày sinh ông cụ, Vietnamnet tung ra một bài phỏng vấn GS.TS Vũ Dương Huân, nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao về “ngoại giao HCM”. Đọc mấy chữ này cccm đừng next. Nó là bom tấn với những sự thật chưa bao giờ chúng ta dám nói thật với nhân dân. Đọc toát mồ hôi luôn với những chi tiết vãi mái, chẳng hạn ông cụ gài cụ Đồng như nào, chẳng hạn “tàu lạ” được phát minh bởi tướng Lê Đức Anh từ năm...1988.

Tôi “vietsub” lại bài báo trong 4 ý chính: TQ luôn muốn biến VN thành con chó giữ cửa. Cụ Lê Duẩn luôn coi TQ là kẻ thù truyền kiếp để đưa cả vào hiến pháp. Gạc ma: Ai đã ra lệnh cho bộ đội không được bắn? và việc bạn vàng đã can thiệp cả vào nội bộ TƯ ra sao.


Xin nhắc lại, Tuanvietnam khai sinh bởi nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, một trang chính thống cho đến giờ này vẫn ít nhiều giữ đúng tiêu chuẩn complet ẩn sau những cái tít bài có vẻ nhàm chán.
TQ muốn VN thành vùng đệm


Tháng 7/1954, Thủ tướng Chu Ân Lai gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Liễu Châu (Nam Ninh, Trung Quốc), có Đại tướng Võ Nguyên Giáp tháp tòng. Ông Chu Ân Lai hỏi Tướng Giáp rằng, nếu đánh tiếp thì bao lâu thống nhất được đất nước, Tướng Giáp nói rằng “cần 3 năm chúng tôi sẽ giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước”.


Nhưng tại hội nghị Geneva, Chu Ân Lai luôn lấy Mỹ ra dọa rằng “nếu các đồng chí đánh tiếp, Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp”. Việt Nam không hiểu tình hình nên đành nghe theo Trung Quốc và Liên Xô. Liên Xô muốn có hòa dịu trên thế giới, còn Trung Quốc, sau Chiến tranh Triều Tiên (đình chiến năm 1953) muốn thoát khỏi sự bao vây của Mỹ (Nam Triều Tiên, Đài Loan và Đông Dương) và đẩy Mỹ ra xa hơn. Họ muốn miền Bắc Việt Nam trở thành khu đệm. Ý đồ sâu xa của Trung Quốc, sau này mới được làm rõ, là chia Đông Dương thành những nước nhỏ để trị (Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Cămpuchia).


chúng ta đã buộc phải nghe theo, vì thiếu thông tin. Và kết quả là chúng ta đã phải bỏ ra gấp 7 lần thời gian, với bao nhiêu xương máu, để thực hiện cái điều mà Tướng Giáp nói với ông Chu Ân Lai
Tướng Giáp là tướng thực địa ở Điện Biên Phủ, nên ông nói 3 năm là hoàn toàn có lý. Có điều Tướng Giáp đã không thuyết phục được Bác Hồ, Cụ Lê Duẩn


Ông Lê Duẩn là người có ý kiến độc lập, tự chủ, ông nhận thức ra được sự phụ thuộc vào Trung Quốc có hại thế nào, và cố gắng tách ra khỏi Trung Quốc. Nhưng, sau này, ông lại quá cực đoan, chống Trung Quốc mạnh quá, và ngả hẳn sang Liên Xô.

Trong thời kỳ chống Mỹ, sau khi Mao Trạch Đông gặp Tổng thống Nixon ở Thượng Hải, Thủ tướng Chu Ân Lai có sang Việt Nam để giải thích rằng Trung Quốc làm thế là vì Trung Quốc muốn thoát khỏi bị cô lập (kẻ thù của cả Liên Xô và Mỹ), và đưa Trung Quốc phát triển lên, chứ không phải phản bội lại Việt Nam. Ông Lê Duẩn không chấp nhận lời giải thích đó, và khi tiễn ông Chu Ân Lai về nước, ông không cho xe ra đưa ông Chu Ân Lai ra máy bay, buộc ông Chu Ân Lai và người phiên dịch phải đi bộ từ sảnh chờ ra cầu thang máy bay


Gạc ma: Ai đã ra lệnh cho bộ đội không được bắn?
Hôm 7/5/1988, sau khi Trung Quốc chiếm Gạc Ma, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh ra Trường Sa, phát biểu trước chiến sĩ hải quân rằng "tàu lạ" đã tấn công và Việt Nam mất 64 chiến sĩ.
Hôm 14/3/1988, Trung Quốc chiếm Gạc Ma, thì 16/3 Bộ Chính trị họp (vì 15/3 bận đám tang cố Thủ tướng Phạm Hùng). Vào cuộc họp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã hỏi luôn: "Ai ra lệnh cho bộ đội không được bắn?" Đại tướng Lê Đức Anh phản bác đầu tiên, rồi đến ông Nguyễn Văn Linh, ông Đào Duy Tùng cũng đế vào. Ý kiến của ông Nguyễn Cơ Thạch hóa ra lại là ý kiến thiểu số, bị gạt ra ngoài.


Đặng Tiểu Bình đã yêu cầu gạt Nguyễn Cơ Thạch
Người thấm nhuần nhất tư tưởng Hồ Chí Minh chính là ông Nguyễn Cơ Thạch, người bảo vệ tốt nhất lợi ích của Việt Nam. Nhưng mà ông Thạch bất đồng quan điểm với nhiều người trong nội bộ. Ông Thạch đã bị gạt ra tại Đại hội VII, theo gợi ý của ông Đặng Tiểu Bình, người cho rằng ông Nguyễn Cơ Thạch là người chống lại bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Ông Đặng Tiểu Bình đã đánh tiếng qua cuộc gặp với Tổng bí thư Lào Kaysone Phomvihane.


Ông Thạch có chống lại bình thường hóa với Trung Quốc không?
Không. Thời ông Lê Duẩn còn làm Tổng Bí thư, chính ông Thạch đã hai lần đề nghị bình thường hóa với Trung Quốc. Nhưng cách bình thường hóa của ông Thạch là phải trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng quyền tự chủ của Việt Nam. Cũng chính vì vậy, Việt Nam tiến hành bình thường hóa với Trung Quốc theo con đường Đảng, qua Ban Đối ngoại TW của ông Hồng Hà, chứ không qua con đường ngoại giao.


Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh:

“Các đồng chí cứ làm cách mạng văn hóa đi, tôi làm cách mạng vũ hóa”


 - Ông Lê Duẩn là người có ý kiến độc lập, tự chủ, ông nhận thức ra được sự phụ thuộc vào nước bạn có hại thế nào, và cố gắng tách ra. Nhưng, sau này, ông lại quá cực đoan, chống Trung Quốc mạnh quá, và ngả hẳn sang Liên Xô.


Tuần Việt Nam giới thiệu tiếp với quý vị phần 2 cuộc trao đổi với GS-TS Vũ Dương Huân về trường phải ngoại giao Hồ Chí Minh.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, vai trò của ngoại giao Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào để tận dụng được sự giúp đỡ to lớn của cả Liên Xô và Trung Quốc, mặc dù hai nước đang có mâu thuẫn về đường lối từ năm 1963 và đỉnh điểm là xung đột quân sự ở biên giới năm 1969?
Ví dụ, khi Việt Nam bắt đầu đàm phán với Mỹ năm 67-68, Trung Quốc không hài lòng. Việc ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam mình có giảm, và gần như không có tiếp xúc giữa lãnh đạo hai nước. Việt Nam không có cơ hội để giải thích tại sao phải làm như vậy.
Bác Hồ mới cử đoàn của Trung ương Cục miền Nam, dẫn đầu là ông Bí thư Nguyễn Văn Linh, sang Trung Quốc để báo cáo với Chủ tịch Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản Trung Quốc về tình hình kháng chiến của nhân dân miền Nam. Trung Quốc đành phải tiếp vì họ giương cao ngọn cờ chống Mỹ. Nhưng Bác Hồ rất khôn khéo, ông đã gài Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào đoàn, và ông Đồng có cơ hội giải thích, trao đổi với họ về việc tại sao Việt Nam tiến hành đàm phán với Mỹ.
Trung Quốc luôn đòi hỏi Việt Nam ủng hộ đường lối cách mạng của Trung Quốc, nhất là Cách mạng Văn hóa, và đề nghị Việt Nam tiếp bước làm cách mạng văn hóa. Bác Hồ, bảo rằng “các đồng chí cứ làm cách mạng văn hóa đi, tôi làm cách mạng vũ hóa”, cho nên Trung Quốc đành chịu.
Trong quan hệ với Trung Quốc, Bác Hồ đã làm gì để dần thoát khỏi sức ép Trung Quốc, như đối với đàm phán và ký Hiệp định Geneva, phân chia tại vĩ tuyến 17, hay cải cách ruộng đất?
Khi mâu thuẫn với Liên Xô, Trung Quốc luôn luôn đòi hỏi Việt Nam phải ủng hộ các quan điểm, đường lối của Trung Quốc. Nghị quyết Trung ương 9 tháng 12/1963 chống xét lại, nhưng thực chất Việt Nam theo quan điểm Trung Quốc nhiều hơn. Việt Nam theo quan điểm của Trung Quốc, từ áp dụng cải cách ruộng đất đến đàm phán và ký kết hiệp định Geneva. Trong quá trình đàm phán, Việt Nam bị Trung Quốc, và phần nào đó là Liên Xô, lèo lái, dẫn đến những hạn chế không nhỏ cho kết quả hiệp định. 
Từ Đại hội Đảng II (1951), Đảng Cộng sản đưa tư tưởng của Mao Trạch Đông làm tư tưởng chủ đạo. Về phía Bác Hồ, người chỉ nói đạo đức thôi.
Tháng 7/1954, Thủ tướng Chu Ân Lai gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Liễu Châu (Nam Ninh, Trung Quốc), có Đại tướng Võ Nguyên Giáp tháp tòng. Ông Chu Ân Lai hỏi Tướng Giáp rằng, nếu đánh tiếp thì bao lâu thống nhất được đất nước, Tướng Giáp nói rằng “cần 3 năm chúng tôi sẽ giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước”.
Nhưng tại hội nghị Geneva, Việt Nam không hiểu tình hình nên đành nghe theo Trung Quốc và Liên Xô. Liên Xô muốn có hòa dịu trên thế giới, còn Trung Quốc, sau Chiến tranh Triều Tiên (đình chiến năm 1953) muốn thoát khỏi sự bao vây của Mỹ (Nam Triều Tiên, Đài Loan và Đông Dương) và đẩy Mỹ ra xa hơn. Họ muốn miền Bắc Việt Nam trở thành khu đệm. Ý đồ sâu xa của Trung Quốc, sau này mới được làm rõ, là chia Đông Dương thành những nước nhỏ để trị (Bắc Việt Nam, Nam Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia).
Ông Việt Phương, nguyên thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trong buổi họp báo giới thiệu sách của các nhà ngoại giao, đã tiết lộ rằng khi đàm phán hiệp định Geneva (1954), Bộ trưởng Ngoại giao lúc đó là Phạm Văn Đồng đã mắc một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng là nhờ Trung Quốc chuyển các bức điện về nước, và Trung Quốc biết hết các sách lược của Việt Nam và sử dụng chúng để ép Việt Nam ký hiệp định, theo lợi ích của Trung Quốc. Ông có nghe chuyện đó không?
Một như anh vừa nói, vì đoàn đàm phám không mang theo điện đài, hai là trong đàm phán lại sử dụng phiên dịch Trung Quốc tên là Văn Trang, trước đây đã phiên dịch cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tiếp xúc với cố vấn Trung Quốc. Đoàn đàm phán nói gì, viết gì, báo cáo bất cứ điều gì về Trung ương, và xin chỉ thị, Trung Quốc biết trước và tìm cách ngăn lại. Ông Phạm Văn Đồng sau này cũng thú nhận là Việt Nam quá tin Trung Quốc.
Tại hội nghị ấy, ông Đồng chỉ chủ yếu tiếp xúc với đoàn Liên Xô và đoàn Trung Quốc, trong khi Anh là đồng chủ tịch, quan điểm lại khác với Pháp, đoàn ta lại không tranh thủ, không hề tiếp xúc với phái đoàn Anh. Đó không phải là trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, đoàn đàm phán Việt Nam, có hơn 30 người, mà không có một chuyên gia nghiên cứu phục vụ đoàn. Đến khi bị hù dọa rằng Mỹ sẽ can thiệp nếu Việt Nam tiếp tục cuộc chiến, chúng ta đã buộc phải nghe theo, vì thiếu thông tin. Và kết quả là chúng ta đã phải bỏ ra gấp 7 lần thời gian, với bao nhiêu xương máu, để thực hiện cái điều mà Tướng Giáp nói với ông Chu Ân Lai.
Theo ông, nếu Việt Nam tiếp tục cuộc chiến, liệu Mỹ có nhảy vào can thiệp không?
Không! Lúc đó chúng ta không có nhà nghiên cứu nên không biết, nhưng sau này chúng tôi mới nghiên cứu và kết luận rằng lúc đó Mỹ không nhảy vào.
Lý do thứ nhất là vì vừa kết thúc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), trong đó Mỹ thiệt hại mấy trăm nghìn quân đã ảnh hưởng rất nhiều tới dư luận và Quốc hội Mỹ, và Tổng thống Eisenhower đã vận động Quốc hội mấy lần về việc đem quân ra nước ngoài, nhưng Quốc hội bác hết. Lý do thứ hai là sau đó Chính phủ Eisenhower mới ra một chính sách quốc phòng mới là New Look, chỉ cho phép quân Mỹ sử dụng không quân và hải quân, chứ không được đưa lục quân, ra nước ngoài. Như vậy, rõ ràng Mỹ đã không có chính sách, và ý đồ can thiệp vào Đông Dương.
Nếu cứ theo ý Tướng Giáp đánh tiếp, chỉ 3 năm sau chúng ta đã giải phóng được đất nước. Khi đó, Mỹ có thay đổi chính sách cũng không kịp.
Chúng ta sợ lời đe dọa của bạn cũng do đánh giá sai tình hình. Hội nghị Trung ương 6 (15/7/1954) đã đánh giá lực lượng của ta và Pháp tương đương nhau, nên đánh nhau sẽ rất lâu, và quyết định đường lối đàm phán gửi cho Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng. Chúng ta quên mất rằng chúng ta vừa chiến thắng ở Điện Biên Phủ nên thế của ta vượt trội so với Pháp. Tình báo của ta đã phát hiện ra việc Pháp điện cho Bộ Chỉ huy ở Hà Nội nói rằng “đừng đề Hà Nội trở thành Điện Biên Phủ thứ hai”. Sau này, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai cũng thừa nhận bằng miệng rằng ép Việt Nam ký hiệp định chia cắt đất nước là sai.
Tướng Giáp là tướng thực địa ở Điện Biên Phủ, nên ông nói 3 năm là hoàn toàn có lý. Có điều Tướng Giáp đã không thuyết phục được Bác Hồ, và qua đó là Trung Quốc, Liên Xô.
Sau Hiệp định Geneva và cải cách ruộng đất, khi chúng ta nghe theo Trung Quốc, làm sao Việt Nam lấy lại thế bình đẳng tương đối với Trung Quốc?
Việt Nam, từ Đại hội II chấp nhận nhiều quan điểm của Trung Quốc, nhưng dần dần Việt Nam cũng nhận thức được rằng những thứ đó là không đúng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước chúng ta cũng rút kinh nghiệm từ Geneva, và rất thành công. Kinh nghiệm Geneva đã giúp chúng ta tiến hành chiến tranh thành công, nếu không rút kinh nghiệm từ đàm phán ở Geneva, chúng ta không thể đàm phán hiệp định Paris thành công được. Thứ nhất, chúng ta rút kinh nghiệm ở Paris là đàm phán trực tiếp, chứ không đa phương (9 bên) như ở Geneva, thứ hai, chúng ta tự quyết định đường lối, chính sách, không dựa vào ai cả.
Có phải trong nội bộ Đảng ta, Bí thư Thứ nhất BCH TƯ Lê Duẩn có vai trò quan trọng trong việc lấy lại tính độc lập tự chủ trong các quyết định của Đảng?
Ông Lê Duẩn là người có ý kiến độc lập, tự chủ, ông nhận thức ra được sự phụ thuộc vào Trung Quốc có hại thế nào, và cố gắng tách ra khỏi Trung Quốc. Nhưng, sau này, ông lại quá cực đoan, chống Trung Quốc mạnh quá, và ngả hẳn sang Liên Xô.
Trong thời kỳ chống Mỹ, sau khi Mao Trạch Đông gặp Tổng thống Nixon ở Thượng Hải, Thủ tướng Chu Ân Lai có sang Việt Nam để giải thích rằng Trung Quốc làm thế là vì Trung Quốc muốn thoát khỏi bị cô lập (kẻ thù của cả Liên Xô và Mỹ), và đưa Trung Quốc phát triển lên, chứ không phải phản bội lại Việt Nam. Ông Lê Duẩn không chấp nhận lời giải thích đó, và khi tiễn ông Chu Ân Lai về nước, ông không cho xe ra đưa ông Chu Ân Lai ra máy bay, buộc ông Chu Ân Lai và người phiên dịch phải đi bộ từ sảnh chờ ra cầu thang máy bay.
Tại sao khi Việt Nam đã dần lấy lại thế độc lập tự chủ mà Trung Quốc vẫn đổ tiền đồ của cho chúng ta?
Đó cũng do Việt Nam có chính sách ngoại giao khôn khéo. Trung Quốc cũng đang chống Mỹ, và Trung Quốc muốn dùng ngọn cờ của Việt Nam để nâng vị thế của mình, và tranh giành vị trí bá chủ của Liên Xô trong đối đầu với Mỹ. Lợi ích trùng hợp thì họ phải giúp mình thôi.
Trong cuộc chiến ở Gạc Ma tại sao công binh của mình không được trang bị vũ khí, ngoài mấy khẩu AK tầm thường? Và được lệnh không nổ súng trước?
Sai lầm của ta là không chuẩn bị các phương án. Một là phương án Trung Quốc ứng xử hòa bình, Việt Nam chỉ mang tàu công binh ra thôi, phương án hai là Trung Quốc ứng xử bằng vũ trang thì mình cũng phải chuẩn bị lực lượng vũ trang, Trung Quốc đưa pháo thì mình cũng phải đưa pháo ra chứ.
Bởi vì ta lúc đó chỉ nhăm nhăm muốn tạo môi trường hòa bình để bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc ngay trong nhiệm kỳ của mình (ông Nguyễn Văn Linh hứa chỉ làm Tổng Bí thư một nhiệm kỳ). Trang bị của công binh ở Gạc Ma mới như vậy.
Hôm 7/5/1988, sau khi Trung Quốc chiếm Gạc Ma, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh ra Trường Sa, phát biểu trước chiến sĩ hải quân rằng "tàu lạ" đã tấn công và Việt Nam mất 64 chiến sĩ.
Hôm 14/3/1988, Trung Quốc chiếm Gạc Ma, thì 16/3 Bộ Chính trị họp (vì 15/3 bận đám tang cố Thủ tướng Phạm Hùng). Vào cuộc họp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã hỏi luôn: "Ai ra lệnh cho bộ đội không được bắn?" Đại tướng Lê Đức Anh phản bác đầu tiên, rồi đến ông Nguyễn Văn Linh, ông Đào Duy Tùng cũng đế vào. Ý kiến của ông Nguyễn Cơ Thạch hóa ra lại là ý kiến thiểu số, bị gạt ra ngoài.
Vai trò của Bác Hồ trong đàm phán Paris là gì?
Ý kiến Bác Hồ chỉ là những tư tưởng lớn thôi, nhưng nó được thể hiện rõ ràng trong quá trình đám phán. Một là phải kiên trì độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, hai là những quyền dân tộc cơ bản. Sau này, Bộ Chính trị đã nêu ra 4 điều kiện cơ bản mà đàm phán Paris phải đảm bảo. Hay chỉ đạo của Bác Hồ để giành thắng lợi từng bước : đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Bác Hồ nói "mình phải biết thắng đế quốc to như Mỹ không theo kiểu Liên Xô vật ngửa phát xít Đức đươc, mà phải đánh cho Mỹ rút". Hay Bác Hồ nói "trải thảm đỏ cho Mỹ rút", Mỹ rút 500 ngàn quân là cán cân lực lượng đã thay đổi, và chúng ta sẽ thắng.
Bốn chỉ đạo của Bộ Chính trị với đoàn đàm phán là gì?
Một là Mỹ tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, hai là Mỹ chấm dứt can thiệp vào Việt Nam, ba là Mỹ hàn gắn vết thương chiến tranh, và bốn là mình giữ được lực lượng ở miền Nam, điều quan trọng nhất.  
Biểu hiện đầu tiên của quan điểm vừa đánh vừa đàm là gì?
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trong khi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ, ông nâng ly lên và nói rằng “nếu Mỹ chấm dứt ném bom miền Bắc, tôi sẽ nói chuyện với Mỹ”.
Vai trò ngoại giao của Hồ Chí Minh trong việc thoát khỏi bao vây cấm vận chính trị và bao vây về chính trị và cấm vận về kinh tế sau khi Việt Nam đưa quân vào Cămpuchia như thế nào?
Tư tưởng của Bác Hồ là ngoại giao phải rất năng động, phải kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, đoàn kết quốc tế và hội nhập quốc tế.
Ngoại giao phải năng động tức là phải kiên trì nguyên tắc mềm dẻo, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè, tìm kiếm hỗ trợ quốc tế. Việt Nam vận dụng tốt những nguyên tắc này nên mới phá vây, phá cấm vận, bằng ngoại giao. Đây là thời kỳ ngoại giao vô cùng năng động, so với thời kỳ trước.
Ông nói về thế phá bao vây, từ việc đầu tiên là bắt tay với các nước ASEAN, đúng không?
Đầu tiên là tranh thủ các nước ASEAN, xong lại giải quyết vấn đề Campuchia, rồi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Cái chốt ở đây là phải giải quyết vấn đề Campuchia, bởi vì nó mà Việt Nam bị bao vây, cấm vận, bị cô lập hóa. Mình vực dậy lực lượng Campuchia, họ cứng cáp lên thì Việt Nam rút quân về, rút toàn bộ vào tháng 9/1989.
Điều thứ hai Việt Nam phải giải quyết vấn đề với Trung Quốc, vì Trung Quốc vừa là nước lớn, nước láng giềng, vừa là nước có vai trò quan trọng trong vấn đề Cămpuchia, và sau đó thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Với ASEAN, Việt Nam có làm trước đó có tiến hành JIM1 và JIM2, vừa để tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, nhằm mục tiêu hội nhập ASEAN, vừa để giải quyết vấn đề Campuchia.  
Trong các bộ trưởng ngoại giao, theo ông người nào thấm nhuần quan điểm ngoại giao Hồ Chí Minh nhất, nói cách khác là thành công nhất?
Theo tôi có 2 bộ trưởng ngoại giao thành công nhất, thể hiện quan điểm ngoại giao Hồ Chí Minh nhiều và rõ nhất, đó là ông Nguyễn Duy Trinh và ông Nguyễn Cơ Thạch.
Ông Nguyễn Duy Trinh là người có đóng góp tốt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông chỉ đạo đàm phán Paris, ông chỉ đạo đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, rồi tranh thủ dư luận, tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, hay nghiên cứu chiến lược, sách lược… đều hết sức thành công, hầu như không có thiếu sót.
Nhưng trong giai đoạn đầu bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ (1977-1978) ông không thành công, khi không tham mưu được cho lãnh đạo cấp cao đừng đền bù chiến tranh là điều kiện tiên quyết, vì chuyện đền bù do Quốc hội Mỹ quyết định, chứ không phải Tổng thống. Hay từ chối bình thường hóa quan hệ với ASEAN. Hay trong Nghị quyết Hội nghị TW 4 (27/7/1978) đã đánh giá tình hình thế giới sai không chuẩn xác. Việt Nam hành động sai, bị Trung Quốc đánh và bị bao vây cấm vận suốt hơn một thập kỷ.
Có thể nhắc đến vai trò của TBT Lê Duẩn, hay ông Lê Đức Thọ trong chuyện này, nhưng người phụ trách đối ngoại Nguyễn Duy Trinh vẫn phải chịu trách nhiệm nào đó. Tất nhiên, tôi chưa kết luận vì không tiếp cận được biên bản ghi quá trình thảo luận để ra được nghị quyết ấy.
Ông Nguyễn Cơ Thạch là người có tư tưởng rất sáng, đánh giá tình hình thế giới rất chuẩn xác, nghiên cứu rất sâu, đánh giá rất là chuẩn xác, mà hành động rất năng động. Ví dụ, cái thời Việt Nam bị khốn đốn về vấn đề Campuchia là thời ngoại giao năng động nhất, luôn có những hoạt động ngoại giao lớn, khi thì chơi với anh này khi thì tập hợp với anh kia, để chống trả anh khác.
Người thấm nhuần nhất tư tưởng Hồ Chí Minh chính là ông Nguyễn Cơ Thạch, người bảo vệ tốt nhất lợi ích của Việt Nam. 
Xin cám ơn ông Vũ Dương Huân đã dành thời gian cho Tuần Việt Nam.
Huỳnh Phan (thực hiện)
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/ngoai-giao-ho-chi-minh-tu-geneva-den-paris-tu-le-thuoc-den-tu-chu-452001.html


Chiến tranh biên giới - một cách nhìn khác từ phía Trung Quốc



 Đến nay, ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận rõ sự thực, dũng cảm nói lên những tiếng nói phản bác lại những điều mà họ đã ngộ nhận, công bố và phân tích về những thực tế phũ phàng của “cuộc chiến tranh vô nghĩa” trái đạo lý ấy.…

Đã 38 năm kể từ khi Trung Quốc huy động một lực lượng lớn nhiều quân đoàn chủ lực với sự yểm trợ của xe tăng, trọng pháo ồ ạt mở cuộc tiến công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta ngày 17/2/1979. Luận điệu mà chính quyền Trung Quốc đưa ra khi đó là họ tiến hành cái gọi là “Đối Việt tự vệ phản kích chiến” (Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam) là để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”....Rằng họ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh đó; rằng cuộc chiến “phản kích tự vệ” đó đã đạt được mục đích đề ra”….

Tuy nhiên, đến nay, ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận rõ sự thực, dũng cảm nói lên những tiếng nói phản bác lại những điều mà họ đã ngộ nhận, công bố và phân tích về những thực tế phũ phàng của “cuộc chiến tranh vô nghĩa” trái đạo lý ấy.…

Mục đích chiến tranh nhằm “vây Ngụy cứu Triệu”?
chiến tranh biên giới,Trung Quốc,quan hệ Việt-Trung
Ngày 17/2/1979 lính Trung Quốc tràn sang biên giới nước ta. Ảnh do tác giả cung cấp.

Dưới đầu đề “Nhìn lại cuộc Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh với bên ngoài kể từ năm 1949…

Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Một bạn học của tôi nói: “Trung Quốc chết toàn những trang nam nhi đang tuổi thanh niên, còn phía Việt Nam toàn dân làm lính, cả trẻ già, gái trai. Sự đánh đổi thật không tương xứng”. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…

Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ, Khmer Đỏ là học trò của Đại cách mạng Văn hóa vô sản Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Đảng Cộng sản Campuchia thành lập năm 1950, sau được gọi là Khmer Đỏ. Họ chiếm PhNom Penh ngày 17/4/1975, dựng nên nhà nước “Campuchia Dân chủ”, người lãnh đạo là Pol Pot đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….
Theo tính toán bảo thủ nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người Campuchia (CPC) bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm 1/4 dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt. Tháng 5/1978, nội bộ Khmer Đỏ xảy ra phản loạn, những người nổi dậy do sư đoàn trưởng, Bí thư tỉnh ủy Heng Somrin cầm đầu - nay là Chủ tịch danh dự CPP, Chủ tịch Quốc hội CPC - đã chạy sang Việt Nam thành lập Mặt trận Dân tộc đoàn kết cứu nước CPC. Ngày 25/12/1978, dưới sự dẫn dắt của Heng Somrin, 100 ngàn quân tình nguyện Việt Nam đã phát động tiến công CPC. Một trong những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ. Nhân dân CPC khi đó không những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam. Như vậy là, chỉ mất có 2 tuần, vào ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã chiếm PhNom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ; điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không được lòng nhân dân nước họ.

Hơn một tháng sau, Trung Quốc phát động “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”. Cái cớ xuất quân của Trung Quốc khi đó không phải là đi CPC để cứu viện chế độ Khmer Đỏ đã tàn sát và bức hại mấy chục vạn đồng bào người Hoa, mà là lấy cớ “Quân đội Việt Nam khiêu khích biên giới Trung Quốc và xâm lược CPC’. Dĩ nhiên, người Trung Quốc, trong đó có cả tôi (tác giả) khi đó đều không biết rốt cục Khmer Đỏ đã làm những gì. Báo thù cho Khmer Đỏ thì mọi người Trung Quốc khi đó không rõ sự thật đều chấp nhận, vì Khmer Đỏ là người  anh em và chiến hữu của Trung Quốc kia mà!
Nhưng điều khiến người Trung Quốc không hiểu được là thái độ đối xử của người CPC đối với quân đội Việt Nam. Ngày 7/1/2009, hơn 40 ngàn người CPC tụ họp ở Sân vận động Olimpic quốc gia nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thoát khỏi chế độ thống trị Khmer Đỏ. Thủ tướng Hun Sen và nhiều nhà lãnh đạo, các đảng viên cũng tham dự. Chủ tịch Quốc hội Chea Seam phát biểu: “Ngày kỷ niệm này đánh dấu sự kết thúc trang đen tối nhất trong lịch sử CPC”. Ông Chea Seam đặc biệt cám ơn nước láng giềng Việt Nam đã cứu vớt CPC, đánh giá cao sự hy sinh của quân đội Việt Nam để tiêu diệt chế độ tàn bạo Khmer Đỏ, kịp thời ngăn chặn cuộc diệt chủng lớn hơn. Thì ra hiệu quả khách quan của cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam lại là như thế.
Những lời cảm tạ Việt Nam của ông Chea Seam đã nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó. Trung Quốc hiện đang ra sức lẩn tránh và không đề cập đến cuộc chiến tranh đó. Nhưng đối với lịch sử, chúng ta cần phải có dũng khí nhìn thẳng vào sự thật.
chiến tranh biên giới,Trung Quốc,quan hệ Việt-Trung
Xe tăng Trung Quốc bị bộ đội Việt Nam tiêu diệt tại Cao Bằng. Ảnh do tác giả cung cấp.
Ngày 25/1/2006, báo “Tin tức tham khảo” đã cho đăng trên trang 3 bài “Trình tự xét xử Khmer Đỏ sắp được khởi động”, viết: căn cứ hiệp nghị ký giữa Liên Hợp quốc và chính phủ CPC, “cuối cùng đã có hy vọng áp dụng biện pháp tư pháp nhất định đối với những kẻ đã gây nên cái chết cho mấy triệu người CPC trong thời gian từ 1975 đến 1979”. Những kẻ lãnh đạo Khmer Đỏ bị đưa ra xét xử sẽ phải đối mặt với những cáo buộc về tội ác chiến tranh, diệt chủng và chống nhân loại để an ủi mấy triệu người CPC vô tội, trong đó có mấy chục vạn Hoa kiều đã bị chúng tàn sát, bức hại đến chết.
Một người bạn từng tham gia cuộc “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” đã tranh luận với tôi (tác giả Thường Thanh), phê phán tôi đừng nên vô lễ với “những anh hùng đã cống hiến cho tổ quốc”. Anh ta nói “những chiến sĩ từ mặt trận của cuộc chiến tranh này trở về đều là những anh hùng”, tôi không có ý kiến gì, nhưng cần hiểu như thế nào về tính chất cuộc chiến tranh này? Cuộc chiến tranh khiến người Mỹ mất mặt nhất là Chiến tranh Việt Nam hồi những năm 1970. Năm 2004, khi G.Bush con và John Kerry tranh cử Tổng thống, ứng cử viên Đảng Dân chủ J.Kerry đã nói: “Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh vô nghĩa, nhưng chúng ta không thể nói những binh sĩ tham gia cuộc chiến ấy không có cống hiến cho quốc gia”. Đó là một lời an ủi, có lẽ cũng thích hợp với những tướng sĩ Trung Quốc đã tham gia “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” chăng?.

Lý do “chi viện nhân dân Campuchia” cũng bị chính các học giả Trung Quốc phản bác. Tạp chí “Văn sử tham khảo” của Trung Quốc số ra ngày 21/10/2011 đăng bài “Khmer Đỏ tắm máu Campuchia: hơn triệu người bị chết bất bình thường” trong đó viết rõ: “Khi đó lãnh tụ Khmer Đỏ Pol Pot sau khi thành lập chính quyền Campuchia Dân chủ, tự xưng tin sung Tư tưởng Mao Trạch Đông, bắt đầu thực thi chính sách thanh lọc và giết hại. Trong thời gian nắm quyền, Khmer Đỏ đã định từng bước cải tạo Campuchia thành xã hội không có giai cấp, đuổi tất cả cư dân thành thị về vùng nông thôn, thực hiện nền thống trị khủng bố và cuộc đại thanh lọc toàn quốc, giết hại hai triệu dân thường. Hành động đó của Khmer Đỏ bị các nước trên thế giới lên án; Việt Nam thì chỉ trích chính quyền Khner Đỏ tàn sát người Việt Nam sống ở Campuchia nên mới đưa quân vào…”.

Mục đích ban đầu đặt ra cho cuộc chiến không đạt được. “Tiểu đệ” của Trung Quốc – chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ Pol Pot – Ieng Sari vẫn bị quân đội Việt Nam đánh bại. Vấn đề ở đây là, những người lính của Trung Quốc có đáng phải đổ máu vì một chính quyền như thế hay không?

“Một cuộc chiến thảm bại”

Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng không lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và “Mệnh lệnh triển khai chiến lược” được ban hành vào ngày 8/12 nêu mục đích tiến hành chiến tranh là “để chi viện cuộc đấu tranh chính nghĩa chống Việt Nam xâm lược của nhân dân Campuchia, trừng trị khí thế phản động, kiềm chế hành động xâm lược của Việt Nam, giành hòa bình ổn định ở biên giới nước ta”. Lúc đầu chỉ định sử dụng 6 quân đoàn chủ lực đánh sang một số huyện lỵ biên giới Việt Nam; mục đích ban đầu được đặt ra “dùng 3-5 ngày tiêu diệt 1-2 sư đoàn Việt Nam, đánh nhanh giải quyết nhanh, dập tắt sự hung hăng của Việt Nam”. 
Đến ngày 31/12/1978, Quân ủy Trung Quốc lại họp hội nghị tác chiến, quyết định “mở rộng quy mô tác chiến, tăng thêm 3 quân đoàn, mục tiêu tấn công cũng đổi từ huyện lỵ thành các tỉnh lỵ biên giới Việt Nam, thời gian tiến hành từ 15-20 ngày, tiêu diệt 3 đến 5 sư đoàn Việt Nam, tăng thêm mức độ trừng phạt”. 
Theo Nhân dân Nhật báo, thực tế Trung Quốc đã huy động 29 sư đoàn bộ binh thuộc 9 quân đoàn chủ lực: cánh quân phía Quảng Tây do Tư lệnh Quân khu Quảng Châu Hứa Thế Hữu chỉ huy gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí Tư lệnh Quân khu Côn Minh chỉ huy (từ 26/2 thay bằng Phó Tư lệnh Trương Chất Tú), gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50; cộng thêm 2 sư đoàn độc lập của 2 quân khu, 2 sư đoàn pháo mặt đất, 3 sư đoàn pháo cao xạ, 2 sư đoàn bộ đội đường sắt, 2 trung đoàn thông tin, 2 trung đoàn hóa học; 13 sư đoàn cùng 3 trung đoàn độc lập không quân…sẵn sàng đợi lệnh; chưa kể lực lượng biên phòng, dân binh; tổng số quân tham chiến hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn. Ngày 12/2/1979, Quân ủy Trung Quốc ra “Mệnh lệnh tác chiến phản kích tự vệ biên giới Trung-Việt, quyết định tấn công vào sáng 17/2. Sáng 17/2, Nhân dân Nhật báo đăng bài “Không thể nhẫn chịu, thật không thể nhẫn chịu – báo cáo từ biên giới Trung-Việt” công bố trước thế giới Trung Quốc đã tấn công Việt Nam.
Đài phát thanh Trung Quốc phát bài với luận điệu lừa bịp về mục đích cuộc chiến tranh: “Chính quyền Việt Nam nhiều lần gây sự ở biên giới, quấy nhiễu nghiêm trọng cuộc sống bình thường và hoạt động sản xuất của dân biên Trung Quốc; Trung Quốc nhiều lần cảnh cáo, nhưng Việt Nam vẫn bỏ ngoài tai, cứ làm theo ý mình. Trong tình thế không thể nhẫn chịu, Trung Quốc buộc phải phát động cuộc chiến tranh phản kích tự vệ để trừng phạt Việt Nam” (!).

Theo một tư liệu được đăng tải trên mạng xã hội Weibo: cuộc chiến tranh này chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến. (Sách “Tổng kết công tác tác chiến phản kích tự vệ chống Việt Nam” do Cục Hậu cần Quân khu Côn Minh biên soạn, dù đã cố giảm thiểu thất bại cũng phải thừa nhận: từ 17/2 đến 16/3/1979, phía Trung Quốc chết 6.954 người, bị thương hơn 14.800).

Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu. Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.

“Trận chiến nhục nhã nhất” – là nhan đề bài báo đăng trên mạng “Chiến lược” Trung Quốc (Chinaiiss.com) ngày 12/11/2013. Bài báo kể lại sự kiện toàn bộ đại đội 8, trung đoàn 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50 đầu hàng tập thể khi bị quân đội Việt Nam (thực ra là Tiểu đoàn tự vệ Khu Gang thép Thái Nguyên) bao vây, cô lập. Bài báo cho rằng đây là vết nhơ, sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội Trung Quốc. Sau khi được Việt Nam trao trả, những cán bộ, binh sĩ này đã bị trừng phạt nghiêm khắc: tất cả đều bị kỷ luật, riêng đại đội trưởng Lý Hòa Bình và chính trị viên Phùng Tăng Mẫn bị phạt tù “mức 10 năm trở lên”. Quân đoàn 50 cũng bị thẳng tay trừng trị: 1 phó tư lệnh bị cách chức, 1 phó tư lệnh khác bị giáng chức, 1 phó chính ủy bị cảnh cáo. Sau đó, vào năm 1985, quân đoàn 50 và sư đoàn 150 bị xóa phiên hiệu khỏi biên chế quân đội Trung Quốc.

Báo chí Trung Quốc cũng vạch trần những thủ đoạn tuyên truyền dối trá của chỉ huy quân đội trong thời kỳ chiến tranh. Ví dụ quân đoàn 42 đề nghị Quân ủy phong danh hiệu “Xe tăng anh hùng” cho chiếc tăng cùng 4 lính của trung đoàn xe tăng được cho là “chiến đấu ngoan cường, anh dũng hi sinh” khi đánh vào thị xã Cao Bằng, thậm chí Xưởng phim Bát Nhất cũng vội làm một bộ phim thời sự tài liệu ca ngợi họ. Nào ngờ, ít ngày sau thì một lính của chiếc tăng này bị bắt đã lên đài Việt Nam phát tiếng Trung Quốc nhắn tin báo vẫn bình an. Vụ này khiến Tổng bộ Chính trị cảm thấy mất mặt, phải ra công văn nghiêm khắc phê phán quân đoàn 42 và nhắc nhở các đơn vị “phải chú ý cẩn trọng trong tuyên truyền sự tích anh hùng” (!).

“Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc” - là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc Đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.

“Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”

Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam – một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2/1979 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều. 
chiến tranh biên giới,Trung Quốc,quan hệ Việt-Trung
Lính Trung Quốc bị bắt ở mặt trận Cao Bằng. Ảnh do tác giả cung cấp.
Quân đội ta (tức Trung Quốc) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất - trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. 
Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”. Sau trận chiến, Đặng Tiểu Bình đã thành công trong việc giành lại quyền hành từ hệ thống đảng – chính – quân, Hoa Quốc Phong bị ép phải xuống đài. Nhưng từ đây, cuộc chiến tranh biên giới kéo dài 10 năm lại sẽ mở màn, biên giới Việt– Trung lại trở thành thao trường luyện binh, các quân đoàn chủ lực lần lượt ra luân chiến. Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia lại sử dụng chiến tranh làm thao trường? Đó không phải là một trò đùa hay sao?

Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề qua trọng sau:

“1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”.

2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được. Trong cuộc chiến tranh đó, chúng ta (Trung Quốc) chiếm ưu thế về cả binh lực lẫn hỏa lực, nhưng chúng ta không đạt được mục đích chiến lược là tiêu diệt 2 sư đoàn chủ lực 316A và 316B của Việt Nam.

3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh.

4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả Thường Thanh) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta. Ở mặt trận Cao Bằng, lính bộ binh khi ngồi trên xe tăng để khỏi ngã đã dùng dây buộc mình vào tháp pháo và xe; kết quả khi xe bị bắn cháy, những lính này đều bị chết thiêu vì không thoát kịp. Có chiếc xe tăng bị phá hủy bên trên còn buộc chặt 4-5 người lính bộ binh.

5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên sang nước khác đã tự bắn vào chân mình. Có một đại đội vừa đụng phải khoảng chừng hơn 20 bộ đội Việt Nam thì viên chỉ huy đã lập tức rời bỏ hàng ngũ chạy trốn về, đã vậy lại còn tự khiến mình bị thương để được đưa vào bệnh viên,  binh lính dưới quyền anh ta thì bị diệt sạch.

6. Trận chiến này của không hề gây dựng được một chút “uy danh” nào, ngược lại còn bộc lộ ra rất nhiều vấn đề. Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan đã từng nói: “Nhìn vào biểu hiện của quân đội Trung Cộng tại chiến trường Việt Nam, việc bảo vệ Đài Loan của chúng ta là không thành vấn đề!”.

6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn:
300 tệ….”.

Tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa nên bị xã hội lãng quên chính là nguyên nhân khiến mấy năm gần đây, cứ vào dịp 17/2 là hàng chuc ngàn cựu binh từng tham gia cuộc chiến tranh năm xưa lại kéo về Bắc Kinh,
đến trụ sở Quân ủy biểu tình đòi quyền lợi, đòi được đảm bảo mức sống
tối thiểu…

Thu Thủy(Tổng hợp)
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/chien-tranh-bien-gioi-mot-cach-nhin-khac-tu-phia-trung-quoc-385824.html#inner-article


Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Ors...

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh...

Cách làm nước chấm ngon

 Món ngon mà thiếu nước chấm chuẩn thì đúng là thật tệ. Hãy tự biết cách pha bát nước chấm ngon đúng điệu và làm nên linh hồn của món ăn. Bên cạnh thịt, tôm, cua, cá… thì tiết luộc cũng là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường chế biến trong mâm cơm hằng ngày của mình. Tuy nhiên, khi ăn tiết luộc, bạn phải chấm kèm với nước chấm riêng, nếu không thì món ăn sẽ rất nhạt nhẽo, vô vị và bạn sẽ không thể cảm nhận hết được sự ‘tinh túy’ của nó, cũng như là sự tinh tế trong ẩm thực Việt.  1. Cách làm nước chấm tiết luộc Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nước mắm loại ngon Hạt tiêu: 1/4 thìa Mì chính: ¼ thìa Ớt: 1 – 2 quả Cách tiến hành: Bước 1: Có một điều đặc biệt cần lưu ý là bạn phải mua được một loại nước mắm thơm ngon, không quá mặn, màu sắc hài hòa, không quá đậm. Bởi nước mắm là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ ngon của nước chấm đấy nhé. Bước 2: Với ớt, bạn rửa sạch, rạch bỏ bớt hạt, bỏ cuống đi rồi thái lát thật nhỏ và mỏng chứ không c...