Skip to main content

Dự án khách sạn 5 sao ở TP. Hải Phòng: ‘Mâm cỗ đã được dọn sẵn’


 1- “Đất công” thành “đất tư”

 2- Dự án khách sạn 5 sao ở TP. Hải Phòng:‘Mâm cỗ đã được dọn sẵn’



“Đất công” thành “đất tư”

(Vài dòng suy nghĩ trong lúc báo chí tiếp tục vào cuộc …)
Liên tiếp các vụ biến đất công thành đất tư ở Đà Nẵng và TP HCM được đưa ra ánh sáng sau những khoảng thời gian thông tin bị chặn vì các vụ đều liên quan trực tiếp đến các quan đầu tỉnh khi các quan đang trên đà củng cố thanh thế. Kịch bản này đang tiếp tục lặp lại đối với trường hợp Hải Phòng khi một loạt các vụ biến đất công thành đất tư đang diễn ra ở nhiều nơi trong thành phố. Một trong những vụ điển hình đang được các nhà báo phanh phui chờ ngày lên sóng là vụ lấy đất trường chuyên Trần Phú và đất ở của các cựu giáo chức giao cho Doanh nghiệp tư nhân Nhật Hạ thuê đất 50 năm và xây dựng Khách sạn 5* tại 12 Trần Phú (mà khi phê duyệt, dự án này được lập lờ coi như 1 dự án công ích bằng cái tên “Chỉnh trang đô thị“).
Ngày 7/3/2017, TT Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo việc tạm dừng các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất qua Công văn 342/TTg-V.I gửi trực tiếp đến HĐND các tỉnh, thành phố. Ông Lê Văn Thành – Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND TP Hải Phòng – không thể không biết Công văn này. Trước đó, PTT Hoàng Trung Hải đã diễn giải Luật đất đai 2013 trong đó nhấn mạnh “Nhà nước không thu hồi đất thay doanh nghiệp“. Và gần đây, ngày 20/4/2018 Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo “Không được bán chỉ định, tài sản đất đai phải đấu giá công khai để thu lợi cho Nhà nước … “
Thế nhưng ông Lê Văn Thành và các cấp chính quyền Hải Phòng đang làm trái các chỉ đạo trên để thu hồi và giao đất (chỉ định) cho doanh nghiệp. Các cựu giáo chức trường Trần Phú trong vụ việc thu hồi đất trái luật tại 12 Trần Phú – Hải Phòng cho biết các cơ quan Trung ương đã có được thông tin vụ việc này cùng nhiều vụ việc thu hồi đất trái luật nghiêm trọng khác tại Hải Phòng, và đang trong quá trình xử lý để đưa ra công luận …
Quyền sở hữu đất đai không rõ ràng đã giúp các nhóm lợi ích điều khiển chính quyền, bất chấp luật pháp, tước đoạt đất đai của người dân. Trong “Sự bí ấn của vốn”, De Sorto đã hàm ý rằng: Hỗn loạn của xã hội bắt nguồn từ sự thất bại của hệ thống luật pháp trong việc công nhận và tôn trọng tài sản đất đai của người nghèo. Từ những tín hiệu tích cực gần đây của những người đứng đầu, chúng ta cùng hy vọng và mong chờ sự cải cách mạnh mẽ của Việt Nam để loại bỏ sự hỗn loạn của xã hội.
Các thông tin liên quan đến Dự án xây dựng Ksan 5* tại 12 Trần Phú – Hải Phòng theo hình thức chỉ định thầu …

Dự án khách sạn 5 sao ở TP. Hải Phòng: ‘Mâm cỗ đã được dọn sẵn’


Việc cưỡng chế, thu hồi đất tại trường Trần Phú (Hải Phòng) để xây dựng dự án khách sạn 5 sao đang khiến người dân bức xúc.
Chọn đất “vàng” làm dự án
Theo quyết định số 808/QĐ-UB ngày 18/8/ 1994 của UBND thành phố Hải Phòng về việc Trường PTTH Năng khiếu Trần Phú được chính thức quản lý sử dụng 10.014m2 tại số 12 đường Trần Phú, phường Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền làm trường học. Mặc dù trường Trần Phú liên tục được đầu tư xây dựng cơ bản năm 1996 – 2011 so với nhiều trường học khác, cơ sở vật chất của trường Trần Phú còn khá tốt nhưng trường vẫn phải di chuyển đi chỗ khác để nhường chỗ cho dự án xây khách sạn 5 sao.
Thực chất ngôi trường Trần Phú đã được gắn liền với con người nơi đây từ những đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, dấu ấn của nó vẫn là ngôi nhà Pháp cổ. Bản thân các thầy cô giáo nhà trường đã có mấy đời cùng nhau sinh sống (ông bà, con cháu).
Ngôi nhà của giáo viên được xây dựng từ năm 1987 đã bị cưỡng chế.
Cũng theo báo cáo của UBND phường Lương Khánh Thiện ngày 14/04/2017 khẳng định về việc kiểm tra rà soát nguồn gốc sử dụng đất các hộ dân tại ngõ 56 Trần Phú và số nhà 5 và 5B Trần Bình Trọng phường Lương Khánh Thiện thì nguồn gốc sử dụng đất của trường cấp 3 Trần Phú cũ bố trí cho các bộ giáo viên của trường ở từ khoảng những năm 1972 đến nay. Đối tượng sử dụng đất là các giáo viên của trường cấp 3 Trần Phú. Có thể nói khu tập thể này đã hình thành trước khi có quyết định của UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt cho Trường Phổ thông trung học Năng khiếu Trần Phú được chính thức quản lý sử dụng.
Đây là khu “đất vàng” nên UBND thành phố Hải Phòng đã lựa chọn lô đất này để làm khách sạn 5 sao góp phần xây dựng thành phố trở thành trung tâm thương mại du lịch và dịch vụ. Theo phương án quy hoạch của ủy ban thành phố phê duyệt tại quyết định số 224/QĐ-UBTP ngày 11/11/2013 thì khu đất trên được quy hoạch là đất dịch vụ thương mại nên việc đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao theo đề xuất của nhà đầu tư là phù hợp.
Như vậy việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án khách sạn 5 sao tại ô đất số 12 đường Trần phú quận Ngô Quyền phải thực hiện theo hình thức đấu giá quyền sử dựng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên sự thật là mảnh đất “vàng” đó đã được UBND TP Hải Phòng giao cho doanh nghiệp dưới hình thức “chỉ định thầu”.
Để lấy được mảnh đất “vàng” trị giá hàng nghìn tỷ đồng, DNTN Nhật Hạ chỉ cam kết nộp ngân sách trên 6 tỷ đồng (chưa bao gồm các khoản chi phí thuê đất hàng năm và một số loại chi phí hết sức nhẹ nhàng).
Được biết, số tiền này không thấm vào đâu so với các khoản chi phí tiền ngân sách để thực hiện dự án này, tính riêng đập bỏ 1 ngôi trường còn tốt đã là vô cùng lãng phí tài sản của xã hội. Nay chuyển trường Trần Phú sang địa điểm khác ngân sách thành phố đã phải đầu tư xây dựng mới toàn bộ cơ sở vật chất của trường học lên tới 240 tỷ đồng, thành phố cũng mất đi một quỹ đất khoảng 40.000.000m2 có giá trị không hề nhỏ để xây dựng trường.
Đã vậy thông qua việc bổ sung dự án xây dựng khách sạn 5 sao vào danh mục dự án chính trang đô thị nghiễm nhiên biến dự án đầu tư của một DNTN thành dự án công ích. Nhờ đó, Công ty TNHH Nhật Hạ không phải tự đàm phán với 22 hộ dân trong vùng dự án để giải phóng mặt bằng, cũng không phải bỏ tiền chi phí GPMB càng làm cho mối nghi ngờ đẩy lên cao.
Thêm vào đó, UBND thành phố Hải Phòng sử dụng khoản ngân sách gần 30 tỷ đồng chi cho dự án chỉnh trang đô thị để trực tiếp thu hồi nhà đất của các hộ dân giao cho doanh nghiệp. Mà dự án khách sạn 5 sao này là dự án xây mới để kinh doanh chứ không phải “chỉnh trang đô thị” vì lợi ích quốc gia, công cộng “cải tạo, nâng cấp”. Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp Nhật Hạ nên có sự thỏa thuận với người dân mà nhất là những người đó đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho nền giáo dục.
Cố tình cưỡng chế
Không dừng lại đó, các hộ dân ở đây đã có buổi làm việc với thanh tra Chính phủ và đều được kết luận đất ở của người dân là hợp pháp, đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Trong khi chờ tổ chức cuộc đối thoại giữa người dân và chính quyền Hải Phòng do thanh tra Chính phủ chủ trì, thì sáng ngày 24/4/2018 UBND quận Ngô Quyền đã thực hiện cưỡng chế.
Theo bà Trần Kim Hường – giáo viên trường Trần Phú rất bức xúc khi trao đổi với phóng viên: Những người thi hành cưỡng chế đã vi phạm nghiêm trọng quyền giám sát hiến định của người dân (người dân có quyền được giám sát lực lưỡng cưỡng chế trong suốt quá trình nhằm đảm bảo sự minh bạch về kê khai tài sản và không để xảy ra bất kì mất mát thiệt hại về tài sản).
Tuy nhiên lực lưỡng cưỡng chế đã cố tình gây khó khăn cho chúng tôi về vấn đề này bằng việc không cho chúng tôi giám sát quá trình tháo dỡ, di chuyển tài sản, từ chối các hộ dân ký nhận biên bản kiểm kê tài sản và không thông báo nơi lưu giữ tài sản cưỡng chế. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ mọi vấn đề”, bà Hường nói.



Comments

Popular posts from this blog

GUSTAVE COURBET Danh họa Pháp có nét vẽ táo bạo bức phá cả nề nếp luân lý, không ngụy tạo.

*Xem thêm về những tác phẩm mang tính bức phá và táo bạo của  Gustave Courbet   *tranh minh họa và nguồn sưu tầm :    ViVi VÕ Hùng Kiệt Trong lãnh vực hội họa Tây phương, bức tranh  L’Origine du Monde (Cội Nguồn Nhân Gian)  của Gustave Courbet  có một chỗ đứng riêng biệt. Được vẽ vào năm 1866, bức họa chỉ được chính thức trưng bày trong viện bảo tàng vào năm 1995. Nội dung táo bạo có thể giải thích vì sao tác phẩm đã bị cất giấu trong hơn một thế kỷ, bởi vì bức tranh không vẽ gì khác ngoài bộ phận sinh dục của phụ nữ. *-“Tôi chưa từng nhìn thấy một thiên thần, và tôi không thể vẽ điều không thấy”. Sinh thời họa sĩ Gustave Courbet từng thốt lên như vậy, khi người ta lên án bức “Cội nguồn trần thế”  (L’origine du monde)  của ông là “điếm nhục” và đủ mọi ngôn từ mô tả sự đồi trụy khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi ông vẽ bức tranh này vào năm 1866 và hơn một thế kỷ sau, vào năm 1995, nó mới được chính thức trưng bày tại Viện Bảo tàng Orsay (Pháp), và ngay cả ngày nay, khi đối diện

AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN

GỌI LÀ TRUYỀN THÔNG THỔ TẢ KHÔNG OAN TÍ NÀO -New York Times viết bài nhận định, ca ngợi cụ Biden khi ra lệnh tháo chạy, đã lấy một quyết định dứt khóa và can đảm -decisive and courageous-. Nếu vắt chân lên cổ tháo chạy lúc 3g sáng là can đảm thì tất cả tự điển trên thế giới này cần phải được sửa lại hết. -CNN, đài TV cấp tiến cuồng, đã biện hộ cho cụ Biden, nhận định mất Afghanistan sẽ là một vết dơ nhỏ -small stain- trong gia tài cụ Biden để lại. Hả? “vết dơ nhỏ”? ___________________________________________________________________________________________________________  AFGHANISTAN - LỊCH SỬ TÁI DIỄN     Tin tức thời sự từ đầu năm tới nay cho thấy nước Mỹ đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố tự diệt. Chính quyền của cụ Biden trong hơn nửa năm qua đã đi từ khủng hoảng vĩ đại này tới khủng hoảng khổng lồ nọ. Mà đó chỉ là thành quả của hơn nửa năm, và cụ Biden sẽ còn ngồi đó gần ba năm rưỡi nữa, nếu còn sức khỏe thể xác và tinh thần, là việc càng ngày càng nhiều người ng

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”

Dân Trí Bùi Hoàng Tám 29-05-2015 (Dân trí) – Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời. (Minh họa: Ngọc Diệp) Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”. Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất. Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng kh